Giáo án Hóa học 10 Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 10 Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Hóa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

- Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A.

- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).

- Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì.

- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.

- Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

Kĩ năng: Dựa vào qui luật chung, giải thích được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về:

- Độ âm điện, bán kính nguyên tử.

- Tính chất kim loại, phi kim.

- Hoá trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi và với hiđro.

- Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng.

* Trọng tâm

Biết:

- Khái niệm tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện.

- Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A .

- Quy luật biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A . (Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 2, 3).

- Định luật tuần hoàn

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học.

1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề, diễn giảng – phát vấn.

2. Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực.

- Khăn trải bàn.

- Nhóm nhỏ.

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, giáo án, hình 2.1, bảng 6, 7, 8 (sgk).

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ, làm bài, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

Huy động các kiến thức đã được học của HS về:

- Chu kì, nhóm

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

- Tìm hiểu về tính kim loại, phi kim qua nội dung trong phiếu học tập số 1.

- Rèn năng lực tư duy, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.

- GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.

- Sau đó giáo viên cho cả lớp hoạt động chung bằng cách cử 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung; hoàn thiện phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

- Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố, xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

a) Li(Z=3); Na(Z=11); K(Z=19)

b) P(Z=15); S (Z=16); Cl(Z=17)

- Nguyên tố nào là kim loại, phi kim? Vì sao? Chúng có xu hướng ntn trong các phản ứng hóa học?

- Viết công thức hóa học của các nguyên tố trên với oxi, hiđro (nếu có), nhận xét hóa trị của các nguyên tố đó ?

- Dự kiến một số vướng mắc của học sinh để hỗ trợ khó khăn của học sinh. (HS có thể viết được nhiều ctpt với oxi...)

- Giáo viên không chốt kiến thức mà liệt kê kiến thức từ đó dẫn dắt gợi mở sự tò mò tìm hiểu tiếp bài học của học sinh. Các vấn đề này sẽ được giả quyết ở hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện tập.

- HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.

+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

...........................................................................................

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học