Giáo án bài Thị Mầu lên chùa - Cánh diều

Với giáo án bài Thị Mầu lên chùa Ngữ văn lớp 10 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 10.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân tích được một số yếu tố hình thức và nội dung của văn bản chèo: đề tài, tích truyện, nhân vật…

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể iện trong chèo.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực chuyên biệt:

+ Có năng lực đọc - hiểu tác phẩm/ đoạn trích theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan.

+ Có năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản Thị Mầu lên chùa.

+ Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thị Mầu lên chùa.

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thị Mầu lên chùa.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

3. Phẩm chất

- Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của của dân tộc.

- Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật với mình được gửi gắm qua hình tượng nhân vật Xúy Vân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Kiến thức đời sống, xã hội

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi GIẢI CỨU RỪNG XANH

Câu 1: Chèo cổ còn được gọi là?

- Chèo sân đình, chèo truyền thống

Câu 2: Chèo phát triển mạnh mẽ ở vùng?

- Vùng đồng bằng Bắc bộ.

Câu 3: Chèo là bộ môn nghệ thuật tổng hợp của?

- Ngôn từ, âm nhạc và vũ đạo…

Câu 4: Nội dung của chèo thường lấy từ đâu?

- Truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười…

Câu 5: Nội dung chèo phản ánh?

- Đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người, phê phán những thói hư, tật xấu, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

Chèo là một thể loại sân khấu dân gian đặc sắc, sản phẩm của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Một chiếu chèo giữa sân đình với những diễn viên ban ngày xắn quần cày ruộng, đêm về trên chiếu chèo trở thành những Thị Mầu, Thị Kính, Xuý Vân, Trần Phương… như một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu ở nông thôn Bắc Bộ xưa. Ngày nay, chèo đã bước lên sân khấu chuyên nghiệp và trở thành một di sản văn hoá dân tộc cần được phát huy và bảo vệ. Trong tiết học ngày hôm nay, cô và các em thật may mắn khi được tìm hiểu về đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” - một trích đoạn nổi tiếng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học