Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung kết quả ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung cuộc cải cách Minh Mạng

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc trình bày được kết quả và ý nghĩa cái cách Minh Mạng

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chủ yếu chăm chỉ và trách nhiệm thông qua các công việc cá nhân và nhóm trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Những tư liệu bổ sung về các nước Châu Âu và Bắc Mỹ

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho HS xem 1 đoạn video về Lăng vua Tự Đức và yêu càu HS trả lời câu hỏi

? Em có hiểu biết gì về Lăng Tự Đức?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời.

B3: Báo cáo kết quảhoạt động

GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

HS: Báo cáo câu trả lời

- HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu cần).

Dự kiến sản phẩm

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

Vua Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn. Trong 21 năm trị vì (1820 – 1841), nhà vua đã có công thống nhất quản lí đất nước về mặt nhà nước, ban bình nhiều quy định chế độ nhằm củng cố thể chế quân chủ chuyên chế. Em biết gì về vua Minh Mạng và những đóng góp của ông? Bài học này sẽ giúp em trả lời câu hỏi đó qua tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của vua Minh Mạng.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Bối cảnh lịch sử

a. Mục tiêu:

- Trình bày được bối cảnh lịch sử cuộc cải cách Minh Mạng

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy – học

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi

? Minh Mạng đã tiến hành cuộc cải cách trong bối cảnh như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

GV cung cấp tư liệu hình ảnh

* Hoàn cảnh:

- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công Tây Sơn

=> Lập ra nhà Nguyễn, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Sự thành lập triều Nguyễn

- Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Anh), ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8-2-1762).

Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn.

- Theo lịch sử ghi chép, triều đại nhà Nguyễn đã trải qua 13 đời trị vị, từ năm 1802 đến năm 1945. Cũng giống như bao triều đại khác, triều đại nhà Nguyễn cũng đã có những bước phát triển, thăng trầm theo suốt dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

- Bộ máy chính quyền thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn. Tình hình an ninh – xã hội ở các địa phương có nhiều bất ổn.

Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện..

Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ

- Vua Minh Mệnh còn gọi Minh Mạng, tên thật là Nguyễn Phúc Đảm (sinh ngày 25 tháng 5 năm 1791 và mất ngày 20 tháng 1 năm 1841). Ông là vị vua thứ hai dưới triều đại nhà Nguyễn, được truy tôn hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Nhà vua trị vì từ ngày 4 tháng 2 năm 1820 đến 20 tháng 1 năm 1841, xấp xỉ 21 năm.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Bối cảnh lịch sử

- Triều Nguyễn được thành lập, cai quản lãnh thổ đất nước rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam. Dưới thời vua Gia Long, bộ máy nhà nước còn chưa hoàn thiện và thiếu tính thống nhất.

- Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngôi hoàng đế (1820), vua Minh Mạng đã thi hành các biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học