Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến Hiến pháp năm 2013 vế bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về bộ máy nhà nước; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện Hiến pháp năm 2013 về bộ máy nhà nước; Thực hiện nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bộ máy nhà nước bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với quy định của Hiến pháp về bộ máy nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp về bộ máy nhà nước.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về bộ máy nhà nước; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về bộ máy nhà nước.

3. Phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện pháp luật.

- Yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp về bộ máy nhà nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.

- Tranh/ảnh, clíp, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Đồ dùng đơn giản để sắm vai.

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, sách bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm và sự hiểu biết ban đầu của HS về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung: GV gọi một vài HS chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà các em biết hoặc chứng kiến và nêu nhận xét về hình huống đó.

c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS kể một số cơ quan nhà nước cấp địa phương nơi em sống và chia sẻ hiếu biết của mình về cơ quan đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, liên hệ thực tế tại địa phương, gia đình để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV nhận xét và dẫn dắt: Vừa rồi các em đã nghe một số bạn chia sẻ lại những hiểu biết của bản thân về một số cơ quan nhà nước cấp địa phương ở nơi mình đang sống. Các cơ quan đó là những bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về bộ máy nhà nước để hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, đồng thời thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam

a. Mục tiêu: HS nêu được cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.

b. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp SGK tr.71, 72, đưa ra và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được bài vào vở.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: Nếu là T, em sẽ trả lời A như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận về các nội dung.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 1.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi bảng.

1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ. Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm: cơ quan lập pháp (cơ quan đại biểu của nhân dân), cơ quan hành pháp (cơ quan hành chính nhà nước) và cơ quan tư pháp (cơ quan xét xử, kiểm sát).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học