Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 3: Tổng quan về vật liệu cơ khí
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm cơ bản và phân loại của vật liệu cơ khí
2. Năng lực:
2.1- Năng lực Công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ:
- Trình bày được các khái niệm, yêu cầu, các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
- Nhận biết được các loại vật liệu cơ khí được sử dụng trong thực tế, giải thích được lý do mà loại vật liệu đó được lựa chọn.
+ Đánh giá công nghệ: Đánh giá được các yêu cầu của vật liệu cơ khí được sử dụng để chế tạo các chi tiết ở một số các sản phẩm trong cuộc sống.
2.2- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học học:Nghiên cứu bài mới trong SGK, tài liệu trả lời các câu hỏi và thực hiện được các nhiệm vụ học tập cá nhân; biết cách lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được vấn đề và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, biện pháp giải quyết vấn đề và cơ sở khoa học để giải quyết vấn đề trong tình huống thực tiễn mà giáo viên đưa ra trong hoạt động tìm hiểu về phân laoị vật liệu cơ khí
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong các hoạt động học tập cá nhân và nhóm với tinh thần trách nhiệm cao.
- Chăm chỉ: Tự giác, chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp cũng như được giao về nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa, video có liên quan đến bài học.
- Link video minh họa hoạt động của các chi tiết cơ khí.
- Tiêu bản vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu mới. Số lượng: 2 vật liệu khác nhau/1 tiêu bản/ 6 nhóm
- Máy tính, máy chiếu hoặc màn hình tivi
2. Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của học sinh, sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo. Xác định được các nội dung cần tìm hiểu trong bài học.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi phần dẫn nhập trong SGK. Từ đó GV dẫn dắt, đặt vấn đề vào bài mới và cho HS xác định các nội dung cần tìm hiểu của bài học.
c. Sản phẩm học tập:
- Lời nhận xét về hình ảnh và câu trả lời của HS
- Danh mục các nội dung cần tìm hiểu trong bài học
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Báo cáo kết quả |
Phương án đánh giá |
Thời gian |
- GV chiếu hình ảnh trong hình 3.1 SGK, giới thiệu tên các chi tiết trong hình và đặt câu hỏi: 1. Những sản phẩm trong lĩnh vực cơ khí này được làm bằng những vật liệu nào? - Gọi 1 số HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung - GV gợi mở thêm kiến thức liên quan đến các vật liệu cơ khí và dẫn vào bài 3. Tổng quan về vật liệu cơ khí - GV yêu cầu HS đọc lướt các đầu mục và nêu nội dung chính cần tìm hiểu trong bài học - GV nêu mục tiêu và các nội dung cần tìm hiểu trong bài học |
- HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ trả lời - HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét và góp ý. - HS lắng nghe, ghi nhận vấn đề và chuẩn bị sách, vở, ghi tên bài học - HS thực hiện theo hướng dẫn và trả lời khi được GV yêu cầu - HS tiếp nhận nội dung |
- Dự kiến câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi 1: Vật liệu chế tạo các sản phẩm trong hình: + Hình 3.1a (các trục và bánh răng): Thép và hợp kim + Hình 3.1b (vỏ động cơ máy bay): Vật liệu Compozit + Hình 3.1c (van của đường ống nước hoặc ống dẫn chất lỏng): Chất dẻo + Hình 3.1d (Lốp ô tô): Cao su. - Nội dung bài học: + Khái niệm về vật liệu cơ khí + Các yêu cầu chung đối với vật liệu cơ khí + Phân loại vật liệu cơ khí |
- Học sinh nhận xét, đánh giá chéo. |
10 phút |
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Hoạt động Tìm hiểu khái niệm về vật liệu cơ khí
a. Mục tiêu:
- HS hiểu được khái niệm vật liệu cơ khí
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, đọc sgk, trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của học sinh
- HS ghi được khái niệm vật liệu cơ khí.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Báo cáo kết quả |
Phương án đánh giá |
Thời gian |
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, cho biết: 2. Vật liệu để chế tạo ra các sản phẩm trong cuộc sống có đa dạng không? Cho ví dụ chứng minh - Sau khi HS trình bày, GV bổ sung thông tin cho HS bằng hình ảnh giới thiệu về các loại vật liệu được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau - GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi: 3. Thế nào là vật liệu cơ khí? - GV đánh giá, nhận xét, kết luận |
- HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi - Đại diện HS trả lời câu hỏi - Lắng nghe, theo dõi hình ảnh. - HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời các câu hỏi. - Đại diện HS trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung - HS lắng nghe, tiếp nhận và ghi chép |
Vật liệu trong cuộc sống rất đa dạng: Bàn, ghế làm bằng gỗ hoặc nhựa. Nồi xoong chế tạo từ nhôm, gang, inox Dây điện chế tạo từ vật liệu là đồng, chất cách điện PVC. Nhà cửa dùng vật liệu gạch, cát, xi mắng, sắt thép… + Vật liệu cơ khí: - Là vật liệu được dùng trong sản xuất cơ khí để tạo nên các sản phẩm cho các lĩnh vực trong cuộc sống - Đa dạng và có tính tương đối. Có nhiều loại vật liệu cơ khí, có những loại vật liệu vừa được dùng trong sản xuất cơ khí vừa được dùng trong các lĩnh vực khác. |
- Hoạt động nhóm, nhận xét đánh giá chéo giữa các nhóm thông hình ảnh. |
10 phút |
2.2. Hoạt động Tìm hiểu về yêu cầu chung đối với vật liệu cơ khí
a. Mục tiêu:
- HS hiểu được yêu cầu của vật liệu cơ khí
- HS có thể giải thích được lý do lựa chọn vật liệu nào đó cho 1 số sản phẩm trong thực tế
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, video, đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của học sinh
- HS ghi được các yêu cầu chung đối với vật liệu cơ khí.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)