Giáo án bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Cánh diều

Với giáo án bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Ngữ văn lớp 10 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 10.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp.

- Phân tích, đánh giá được cách đặt nhan đề và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của người viết tin, sự kết hợp giữa các phương tiện giao tiếptrong việc thể hiện thông tin.

- Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực chuyên biệt:

+ Có năng lực đọc - hiểu tác văn bản thông tin

+ Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản thông tin Lễ hội dân gian đặc sắc của người dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

3. Phẩm chất

- Có thái độ trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Thể hiện được thái độ, hành vi sống tích cực, tiến bộ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Kiến thức đời sống, xã hội

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS xem video lễ hội katê của người Chăm ở Ninh Thuận. Chia sẻ những ấn tượng của em về lễ hội Katê và người dân tộc Chăm?

- HS suy nghĩa, chia sẻ.

- GV gọi HS nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tiết học ngày hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu về lễ hội Katê của người dân tộc Chăm. Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình. Về Ninh Thuận dịp lễ hội, du khách không chỉ được chiêm bái các đền tháp cổ mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về thể loại và hai văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lễ hội Katê. HS trả lời các câu hỏi:

+ Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề?

+ Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

+ Nội dung chính của văn bản là gì?

+ Chia bố cục văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

I. Tìm hiểu chung:

1. Nhan đề và đề tài:

a. Nhan đề:

- Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

b. Đề tài: Viết về lễ hội dân gian Việt Nam (cụ thể là lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận)

=> Nhan đề có mối liên quan mật thiết với đề tài hay nói cách khác nhan đề đã khái quát đề tài của văn bản.

2. Nội dung chính:

- Văn bản “Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận” nói về truyền thống tổ chức lễ hội Ka-tê của người Chăm. Đây là một nét văn hóa dân gian đặc sắc, niềm tự hào của người dân tộc Chăm.  

3. Bố cục (5 phần)

- Phần 1 (Đoạn sapo): Thông tin chung về lễ hội Ka-tê

- Phần 2 (Đoạn 1): Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội Ka-tê

- Phần 3 (Đoạn 2): Các nghi thức, hoạt động của con người trong phần nghi lễ

- Phần 4 (đoạn 3): Các hoạt động của người Chăm trong phần hội.

- Phần 5 (Đoạn 4): Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê đối với người Chăm.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học