Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức 

- Nêu được những quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

- Thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi. 

2. Về năng lực 

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được quy định của pháp luật phổ thông, về quyền và nghĩa vụ của công dân và ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó. Tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác. 

- Năng lực phát triển bản thân: Có kế hoạch để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, vào những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. 

- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về pháp luật; nhận biết được một số sự kiện, liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

3. Về phẩm chất 

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt. 

- Nhân ái: Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mọi người, cùng nhau thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân nhằm xây dựng các quan hệ tốt đẹp và lành mạnh. 

- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử; không xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ công dân của người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: 

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Khơi dậy tình yêu nước để chuẩn bị vào bài học mới.

b. Nội dungGiáo viên hướng dẫn HS tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”

- Quan sát hình ảnh, dựa vào trang phục em hãy xác định tên dân tộc nào của Việt Nam?

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam

c. Sản phẩmCâu trả lời của HS.

- Hình 1: dân tộc Kinh

- HÌnh 2: dân tộc Mường

- Hình 3: dân tộc Thái

- Hình 4: dân tộc Tày

- Hình 5: dân tộc Ê-đê

- Hình 6: dân tộc Khơ-me

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Quan sát hình ảnh, dựa vào trang phục em hãy xác định tên dân tộc nào của Việt Nam?

- GV chia lớp thành 2 nhóm. Bạn nào phát hiện ra đáp án đúng trong vòng 5 giây sẽ mang về cho nhóm mình một điểm tích.

( cuối giờ GV tổng kết điểm tích cho cá nhân hoặc theo nhóm)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

GV tổ chức thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời: 

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 


- GV dẫn dắt vào bài mới: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau có  quyền và nghĩa vụ cơ bản như nhau. Vậy quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì? Chúng ta cần làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm  hiểu trong bài hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

a. Mục tiêu:

- HS biết được thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác.

b. Nội dung: 

- GV tổ chức HS theo nhóm cặp đôi đọc thông tin; trả lời theo câu hỏi: Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. 

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin; trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

 - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm cử đại diện lần lượt     trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 

1. Khái niệm

- Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.


Hoạt động 2. Tìm hiểu về các quyền và nghĩa vụ của công dân

a. Mục tiêu:

- HS nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác; phát triển bản thân.

b. Nội dung:

- GV tổ chức lớp thành các nhóm; Thực hiện kĩ thuật mảnh ghép.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia.

Nhóm 1: Đọc điều 20, 21,22,24 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 2: Đọc điều 25, 27,28,30 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 3: Đọc điều 32,33,38,39 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 4: Đọc điều 43,45,46,47  và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

Dựa trên câu trả lời của các nhóm ở vòng 1, các nhóm hãy phân loại các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các nhóm sau:

- Nhóm quyền chính trị:

- Nhóm quyền dân sự:

- Nhóm quyền về kinh tế:

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Nhóm 1: 

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình...

- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nhóm 2:

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

- Quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội…

Quyền khiếu nại, tố cáo

Nhóm 3:

- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp..

- Mọi người có quyền tự đo kinh doanh..

- Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ,...

- Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Nhóm 4:

- Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. 

- Bảo vệ Tổ quốc.

- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật;...

- Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:

- Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…

- Nhóm quyền dân sự: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21),  bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22…

- Nhóm quyền về kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33), quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội: quyền học tập (Điều 39)

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân: trung thành với Tổ quốc (Điều 44); thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46)…             

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: 

GV tổ chức lớp thành các nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc các điều khoản của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trả lời câu hỏi: 

Vòng 1: Nhóm chuyên gia.

Nhóm 1: Đọc điều 20, 21,22,24 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 2: Đọc điều 25, 27,28,30 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 3: Đọc điều 32,33,38,39 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 4: Đọc điều 43,45,46,47  và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

Dựa trên câu trả lời của các nhóm ở vòng 1, các nhóm hãy phân loại các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các nhóm sau:

- Nhóm quyền chính trị:

- Nhóm quyền dân sự:

- Nhóm quyền về kinh tế:

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

 - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm cử đại diện lần lượt     trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 

2. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013:

- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

- Quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội…

- Quyền khiếu nại, tố cáo



Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

a. Mục tiêu: 

- HS hiểu về cách thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi hợp tác, năng lực điều chỉnh hành vi.

b. Nội dung: 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về 4 hình ảnh trong SGK, tương ứng với các quyền cơ bản của công dân?

- Các nhóm trao đổi, thảo luận.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về 4 hình ảnh trong SGK và trả lời câu hỏi: những hình ảnh trên đề cập đến các quyền nào của công dân?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

 - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm cử đại diện lần lượt     trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

- Hình 1. Quyền bình đẳng

- Hifnh 2. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

- Hình 3: Quyền bầu cử

- Hình 4. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 11. Quyền trẻ em

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học