Giáo án Hóa học 10 Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 10 Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức:

Học sinh nắm vững:

* Cấu tạo bảng tuần hoàn.

* Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện.

* Định luật tuần hoàn.

2 .Kỹ năng:

* Học sinh có kỹ năng sử dụng bảng tuần hoàn, trên cơ sở:

Cấu tạo nguyên tử ↔

Vị trí nguyên tố ↔

Tính chất nguyên tố

(Z, Số p, số e, lớp e, e ngoài cùng)

(Stt nguyên tố, Stt CK, Stt nhóm A)

(Tính KL, PK, h/c ôxit, hiđroxit, Hoá trị cao với oxi, hiđro)

- Hoạt động nhóm, thảo luận, vấn đáp.

- GV phân chia nội dung bài ôn tập thành hai phần để HS chuẩn bị trước ở nhà, GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động luyện tập.

Hoạt động 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

GV tổ chức cho HS thảo luận để làm các BT trong PHT số 1

GV hỏi:

- Em hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ?

HS chỉ vào bảng tuần hoàn và trả lời các câu hỏi?

A. Kiến thức cần nắm vững:

1. Cấu tạo bảng tuần hoàn.

a) Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

* Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

* Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

* Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.

GV hỏi:

- Đặc điểm của ô nguyên tố?

- Thế nào là chu kì?

HS chỉ vào bảng tuần hoàn và trả lời các câu hỏi?

b) Ô nguyên tố: (7 đặc điểm) trong đó Stt = Số đthn = số e NT.

c) Chu kì: Chu kì gồm những nguyên tố có số lớp electron bằng nhau.

- Có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?

- Số thứ tự chu kì cho ta biết điều gì về số lớp electron?

- Tại sao trong một chu kì khi bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần theo chiều từ trái sang phải, thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần ?

- Trừ chu kì 1, chu kì nào cùng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí trơ.

- Bảng TH có ba chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3 và các chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.

- Số nguyên tố trong các chu kì:

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

2 8 8 18 18 32 CHT.

- Stt chu kì = tổng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.

- Trong cùng một chu kì:

+ NT có cùng số lớp elctrron.

+ Theo chiều đthn tăng dần, rNT giảm, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài cùng đặc trưng cho kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu electron vào lớp ngoài cùng đặc trưng cho phi kim tăng dần.

GV:

a) Nhóm A có đặc điểm gì?

HS chỉ vào bảng tuần hoàn và trả lời các câu hỏi ?

d) Các nhóm A:

Đặc điểm của nhóm A:

GV hỏi:

1. Stt nhóm A cho biết điều gì?

2. Nhóm A gồm những nguyên tố thuộc chu kì nào?

3. Nguyên tố s và nguyên tố p là những nguyên tố ở nhóm A nào?

4. Những nhóm A nào gồm hầu hết là các nguyên tố kim loại, phi kim, khí trơ?

5. Số electron ở lớp ngoài cùng có liên quan gì đến nguyên tử các nguyên tố kim loại, phi kim và khí trơ?

Yêu cầu trả lời:

1. Stt nhóm A ≡ số e ngoài cùng.

2. Nhóm A có cả ng.tố ∈ CK nhỏ và CK lớn.

3. Các ng.tố nhóm IA, IIA gọi là nguyên tố s, các nguyên tố nhóm IIIA đến VIIIA là nguyên tố p (trừ He).

4. Nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố kim loại. Nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.

5. NT kim loại có 1, 2, 3, electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. NT khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng trừ He.

Hoạt động 2 (Nội dung: luyện tập)

GV chia lớp thành 8 nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - BẢNG TUẦN HOÀN

Câu 1: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng

A. Số nơtron.

B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số khối.

D. Số electron hóa trị.

Câu 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là

A. 3 và 4.

B. 4 và 3.

C. 4 và 4.

D. 3 và 3.

Câu 3: Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn là

A. Các nguyên tố s.

B. Các nguyên tố d và f.

C. Các nguyên tố p.

D. Các nguyên tố s và p.

Câu 4: Số nguyên tố trong chu kỳ 2 và 4 là

A. 8 và 18.

B. 18 và 8.

C. 8 và 32.

D. 8 và 8.

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X được xếp ở chu kì 4 có số lớp electron là

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 6: Tìm câu SAI trong những câu sau đây?

A. Trong một chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

B. Nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì có số electron bằng nhau.

C. Trong một chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Câu 7: Nhận xét nào sau đây SAI ? Trong bảng tuần hoàn

A. nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố kim loại (trừ H và B).

B. nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố phi kim (trừ Sb, Bi, Po).

C. nhóm VIIIA là nhóm các nguyên tố khí hiếm.

D. số thứ tự nhóm A bằng số electron ở phân lớp ngoài cùng.

Câu 8: Nguyên tử X thuộc chu kì 4, nhóm IVA. Cấu hình electron nguyên tử của X là

A. 1s22s22p63s23p64s24p2.

B. 1s22s22p63s23p2.

C. 1s22s22p63s23p63d104s24p2.

D. 1s22s22p63s23p63d104s24p4.

Câu 9: Nguyên tử X có Z = 27. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. Chu kỳ 4, nhóm VIIB .

B. Chu kỳ 4, nhóm IIB.

C. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

D. Chu kỳ 4, nhóm IIA.

Câu 10: Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây ĐÚNG ?

A. Nguyên tử đó có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 6.

C. Số electron ở từng lớp là : 2/2/6/2/4.

D. Nguyên tử dễ thu electron để trở thành ion âm.

...........................................................................................

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học