Giáo án KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

- Phê phần, đấu tranh với những hành vi chống phá chính quyền địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để hiểu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến chính quyền địa phương;

+ Biết đề xuất và phân tích được một số biện pháp tham gia vào xây dựng chính quyền địa phương phù hợp với lứa tuổi.

- Năng lực riêng:

– Điều chỉnh hành vi:

+ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng chính quyền địa phương.

+ Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong tham gia xây dựng chính quyền địa phương.

– Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Giải thích được việc thực hiện chức năng và hoạt động của chính quyền địa phương.

+ Vận dụng các kiến thức đã học để làm rõ cơ cấu, chức năng và hoạt động của chính quyền địa phương trên một số lĩnh vực của đời sống.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm:Chủ động tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức.

- Tích cực phê phán và đấu tranh với các hành vi chống phá chính quyền khác địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- HS bước đầu nhận biết, làm quen với nội dung chính quyền địa phương thông qua việc xem video, huy động các kiến thức, hiểu biết của mình để tìm ra và kể tên các đơn vị hành chính ở địa phương.

- Dẫn dắt HS vào bài học mới.

b. Nội dung: GV chiếu video và đưa ra các câu hỏi, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu câu hỏi trước khi xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=52qPoFd8s-4

A. Những chức danh đứng đầu của Đảng, chính quyền của mỗi địa phương là?

B. Người đứng đầu của tình ủy, thành ủy là ai?

C. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện về?

D. Vai trò của Chủ tích hội đồng nhân dân là gì? Vậy trong các chức danh trên, ai là người quyền lực nhất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và nghiên cứu câu hỏi trả lời câu hỏi.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Như vậy, đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố được phân chia một cách cụ thể theo quy định của pháp luật. Trong đó, mỗi cơ quan hành chính ở địa phương bao gồm các cơ quan với chức năng khác nhau. Vậy những cơ quan đó là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Chính quyền địa phương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân

a. Mục tiêu: HS nêu được vị trí và chức năng của Hội đồng nhân dân.

b. Nội dung: GV tổ chức lớp thảo luận nhóm; giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm

c. Sản phẩm học tập: Vị trí và chức năng của Hội đồng nhân dân

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thảo luận nhóm; giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Cá nhân: Đọc các thông tin 1, 2 trong SGK trang 80, 81.

+ Nhóm: Thảo luận nội dung của hai thông tin và trả lời 2 câu hỏi dưới các thông tin.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin theo cá nhân, làm việc theo nhóm.

- HS ghi ý kiến cá nhân ra vở nháp/giấy A4, thảo luận nhóm và thống nhất câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Hội đồng nhân dân

a. Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân,

- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

a. Mục tiêu: HS nêu được cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.

b. Nội dung: GV tổ chức lớp thảo luận nhóm; giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Đọc các thông tin trong SGK trang 81, thảo luận nhóm nội dung của 2 thông tin và trả lời 2 câu hỏi dưới các thông tin.

c. Sản phẩm học tập: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học