Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 12: Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết và kể tên các loại robot công nghiệp;

- Thành phần cơ bản của dây chuyền tự động, phân biệt dây chuyền sản xuất tự động cứng và tự động mềm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Nhận thức công nghệ:

+ Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của robot công nghiệp;

+ Nêu được các thành phần cơ bản của dây chuyền tự động và hoạt động của một số dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot.

- Đánh giá công nghệ: Đánh giá được tiềm năng và thách thức dây chuyền sản xuất tự động mềm.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học:

+ Luôn chủ động tích cực tìm hiểu đặc điểm, ứng dụng của robot công nghiệp;

+ Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của một số dây chuyền sản xuất tự động.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ được vai trò của dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot trong sản xuất công nghiệp.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc để tìm hiểu đặc điểm, ứng dụng của robot công nghiệp trong dây chuyền sản xuất tự động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Laptop

- Giấy A1 (04 tờ)

- 8 Bút lông (04 màu xanh, 04 màu đen).

- Bảng phụ học sinh.

2. Học sinh

- Sách học sinh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu

Huy động kinh nghiệm, kiến thức của học sinh về robot, dây chuyền sản xuất tự động được xem trên truyền hình, internet và trong thực tiễn.

2. Nội dung

GV trình chiếu hình 12.1. Ứng dụng robot trong sản xuất cho HS quan sát và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Cánh tay robot ở vị trí nào trong hình?

Câu 2: Cánh tay robot đó đang thực hiện công việc gì?

Câu 3: Nếu không sử dụng robot thì có cách nào khác để thực hiện nhiệm vụ đó? Ưu điểm của việc sử dụng robot trong nhiệm vụ này?

3. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS

 4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Th/lượng (phút)

GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân như phần nội dung.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- Giáo viên yêu cầu 4 học sinh lên trả lời câu hỏi

- Học sinh khác trong lớp bổ sung, nhận xét về từng câu trả lời

 

GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS rồi dẫn dắt HS vào bài mới:

 Dây chuyền sản xuất là một đặc trưng cơ bản của nền sản xuất lớn, với sự phát triển từ các lĩnh vực tự động hoá các dây chuyền tự động với sự tham gia của robot ngày càng trở nên phổ biến. Các nội dung này sẽ được trình bày và trao đổi trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1. Hoạt động tìm hiểu về robot công nghiệp

2.1.1. Hoạt động tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm

a. Mục tiêu

 Hiểu được khái niệm và vai trò của robot công nghiệp.

b. Nội dung

GV nêu khái niệm về robot công nghiệp

GV trình chiếu hình ảnh và video về robot sử dụng trong sản xuất;

Từ đó yêu cầu HS rút ra vai trò của robot trong sản xuất.

c. Sản phẩm

HS ghi được khái niệm và vai trò của robot công nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Th/lượng (phút)

GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân như phần nội dung.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên trả lời câu hỏi

- Học sinh khác trong lớp bổ sung, nhận xét về câu trả lời

 

GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS rồi nêu:

I. ROBOT CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm và đặc điểm

- Robot là một loại máy có thể thực hiện các công việc một cách tự động bởi chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử.

- Robot công nghiệp giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng với yêu cầu nhanh và độ chính xác cao.

2.1.2. Hoạt động tìm hiểu về phân loại robot.

a. Mục tiêu

 Nhận biết được các loại robot công nghiệp với các nhiệm vụ đặc trưng.

b. Nội dung

GV nhấn mạnh việc phân loại robot trong hệ thống sản xuất tự động thường dựa trên các công dụng của robot.

GV yêu cầu HS quan sát hình 12.2 và chỉ ra các robot ứng với tên gọi.

Từ đó yêu cầu HS rút ra các loại robot thường gặp trong các dây chuyền sản xuất tự động.

c. Sản phẩm

HS ghi được phân loại robot công nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Th/lượng (phút)

GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân như phần nội dung.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên trả lời câu hỏi

- Học sinh khác trong lớp bổ sung, nhận xét về câu trả lời

 

GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS rồi nêu:

2. Phân loại robot

- Robot hàn. - Robot lắp ráp. - Robot gia công.

- Robot vận chuyển. - Robot đóng gói.

2.2. Hoạt động tìm hiểu về dây chuyền sản xuất tự động

2.2.1. Hoạt động tìm hiểu về dây chuyền sản xuất tự động

a. Mục tiêu

 Hiểu được các thành phần cơ bản của một dây chuyền sản xuất tự động.

b. Nội dung

GV đưa ra hình ảnh và video của dây chuyền sản xuất và dây chuyền sản xuất tự động yêu cầu HS phân biệt. Từ đó đưa ra các thành phần cơ bản của một dây chuyền sản xuất tự động.

GV yêu cầu HS thực hiện hộp chức năng luyện tập, quan sát hình 12.3 và chỉ ra các thành phần như yêu cầu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Th/lượng (phút)

GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân như phần nội dung.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên trả lời câu hỏi

- Học sinh khác trong lớp bổ sung, nhận xét về câu trả lời

 

GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS rồi nêu:

II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG

1. Dây chuyền sản xuất tự động

- Dây chuyền sản xuất tự động là tổ hợp của các máy và các thiết bị tự động trong đó có thể có cả robot được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn thành công tác sản xuất, chế tạo, lắp ráp sản phẩm.

- Các thành phần cơ bản của một dây chuyền sản xuất tự động bao gồm:

+ Robot hỗ trợ. + Robot chức năng.

+ Máy công tác. + Băng tải.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học