Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 11: Quyền trẻ em
I. MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức
- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
2. Về năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: HS hiểu được học tập, tự học, tự làm chủ bản thân cũng là một trong những quyền cơ bản của trẻ em.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát huy quyền được gặp gỡ mọi người, được giao lưu, chia sẻ, hợp tác với nhau cũng chính là phát huy quyền trẻ em.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em, tích cực tham gia thực hiện quyền trẻ em của bản thân thành những việc làm phù hợp lứa tuổi
- Năng lực phát triển bản thân: Biết vận dụng các quyền trẻ em để thực hiện các việc làm của bản thân một cách phù hợp để hoàn thiện bản thân mình.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền trẻ em cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt quyền của trẻ em.
- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử.
- Trách nhiệm: có ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền trẻ em . Biết phê phán, lên án , tố cáo hành vi vi phạm quyền trẻ em.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học
- HS bước đầu nhận biết về quyền trẻ em để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: quyền trẻ em là gì?
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn HS tiếp cận với bài mới bằng PHƯƠNG PHÁP giải quyết vấn đề:
- GV tổ chức cho HS đọc tình huống.
HS lắng nghe cảm nhận và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi :
1. Bạn Nguyệt Linh có quyền viết bức thư trên không? Vì sao?
2. Hãy nêu các quyền cơ bản của trẻ em mà em biết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
1. Bạn Nguyệt Linh có quyền viết bức thư trên. Vì trẻ em cũng có quyền bày tỏ ý kiến và hội họp.
2. Các quyền cơ bản của trẻ em: quyền học tập, quyền bảo vệ, quyền chăm sóc, quyền vui chơi, giải trí …
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua việc đọc tình huống (sgk) Yêu cầu: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: Câu hỏi: 1. Bạn Nguyệt Linh có quyền viết bức thư trên không? Vì sao? 2. Hãy nêu các quyền cơ bản của trẻ em mà em biết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. 1. Bạn Nguyệt Linh có quyền viết bức thư trên vì trẻ em cũng có quyền bày tỏ ý kiến và hội họp. 2. Các quyền cơ bản của trẻ em: quyền học tập, quyền bảo vệ, quyền chăm sóc, quyền vui chơi, giải trí … - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học |
GV dẫn dắt vào bài mới: trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Bởi vậy trẻ em được hưởng nhiều quyền lợi mà Nhà nước quy định để phát huy vai trò của những chủ nhân tương lai. Vậy trẻ em có những quyền nào? Ý nghĩa và việc thực hiện quyền của trẻ em ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là quyền trẻ em và các nhóm quyền cơ bản của trẻ em
a. Mục tiêu: HS trình bày được quyền trẻ em là gì? Các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và đặt tên cho mỗi bức hình trong SGK
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn HS trả lời được: Quyền trẻ em là gì ? Quyền trẻ em gồm những nhóm quyền nào?
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Hình 1: quyền được học tập
- Hình 2: quyền được bảo vệ
- Hình 3: quyền được vui chơi
- Hình 4: quyền được chăm sóc
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi: Câu 1. Đặt tên cho các hình ảnh Câu 2: Thế nào là quyền trẻ em? - Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề Vậy em hiểu quyền trẻ em là gì ? Quyền trẻ em gồm những nhóm quyền nào ? GV cho HS hình thành sơ đồ tư duy là một cái cây đã chuẩn bị sẵn: HS viết nội dung Hoặc HS hoàn thiện phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 2: |
I. Quyền trẻ em - Quyền trẻ em : là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. - Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây: + Nhóm quyền được sống còn: được khai sinh, được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được sống chung với cha mẹ, được ưu tiên tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. + Nhóm quyền được bảo vệ: được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực , bỏ rơi,bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại là tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ. + Nhóm quyền được phát triển: quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ + Nhóm quyền được tham gia: được tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em và những bổn phận của trẻ em
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau: 1. Em hãy cho biết, quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào? 2. Theo em, trẻ em có những bổn phận nào? |
II. Ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em - Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng. * Bổn phận của trẻ em: - Đối với đất nước: + Tôn trọng pháp luật. + Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc + Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… - Đối với gia đình: + Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình. - Đối với nhà trường: + Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường. + Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. + Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường. - Đối với bản thân: + Sống trung thực, khiêm tốn. + Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và kết luận: + Quyền trẻ em thể hiện sự tôn trọng quan tâm, bảo vệ của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đối với trẻ em. Đây là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện cả về thể chất và tinh thần, Quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn và bình đẳng. Thực hiện quyền trẻ em cũng là sự đảm bảo cho tương lai tươi đẹp của đất nước và của toàn nhân loại. + Trẻ em là tương lai của nhân loại. Nếu quyền trẻ em không được thực hiện, trẻ em sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống còn của bản thân. Tình trạng bất bình đẳng và tệ nạn xã hội sẽ không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các quốc gia và toàn thế giới. Do đó mỗi quốc gia cần có sự quan tâm, quán triệt việc thực hiện quyền trẻ em. - Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về bổn nhóm quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của quyền trẻ em và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung kiến thức ở SGK |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 12. Thực hiện quyền trẻ em
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
- Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
- Bài 2: Yêu thương con người
- Bài 3: Siêng năng, kiên trì
- Bài 4: Tôn trọng sự thật
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)