Giáo án KTPL 10 Cánh diều Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân.

- Phê phân, đấu tranh với những hành vi chống phá Nhà nước.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ trong thảo luận và trình bày trong các hoạt động học tập để nêu được đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Năng lực riêng:

- Điều chỉnh hành vi:

+ Hiểu được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

+ Phê phán, đấu tranh với các hành vi chống phá nhà nước.

- Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Có kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, tình huống về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận về một số vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ bộ máy nhà nước phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Tự giác, tích cực thực hiện và vận động người khác tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- HS bước đầu huy động được kiến thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mình để chia sẻ cùng cả lớp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- HS chuẩn bị tâm thế vào bài học mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 3 – 5 HS chia sẻ hiểu biết của mình về bộ máy nhà nước. HS có thể nêu những hiểu biết của các em: Có những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước từ Tung ương đến địa phương? Bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì? Hoạt động như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Kể từ khi thành lập cho đến nay, bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện cả về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và chức năng nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ máy nhà nước có đặc điểm gì, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết về bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động nhóm, biết thảo luận và tư duy các thông tin cơ bản về cơ quan nhà nước để ghép thông tin thành một sơ đồ hoàn chỉnh. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tư duy logic và kỹ năng thuyết trình.

b. Nội dung:

- GV Chia học sinh thành 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ được phát một bộ thẻ chứa thông tin về các cơ quan nhà nước (ví dụ: chức năng, nhiệm vụ, tên cơ quan).

- Yêu cầu mỗi nhóm ghép các thẻ này lại với nhau để tạo thành một sơ đồ hoàn chỉnh về bộ máy nhà nước.

c. Sản phẩm học tập: Mỗi nhóm sẽ trình bày sơ đồ của mình và giải thích lý do tại sao họ ghép như vậy.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 5 nhóm (mỗi nhóm từ 5 - 6 HS).

- Mỗi nhóm sẽ được phát một bộ thẻ thông tin về 5 cơ quan: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mỗi bộ gồm 20 thẻ (4 thẻ cho mỗi cơ quan).

- GV giới thiệu mục tiêu của hoạt động: "Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam qua hoạt động ghép đôi thông tin. Các em sẽ làm việc theo nhóm để ghép các thẻ thông tin lại với nhau, tạo thành một sơ đồ hoàn chỉnh về từng cơ quan." GV giao nhiệm vụ cho HS:

Nhiệm vụ 1: Ghép đôi thông tin

+ Các nhóm bắt đầu ghép các thẻ thông tin lại với nhau. Yêu cầu là mỗi nhóm phải xác định đúng 4 thẻ tương ứng với mỗi cơ quan.

+ Giáo viên theo dõi các nhóm, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nếu cần.

Nhiệm vụ 2:

+ Sau khi hoàn thành, mỗi nhóm sẽ lần lượt lên trình bày sơ đồ của mình.

+ Mỗi nhóm sẽ giải thích lý do tại sao họ ghép các thẻ như vậy và nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm theo nhóm đã phân chia, đọc nhiệm vụ GV đã giao; trao đổi, thảo luận nhóm. Sau đó ghép các thẻ thông tin lại với nhau. Hoàn thành nhiệm vụ 1, HS sẽ cửa đại diện lên trình bày sơ đồ của mình và giải thích lý do có sản phẩm của nhóm mình và nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học