Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Một số ngành nghề phổ biến (nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm, sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa máy,…) liên quan đến cơ khí động lực.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Nhận thức công nghệ:
+ Nhận ra và phân loại các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực;
+ Nêu được các sản phẩm của các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực;
- Đánh giá công nghệ: Đánh giá được tầm quan trọng của các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực đối với đời sống sản xuất.
2.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học:
+ Luôn chủ động tích cực tìm hiểu về các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực.
+ Đánh giá được tầm quan trọng của các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực từ đó xác định được ngành nghề phù hợp với bản thân.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Ý thức và xác định được các nghề nghiệp khác nhau để thực hiện các công việc khác nhau trong sản xuất sản phẩm cơ khí động lực.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc để tìm hiểu các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Laptop
- Giấy A1 (08 tờ)
- 10 Bút lông (05 màu xanh, 05 màu đen).
- Bảng phụ học sinh.
- Phiếu học tập (Đính kèm ở phụ lục).
- Phiếu đánh giá chéo (Đính kèm ở phụ lục).
2. Học sinh
- Sách học sinh.
- Smartphone (01 cái/nhóm).
- Laptop (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu
- Giúp tạo tâm thế và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS về định hướng nghề nghiệp cho bản thân và các ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực.
2. Nội dung
- GV trình chiếu video về quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và yêu cầu học sinh chỉ ra đó là nghề gì.
- Chiếu hình 16. 1 trong SGK từ đó dẫn vào bài học.
3. Sản phẩm
- Câu trả lời của HS trên bảng phụ về nghề sản xuất và lắp ráp ô tô.
4. Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ |
HS thực hiện nhiệm vụ |
Báo cáo kết quả |
Phương án đánh giá |
Thời lượng (phút) |
- Giáo viên chiếu video về sản xuất và lắp ráp ô tô và yêu cầu học sinh chơi trò chơi “ xem hình ảnh đoán nghề nghiệp” - Hướng dẫn học sinh chia lớp thành 4 nhóm (8-10 HS/nhóm) - Các nhóm sau một hoạt động sẽ được đánh giá điểm - Phát bảng phụ, bút lông cho mỗi nhóm (01 bảng và 02 bút/nhóm) |
- HS tiến hành chia nhóm, bầu nhóm trưởng và thư ký. - Nhóm trưởng nhận bảng phụ và bút lông. |
- Nhóm đủ thành viên nhanh nhất giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời trước. - Danh sách thành viên có ghi đầy đủ nhóm trưởng, thư ký. |
- Quan sát |
03 |
Trình chiếu hình ảnh 16.1 về quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp, bảo dưỡng ô tô và yêu cầu học sinh chỉ ra đó là nghề gì. |
- Quan sát, trả lời vào bảng phụ |
- Câu trả lời của học sinh trên bảng phụ. |
- Quan sát - Bảng đáp án - Các nhóm đánh giá lẫn nhau. |
05 |
Sản phẩm dự kiến: Nghề sản xuất và rắp ráp ô tô Từ đó, giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học và tiếp tục yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của bài học. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động tìm hiểu nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực
1. Mục tiêu
Giúp HS biết được mô tả chung, các nghề nghiệp chủ yếu tham gia thực hiện cùng các yêu cầu về các ngành đào tạo, để đáp ứng tốt các yêu cầu của nhóm công việc nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực
2. Nội dung
- Thực hiện đọc hiểu trả lời câu hỏi của giáo viên về nhóm ngành nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực và đặc điểm của nhóm ngành này.
- GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện nêu tên nghề nghiệp và mô tả công việc ở trong hình 16.2 lên giấy A1 và dán lên vị trị GV quy định của từng nhóm.
3. Sản phẩm
- Hoàn thành phần đọc hiểu cử đại diện trình bày theo yêu cầu.
- HS nêu tên nghề nghiệp ở hình 16.2 vàmô tả công việc của ngành nghề có trong hình.
- HS ghi nhớ được các kiến thức cần được áp dụng, các ngành nghề chủ yếu thực hiện nhóm công việc này
4. Tổ chức thực hiện
GV chuyển giao nhiệm vụ |
HS thực hiện nhiệm vụ |
Báo cáo kết quả |
Phương án đánh giá |
Thời lượng (phút) |
Giáo viên cho cả lớp hoạt động theo 4 nhóm theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”, tiến hành đọc hiểu phần thông tin đã có ở SGK và trả lời các câu hỏi - Nhóm 1: Nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực là gì? - Nhóm 2: Hãy kể tên các sản phẩm cơ khí động lực? - Nhóm 3: Nhóm công việc này phổ biến ở đâu? Và đòi hỏi người thực hiện có trình độ như thế nào? - Nhóm 4: Để thực hiện công việc này cần học chương trình đào tạo nào và thực hiện công việc này do bởi những người nào? |
Các nhóm trưởng điều phối thành viên trong nhóm đọc hiểu SGK và thống nhất đáp án trả lời. |
Cử đại diện trình bày |
Lắng nghe kết quả của các nhóm trình bày Nhận xét đánh giá Các nhóm góp ý cho nhau |
12 |
- Trình chiếu hình 16.2 và phát bảng phụ cho các nhóm tương ứng. |
- Nhóm trưởng các nhóm nhận giấy A1. |
Quan sát |
03 |
|
Quan sát, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho các nhóm. |
- Nhóm trưởng điều phối các thành viên trong nhóm thực hiện thống nhất đáp án và ghi vào giấy A1. |
Trên giấy A1 |
- GV quan sát. - Phần trình bày trên bảng của các nhóm. - Các nhóm còn lại: + 2 hỏi + 1 góp ý |
8 |
* Sản phẩm dự kiến của mỗi nhóm: - Nhóm 1: Nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực là công việc áp dụng các kiến thức toán, khoa học, kĩ thuật vào việc đáp ứng yêu cầu kinh tế. - Nhóm 2: Các sản phẩm cơ khí động lực gồm động cơ đốt trong, thân vỏ tàu thuỷ, hình dáng khí động học của máy bay, hệ thống truyền lực cho ô tô, toàn bộ ô tô,... - Nhóm 3: + Nhóm công việc này phổ biến tại các trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí động lực. + Nhóm công việc này đòi hỏi người thực hiện có trình độ cao, sự sáng tạo, cẩn thận và tỉ mỉ. - Nhóm 4: + Để thực hiện nhóm công việc này, cần theo học các chương trình đào tạo kĩ thuật cơ khí động lực, ô tô, tàu thuỷ, hàng không hoặc các ngành có liên quan như kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điều khiển và tự động hoá. + Nhóm công việc này thường được thực hiện bởi các kỹ sư như kỹ sư kĩ thuật cơ khí động lực, kỹ sư kĩ thuật ô tô, kỹ sư kĩ thuật hàng không, kỹ sư kĩ thuật tàu thuỷ,... GV trình chiếu kết quả, giải thích sau khi các nhóm hoàn thành sản phẩm và báo cáo và đánh giá điểm. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Công nghệ 11 Bài 18: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
Giáo án Công nghệ 11 Bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong
Giáo án Công nghệ 11 Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)