Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thành Tông

- Có ý thức trân trọng giá trị cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc trình bày được kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức trân trọng giá trị cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ.

- Chăm chỉ và trách nhiệm thông qua việc thực hiện các công việc cá nhân và nhóm trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Những tư liệu bổ sung về các nước Châu Âu và Bắc Mỹ

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Gv đưa ra câu đố

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”

Hai câu thơ trên đang nói về 2 vị vua nào trong lịch sử nước ta? Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về 2 vị vua này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời.

B3: Báo cáo kết quảhoạt động

GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

HS: Báo cáo câu trả lời

- HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

Minh Mạng được xem là một vị vua tài năng và quyết đoán của Triều Nguyễn. Trong thời gian trị vì ông đã thực hiện một số cải cách nhằm tăng cường tính thống nhất và tiềm lực của đất nước. Vậy, nội dung chủ yếu của cuộc cải cách thời vua Minh Mạng là gì Những cải cách đó đạt được kết quả và ý nghĩa như thế nào? Bài học này sẽ giúp em giải đáp những câu hỏi đó.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Bối cảnh lịch sử

a. Mục tiêu:

- Trình bày được bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thành Tông

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy – học

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi

?Khai thác thông tin trong mục, trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra cải cách của vua Lê Thánh Tông?

Mục

Nội dung

Chính trị

Kinh tế - xã hội

? Vì sao trong bối cảnh tình hình đất nước từng bước ổn định, vua Lê Thánh Tông lại tiến hành cải cách?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

GV cung cấp thông tin tư liệu

Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

- Lê Tư Thành là tên thật của vua Lê Thánh Tông, vị vua thứ 4 của nhà Hậu Lê, ông lên ngôi năm 1460, lúc 18 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức.

Triều đại ông là giai đoạn thịnh vượng, thực hiện được nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa; là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi, sáng lập ra hội Tao Đàn gồm 28 vị đại thần khoa bảng, gọi là Nhị thập bát tú, mà ông đích thân làm Tao Đàn đô nguyên soái.

- “... Thiên tại xảy ra luôn, trẫm [tức Lê Nhân Tông] rất lo sợ. Mỗi hại ngày nay có thể là do gây bè cánh, tiến cử không công bằng, có thể vì cậy thể công thần nơi tiềm để cho vợ con chạy chọt nhờ vả nơi quyền thế, có thể do để bọn gia nô làm hại dân lành, hay thậm thụt ở các nhà quyền thế để xin khỏi tội,..”,

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.372)

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

Sản phẩm dự kiến

Mục

Nội dung

Chính trị

- Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định.

- Ở cấp trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần – những võ quan, công thần

- Ở cấp địa phương, đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo khiến cho quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực

Kinh tế - xã hội

- Về kinh tế – xã hội, nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. Tuy vậy, chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.

- Trong xã hội, nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối, tỉnh trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Bối cảnh lịch sử

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định.

- Hệ thống hành chính, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hộivẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.

=> Vì vậy, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học