Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Thực hiện nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: hiểu được một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng Đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

3. Phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện Hiến pháp.

- Yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.

- Một số clip, hình ảnh, thông tin, tình huống, khẩu hiệu,... có nội dung liên quan tới bài học;

- Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng sắm vai;

- Đồ dùng đơn giản để sắm vai.

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, sách bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm và sự hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung: GV gọi một vài HS nêu khẩu hiệu về Hiến pháp mà HS đã biết.

c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi “Tiếp sức”: Kể về quyền và nghĩa vụ của HS.

- GV nêu câu hỏi: Theo em, quyền và nghĩa vụ của HS có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài: HS là những công dân nhỏ tuổi, là chủ nhân tương lai của đất nước, do đó HS được Nhà nước bảo đảm các quyền con người, quyền công dân và phải thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương II của Hiến pháp năm 2013 với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) nhằm khẳng định vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp. Điều đó thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc công nhận, tôn trọng, đảm bảo, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bài học này sẽ giúp các em biết được các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để từ đó có thái độ, hành vi tích cực trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

a. Mục tiêu: HS nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp SGK, đưa ra và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được bài vào vở.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, con người có những quyền gì? Nêu biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3.

2/ Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong trả lời câu hỏi của các HS.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

1. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

- Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16); Mọi người đều có quyền sống (Điều 19); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20);

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình;  Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21);...

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học