Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Trình bày được nội dung chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kỳ Bắc thuộc.

- Nêu được bối cảnh lịch sử diễn biến chính và ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử, trình bày được bối cảnh lịch sử, những diễn biến chính và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.

- Rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam về quá trình vận động tập hợp quần chúng nhân dân tham gia, vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, nghệ thuật quân sự.

- Nêu được các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử sẵn sàng tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử, sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử thông qua việc trình bày được nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc, diễn biến chính và ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn; bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của phong trào Tây Sơn: nêu được bối cảnh lịch sử ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc, Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc rút ra được những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nêu được các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước thông qua việc có ý thức trân trọng tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.

- Chăm chỉ và trách nhiệm thông qua việc thực hiện các công việc cá nhân và nhóm tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Những tư liệu bổ sung về các nước Châu Âu và Bắc Mỹ

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS: quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho HS Nghe đoạn video và kể tên 3 nữ tướng được nhắc đến trong đoạn video?

( Hai Bà Trưng, Trưng Trắc – Trưng Nhị)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

HS: Báo cáo câu trả lời

- HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu cần).

Dự kiến sản phẩm

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một ruyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc đã được hun đúc qua tiến trình lịch sử từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, như thế nào? Bởi học lịch sử để lại cho ngày nay là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

a. Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kỳ Bắc thuộc

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy – học

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV chia HS làm 4 nhóm thảo luận theo phiếu học tập sau

+ Nhóm 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

+ Nhóm 2: Khởi nghĩa Bà Triệu

+ Nhóm 3: Khởi nghĩa Lý Bí

+ Nhóm 4: Khởi nghĩa Phùng Hưng

Phiếu học tập

Tên khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

Quân xâm lược

Diễn biến chính

Kết quả

? Trong các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, em ấn tượng với cuộc khởi nghĩa nào nhất? Vì sao?

?Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

GV cung cấp hình ảnh tư liệu

- Nhóm 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc:

+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40).

+ Khởi nghĩa Bà Triệu (248),

+ Khởi nghĩa Lý Bí (542),

+ Khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII).

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học