Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Xác định được vị trí của Biên Đông trên bản đồ

- Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông và giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên thiên biển.

- Xác định được vị trí các đảo và quần đảo Biển Đông trên bản đồ

- Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng:

- Rèn luyện các kỹ năng sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu, bản đồ trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích, sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống bài tập nhân thực mới - Trên cơ sở đó, góp phần hình thành và phát triển các năng lục tìm hiểu lịch sử, nhận thông và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng các phẩm chất như: trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Những tư liệu bổ sung về các nước Châu Âu và Bắc Mỹ

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

? Đây là tên 1 con đường kết nối sự giao thương giữa châu Âu và châu Á?

Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời.

B3: Báo cáo kết quảhoạt động

GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

Gv cung cấp thông tin

Con đường tơ lụa trên biển được đặt theo tên mặt hàng chính được vận chuyển trên biển cũng là mặt hàng khởi đầu cho mọi mặt hàng sau đó như gốm sứ, hương liệu, lúa gạo…

Con đường tơ lụa trên biển bắt đầu từ Roma. Sau khi vượt qua eo Malacca. Con đường chia làm hai ngả, một ngả men theo vùng biển Việt Nam qua các cảng: Côn Đảo – Cù Lao Chàm – Hội An – vào vùng biển Nam Trung Hoa rồi qua nam Nhật Bản, ngả thứ hai đi vào quần đảo Indonexia, Philippine rồi ngược vào vùng phía nam Trung Quốc để tới nam Nhật Bản

HS: Báo cáo câu trả lời

- HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu cần).

Dự kiến sản phẩm

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

Trong Đại nội của Kinh thành Huế có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835 – 1837) dưới thời vua Minh Mạng, Triều Nguyễn đã cho khắc 3 vùng biển của Việt Nam lên 5 đỉnh đồng cao, ra và quan trọng nhất, trong đó trên Cao Đỉnh (đặt ở giữa ) có hình Biển Đông (Đông Hải) được chạm nổi, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh đã gợi cho em những liên hệ gì? Biển Đông có tầm quan trọng như thế nào đối với Việt Nam ở Bài học này sẽ giúp em hiểu rõ những nội dung ấy.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Vị trí của Biển Đông

a. Mục tiêu: Xác định được vị trí của Biên Đông trên bản đồ

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy – học

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi

Quan sát lược đồ và dựa vào thông tin trong mục, hoàn thành các câu hỏi sau về vị trí của Biển Đông.

? Ngoài tên gọi Biển Đông thì vùng biển này còn có những tên gọi nào khác?

? Biển Đông thuộc đại dương nào? Hãy cho biết diện tích, kinh độ và vĩ độ

? Tại sao nói Biển Đông là vùng biển tương đối kín

? Nêu những quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS trả lời

HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

GV cung cấp thông tin tư liệu

1. Vị trí của Biển Đông

- Biển Đông là biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng 3°N đến 26°B và khoảng 100°Đ đến 121°Đ.

- Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc – tây nam, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- Đây là biển tương đối kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có đảo, quần đảo bao bọc.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học