Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 7: Khái quát về gia công cơ khí

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm, phân loại phương pháp gia công cơ khí.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ:

+ Trình bày được khái niệm, phương pháp và đặc điểm chung về sản phẩm của phương pháp gia công cơ khí có phoi và không phoi.

+ Nêu được đặc điểm chung về sản phẩm của các phương pháp gia công khác.

+ Kể tên các sản phẩm của gia công cơ khí không phoi, có phoi và phương pháp gia công khác.

- Đánh giá công nghệ: Đánh giá được tiềm năng và thách thức của gia công cơ khí trong sản xuất công nghiệp.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Phân tích được các công việc cần thực hiện, nghiên cứu SGK, tài liệu trả lời các câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập. Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ học tập trong quá trình khám phá kiến thức mới.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Chủ động trong giao tiếp, thái độ nói trước nhiều người.

+ Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất.

+ Đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Ý thức về vai trò của cá nhân đóng góp vào hoạt động nhóm trong quá trình học tập và thái độ nghiêm túc trong quá trình làm bài cá nhân, tích cực củng cố kiến thức.

- Chăm chỉ: Tự giác, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy được giao tại nhà.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, wifi, 4G.

- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học để trình chiếu.

- Bảng phụ, bút lông.

- Phiếu học tập (Đính kèm ở hồ sơ dạy học khác).

- Rubric (Đính kèm ở hồ sơ dạy học khác).

2. Học sinh

- Sách học sinh

- Điện thoại thông minh (01 cái/nhóm)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 phút)

a. Mục tiêu

- Huy động kinh nghiệm của học sinh về kiến thức thực tế xung quanh cuộc sống hằng ngày.

- Bước đầu nhận dạng được khái quát về gia công cơ khí.

b. Nội dung

- GV cho HS quan sát hình 7.1 và yêu cầu HS làm việc cá nhân tại lớp:

+ Quan sát hình 7.1 và cho biết phương pháp gia công cơ khí nào cần sử dụng để có thành phẩm (b) từ phôi tương ứng (a)?

Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 7: Khái quát về gia công cơ khí

c. Sản phẩm

Câu trả lời của HS:

- Để có thành phẩm (b) từ phôi tương ứng (a) cần sử dụng phương pháp gia công cơ khí sau:

+ Gia công khoan để khoan lỗ, gia công tiện để tiện lỗ.

+ Gia công tiện để tiện trơn, tiện ren.

+ Gia công phay để phay lục giác.

d. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 04 nhóm (từ8 đến 10 HS/nhóm) ngồi đúng vị trí.

- GV kiểm tra và ghi nhận các nhóm đủ thành viên và yêu cầu các nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí.

- GV phát cho nhóm trưởng phiếu tự đánh giá hoạt động của thành viên trong nhóm RUBRIC 1.

- GV sử dụng câu hỏi dẫn nhập trong SGK nhằm thu hút sự chú ý của HS vào bài học.

- HS tự chia lớp thành 4 nhóm (từ 8 đến 10 HS/nhóm) ngồi đúng vị trí.

- HS tự bầu trưởng nhóm, thư kí.

- HS tiếp nhận câu hỏi và hoạt động cá nhân.

- HS giơ tay nếu nhóm đủ thành viên.

- Câu trả lời của HS

- Quan sát

- Quan sát

10 phút

Từ đó, giáo viên dẫn dắt HS vào bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường gặp rất nhiều sản phẩm cơ khí, các sản phẩm này được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau như: đúc, hàn, rèn, tiện phay, bào, mài, dũa,… Các phương pháp gia công cơ khí này có khái niệm ra sao, chúng được chia thành các loại nào, bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (73 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về gia công cơ khí (8 phút)

a. Mục tiêu

- Nêu được khái niệm gia công cơ khí.

- Kể tên được một số phương pháp gia công cơ khí.

b. Nội dung

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, quan sát hình 7.2 SGK trang 36 và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS và được ghi vào vở: khái niệm về gia công cơ khí và tên một số phương pháp gia công cơ khí hiện nay.

d. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

- GV chiếu hình 7.2 yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi với hộp chức năng khám phá (trang 36 SGK) và trả lời câu hỏi:

Quan sát hình 7.2 và nêu tên các phương pháp gia công cơ khí?

- GV gọi ngẫu nhiên 1 đến 2 HS trả lời câu hỏi. Sau đó GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ lần lượt suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động theo nhóm đôi và hoàn thiện nội dung tìm hiểu.

- Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi.

- Câu trả lời các phương pháp gia công cơ khí hình 7.2

- Quan sát

03 phút

Sản phẩm dự kiến:

- Hình 7.2a là phương pháp gia công tiện

- Hình 7.2b là phương pháp gia cônguốn thép, cắt thép

- Hình 7.2c là phương pháp đúc

- Hình 7.2d là phương pháp gia côngkhoan, gia công phay

- Từ đáp án câu hỏi hộp chức năng khám phá GV yêu cầu HS nghiên cứu thêm SGK trang 36 và trả lời câu hỏi:

Gia công cơ khí là gì?

- GV chiếu cho
HS hình ảnh và video về một số phương pháp gia công hiện nay.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ lần lượt trả lời câu hỏi.

- GV gọi 1 đến 2 HS trả lời câu hỏi. Sau đó GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

- Quan sát

05 phút

Sản phẩm dự kiến:

I. Gia công cơ khí

- Gia công cơ khí là quá trình chế tạo ra sản phẩm cơ khí. Đó là việc sử dụng các máy móc, công cụ, công nghệ và áp dụng các nguyên lí vật lí để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu.

- Hiện nay có nhiều phương pháp gia công cơ khí khác nhau như: đúc, hàn, rèn, khoan, tiện, phay, cắt laser…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học