Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Khái niệm và biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, điện, nước...)

- Lí giải được tầm quan trọng của tiết kiệm.

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

- Phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và học tập.

- Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống và học tập.

2. Về năng lực:

HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện tiết kiệm.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được việc làm tiết kiệm, việc làm gây lãng phí. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân trong cuộc sống nhằm hình thành và phát huy đức tính tiết kệm.

- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy tính tiết kiệm. Xác định được lí tưởng sống của bản thân, lập kế hoạch học tập và rèn luyện đức tính tiết kiệm.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi lãng phí, hà tiện. Đồng tình, ủng hộ những hành vi tiết kiệm có ý nghĩa tích cực.

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của đức tính tiết kiệm.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để thực hành tính tiết kiệm.

- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng , gương mẫu trong việc sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực. Đấu tranh bảo vệ những hành động ý nghĩa; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong tiết kiệm như hoang phí, hà tiện, keo kiệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, bài hát.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo được hứng thú, gợi hiểu biết ban đầu về bài học.

- Khai thác vốn sống, hiểu biết của HS về chủ đề bài học.

b. Nội dungGiáo viên hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

c. Sản phẩmCâu trả lời của HS.

Các bạn đang chơi game. Việc làm của các bạn đang lãng phí thời gian. Vì game là 1 trò chơi tiêu khiển chỉ để giải trí lúc rảnh, vậy mà các bạn HS trong hình lại bỏ quá nhiều thời gian để chơi. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động theo nhóm.

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các bạn ấy đang lãng phí những gì? 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS cử đại diện lần lượt trình bày câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học: Tiết kiệm là đức tính quý báu, cần thiết trong cuộc sống. Vậy tiết kiệm là gì? Biểu hiện tiết kiệm như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: khái niệm tiết kiệm

a. Mục tiêu: 

Nêu được khái niệm tiết kiệm và giải thích được vì sao phải tiết kiệm.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc câu chuyện “Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ”.

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học thông qua phiếu học tập để hướng dẫn HS: Thế nào là tiết kiệm ?

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Nhiệm vụ 1: GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm câu chuyện; thảo luận cặp đôi thông qua câu hỏi :

+ Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ?

+ Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta phải tiết kiệm? 

+ Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời. 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS cử đại diện lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

1.Khái niệm tiết kiệm 

- Tiết kiệm là biết sử dung một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác.


Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: biểu hiện của tiết kiệm

a. Mục tiêu: 

Nêu được các biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi, trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho HS thông qua hệ thống câu hỏi: Biểu hiện của tiết kiệm.

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; Sản phẩm của các cặp đôi.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa và trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.

 Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

1) Hành vi nào thể hiện sự tiết kiệm và hành vi nào thể hiện sự lãng phí?

2) Cho biết hậu quả của những hành vi lãng phí.

* Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn đại diện lên viết biểu hiện trong 3’. Đội nào có nhiều biểu hiện sẽ chiến thắng.

Lưu ý: Các đáp án trùng nhau sẽ chỉ được tính là 1 biểu hiện.

+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng 3phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: 

+ Nghe hướng dẫn.

+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên...

+ Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc theo cặp

- HS chơi trò chơi “Tiếp sức đồng đội”

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét phần trình bày nhóm bạn. 

- GV sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

Giáo viên  giới thiệu: Chú ý phân biệt tiết kiệm với hà tiện, keo kiệt.

2. Biểu hiện của tiết kiệm

- Chi tiêu hợp lí.

- Tắt các thiết bị điện, khóa vòi nước khi không sử dụng.

- Sắp xếp thời gian làm việc khoa học.

- Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên.

- Bảo quản đồ dùng học tâp, lao động khi sử dụng

- Bảo vệ của công…

* Trái với tiết kiệm là xa hoa, lãng phí

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của tiết kiệm

a. Mục tiêu: 

Hiểu vì sao phải tiết kiệm.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm và chia sẻ trước lớp.

- HS khám phá kiến thức bài học thông qua hoạt động nhóm.

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; Sản phẩm của các nhóm 

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tiết kiệm

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm và chia sẻ trước lớp.

? Theo em, tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân; trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời.

- GV đánh giá, chốt kiến thức.

2. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. 

- Khi tiết kiệm, chúng ta sẽ có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 9. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học