Giáo án Hóa học 10 Bài 38: Cân bằng hóa học mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 10 Bài 38: Cân bằng hóa học phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Nêu được:

- Khái niệm phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và nêu ví dụ.

- Khái niệm về cân bằng hoá học và nêu ví dụ.

- Định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và nêu ví dụ.

- Nội dung nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và cụ thể hoá trong mỗi trường hợp cụ thể.

Hiểu được:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học và nội dung nguyên lý chuyển dịch cân bằng hóa học Lơ Sa-tơ-li-ê.

- Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong kĩ thuật và đời sống.

Trọng tâm: Cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học.

- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.

- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học, từ đó đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong từng trường hợp cụ thể.

Thái độ

- Có ý thức vận dụng các kiến thức để lí giải những biện pháp, qui trình kĩ thuật trong sản xuất và hiện tượng thực tiễn trong đời sống.

- Có lòng tin vào khoa học và con người có thể điều khiển các quá trình hóa học.

- Tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.

- Cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực thực hành hoá học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống: vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.

- Năng lực phân tích, so sánh.

- Năng lực thu thập, xử lý thông tin, từ đó tổng kết kiến thức.

1. Phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2. Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực.

- Nhóm nhỏ.

- Thí nghiệm, mô phỏng thí nghiệm.

1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, giáo án, các phiếu học tập.

- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ), các video sưu tầm trên Youtube, trang web.

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (10 phút)

Mục tiêu

Phương thức tổ chức

Kết quả

Đánh giá

- Huy động các kiến thức đã được học tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

- Tìm hiểu về phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch.

- Rèn năng lực quan sát năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

HĐ chung của cả lớp: Hoàn thành phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu cả lớp hoàn thành phiếu học tập số 1.

- GV chiếu video thí nghiệm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Kể tên một số phản ứng thuận nghịch (xảy ra theo hai chiều ngược nhau)?

2. Cho phản ứng sau:

2NO2 (k) Giáo án Hóa học 10 Bài 38: Cân bằng hóa học mới nhất N2O4 (k)

(màu nâu đỏ) (không màu)

Quan sát video thí nghiệm sau và trả lời các câu hỏi:

- So sánh màu giữa các ống nghiệm.

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

- GV mời một vài HS báo cáo kết quả, các bạn khác góp ý, bổ sung.

Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.

1. Phản ứng thuận nghịch

Cl2 + H2O Giáo án Hóa học 10 Bài 38: Cân bằng hóa học mới nhất HCl + HClO

Br2 + H2O Giáo án Hóa học 10 Bài 38: Cân bằng hóa học mới nhất HBr + HBrO

I2 + H2 Giáo án Hóa học 10 Bài 38: Cân bằng hóa học mới nhất 2HI

2SO2 + O2 Giáo án Hóa học 10 Bài 38: Cân bằng hóa học mới nhất 2SO3

2. Quan sát video:

- Hiện tượng:

+ Nếu đun nóng hỗn hợp khí, màu nâu đỏ sẽ đậm lên.

+ Nếu làm lạnh hỗn hợp khí, màu nâu đỏ sẽ nhạt đi.

- Nhiệt độ tăng: số phân tử NO2 tăng lên làm màu nâu đỏ đậm lên. Ngược lại, nhiệt độ giảm, số phân tử N2O4 tăng lên, màu nâu đỏ nhạt dần.

- HS không giải thích được tại sao khi nhiệt độ tăng thì số phân tử NO2 nhiều hơn khiến màu sắc đậm hơn lúc đun nóng hoặc có thể giải thích được một phần (do có sự chuyển dịch làm nồng độ các chất thay đổi).

- HS phát triển được kỹ năng quan sát, nêu được các hiện tượng và giải thích được một số hiện tượng đó.

- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được sự thay đổi chiều phản ứng khi tăng giảm nhiệt độ.

+ Qua quan sát: GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

...........................................................................................

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học