Giáo án bài Ôn tập phần làm văn - Giáo án Ngữ văn lớp 10
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
LỚP 10A2, 10A3 :
- Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
- Các thao tác lập luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
LỚP 10A8 :
- Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
- Các thao tác lập luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
- Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo..
2. Kĩ năng
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
- Viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
- Trình bày một vấn đề.
3. Thái độ, phẩm chất
- Nghiêm túc, chủ động khi củng cố, ôn tập kiến thức phần Làm văn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành.
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cách viết văn bản quảng cáo ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn ?
- Trong 1 phút hãy viết tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 10.
- Trong 1 phút hãy viết tên các phương pháp thuyết minh.
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Gv chia hs thành các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: |
|
Câu 1: Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế văn bản? |
Câu 1: a. Văn bản tự sự: - Khái niệm: Tự sự là trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. - Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm. b. Văn bản thuyết minh - Khái niệm: Thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giải thích, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,...của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. - Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng. c. Nghị luận - Khái niệm: Nghị luận là trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. - Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. d. Mối quan hệ giữa 3 loại văn bản trên: - Tự sự: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. - Thuyết minh: có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận. - Nghị luận: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. → việc sử dụng kết hợp các kiểu văn bản trên nhằm tạo sự linh hoạt, thuyết phục và hấp dẫn cho các loại văn bản. |
Câu 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này? |
Câu 2: - Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. - Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. - Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. - Chi tiết đặc sắc là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu. - Các bước thực hiện việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: + Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện. + Dự kiến cốt truyện (sự việc tiêu biểu). + Triển khai sự việc bằng các chi tiết. |
Câu 3: Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm? |
Câu 3: - Cách lập dàn ý: + Xác định đề tài: Kể về việc gì, chuyện gì? + Xác định nhân vật. + Dự kiến cốt truyện: Sự việc 1, 2, 3,... - Dàn ý chung: + MB: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, ko gian, thời gian, nhân vật,...) + TB: Kể những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. + KB: Nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc. |
Gv chia hs thành các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: |
|
Câu 4: Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong 1 bài văn thuyết minh? |
Câu 4: Các phương pháp thuyết minh thông dụng: - Định nghĩa. - Phân tích, phân loại. - Liệt kê, nêu ví dụ. - Giảng giải nguyên nhân- kết quả - So sánh. - Dùng số liệu. |
Câu 5: Làm thế nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn? |
Câu 5: a.Yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác: - Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết. - Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị. - Chú ý vấn đề thời điểm xuất bản của tài liệu để cập nhật thông tin. b. Yêu cầu đảm bảo tính hấp dẫn: - Đưa ra các chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn ko trừu tượng, mơ hồ. - So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, tạo ấn tượng. - Kết hợp và sử dụng các kiểu câu linh hoạt. - Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt. |
Câu 6: Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh? |
Câu 6: a. Cách lập dàn ý: - MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. - TB: Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu,... về đối tượng. - KB: Vai trò, ý nghĩa của đối tượngđối với đời sống. b. Cách viết đoạn văn thuyết minh: - Xác định chủ đề của đoạn văn. - Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh. - Đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung. - Dùng từ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ. |
Câu 7: Trình bày cấu tạo của 1 lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận |
Câu 7: a. Cấu tạo của 1 lập luận: - Luận điểm. - Các luận cứ. - Các phương pháp lập luận. b. Các thao tác nghị luận: - Diễn dịch. - Quy nạp. - Phân tích. - Tổng hợp. - So sánh. c. Cách lập dàn ý: - Nắm chắc các yêu cầu của đề bài. - Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ. - Sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí. |
Câu 8: Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt VB tự sự và VB thuyết minh? - Các cách tóm tắt VB tự sự: tóm tắt theo cốt truyện và tóm tắt theo nhân vật chính. - Tóm tắt Vb thuyết minh nhằm hiểu và nắm được những nội dung chính của VB đó. |
Câu 8: - Yêu cầu của tóm tắt VB tự sự: + Tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm. + Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của 1 văn bản. + Đáp ứng được mục đích tóm tắt. - Tóm tắt VB tự sự theo nhân vật chính: Mục đích:+ Giúp ta nắm vững tính cách , số phận nhân vật chính. + Góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm. - Cách thức tóm tắt VB tự sự: + Xác định mục đích tóm tắt. + Đọc kĩ VB, xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện. + Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình, có thể trích dẫn nguyên văn 1 số từ ngữ, câu văn trong tác phẩm. - Yêu cầu của tóm tắt VB thuyết minh: VB tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nôi dung văn bản gốc. - Cách thức tóm tắt VB thuyết minh: + Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt. + Đọc kĩ VB gốc để nắm được đối tượng thuyết minh. + Tìm bố cục văn bản. + Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình |
Câu 9: Nêu đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo? |
Câu 9: - Đặc điểm cách viết bản kế hoạch cá nhân: + Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời gian tiến hành. + Lời văn ngắn gọn, thể hiện dưới các mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng. - Đặc điểm cách viết quảng cáo: + Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng. + Trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục. + Chọn được 1 nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối. + Kết hợp sử dụng các từ ngữ và hình ảnh minh họa. |
Câu 10: Nêu cách thức trình bày 1 vấn đề? |
Câu 10: - Cách thức trình bày 1 vấn đề: + Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nắm chắc các đặc điểm của vấn đề, đối tượng cần trình bày. + Chuẩn bị đề tài, đề cương cho bài nói. + Khi trình bày cần tuân thủ trình tự: khởi đầu- diễn biến- kết thúc. - Yêu cầu: đảm bảo các yêu cầu về nội dung, ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, cảm xúc,...để lôi cuốn người nghe. |
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng
Hệ thống hóa kiến thức bằng bảng biểu.
So sánh sự khác nhau giữa văn thuyết minh và nghị luận.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
Các kiến thức cần nhớ trong phần Làm văn 10 :
- Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
- Các thao tác lập luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
5. Dặn dò
- Học bài và hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : Trả bài làm văn số 7. Hướng dẫn học tập trong hè.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Viết quảng cáo
- Tổng kết phần văn học (tiết 1)
- Tổng kết phần văn học (tiết 2)
- Tổng kết phần văn học (tiết 3)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)