Giáo án bài Bài Làm Văn Số 4 - ( Kiểm Tra Học Kì I) - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Link tải Giáo án Ngữ Văn 10 Bài Làm Văn Số 4 - ( Kiểm Tra Học Kì I)

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng

Đọc hiểu

Xác định biện pháp nghệ thuật Hiểu nội dung của hai câu thơ
Vận dụng viết đoạn văn trong cuộc sống
1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 3,0 điểm=30%

Làm văn

(Nghị luận văn học)

Phân tích bài thơ trong chương trình. Từ đó phát biểu cảm nghĩ liên hệ bản thân
6,0 điểm 1,0 điểm 7 điểm = 70%
Tổng 1,0 = 10% 1,0 = 10% 7,0 = 70% 1,0 = 10% 10 điểm = 100%

KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC 2017 – 2018

Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)

MƯỜI CÁI TRỨNG

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi dạm, được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái

Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng

Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

Bảy trứng: cũng ung

Còn ba trứng nở ra ba con

Con diều tha

Con quạ quắp

Con mặt cắt xơi

Chớ than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

(Ca dao Bình Trị Thiên)

Câu 1 ( 1 điểm) : Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:

Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

Bảy trứng: cũng ung

Câu 2 ( 1 điểm): Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây?

Câu 3 ( 1 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):

Chớ than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

II. Làm văn ( 7 điểm)

Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, qua đó trình bày suy nghĩ của anh/chị về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay.

-Hết-

ĐÁP ÁN

III. Đọc Hiểu (3đ)

Câu 1. Liệt kê, điệp từ

(HS có thể kể một trong các biện pháp tu từ trên)

Câu 2.

- Câu ca dao là lời tự động viên mình của người lao động xưa.

- Là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.

(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một trong hai nội dung trên)

Câu 3.

HS có thể nói về một trong các thông điệp sau:

- Tinh thần lạc quan trong cuộc sống;

- Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua...

(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi ra từ câu ca dao)

II. Phần Làm văn (7đ)

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

I. Mở bài ( 0,5 điểm)

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão; giới thiệu tác phẩm: Tỏ lòng (Thuật hoài).

- Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ Tỏ lòng.

II. Thân bài

1. Nội dung ( 4 điểm)

- Vẻ đẹp con người:

+ Hình tượng con người kì vĩ (Hai câu đầu).

+ Vẻ đẹp tư tưởng nhân cách (Hai câu sau).

- Vẻ đẹp thời đại (HS có thể trình bày lồng vào vẻ đẹp con người)

+ Chân dung thời đại được phản ánh qua hình tượng con người trung tâm.

+ Hình ảnh con người trầm tư suy nghĩ về ý chí lí tưởng, hoài bão của mình là sự khúc xạ tuyệt đẹp của chân dung thời đại.

2.Nghệ thuật: (1 điểm )

- Thể thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.

- Từ ngữ hình ảnh to lớn để miêu tả tầm vóc của con người thời đại nhà Trần.

3. Trình bày về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay ( 1 điểm)

- Lý tưởng sống là cái đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.

- Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.

- Ngày nay,thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển.

- Các bạn thanh thiếu niên càng cần phải sống có mục đích cao đẹp, hoàn thiện bản thân, cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước.

III. Kết bài ( 0,5 điểm) . Nhận xét đánh giá

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học