Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 1: Khái quát về cơ khí chế tạo

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

- Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo.

- Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Nhận thức công nghệ:

+ Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

+ Nêu được những đặc điểm của cơ khí chế tạo.

+ Mô tả được các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí.

- Đánh giá công nghệ: Đánh giá được tầm quan trọng của cơ khí chế tạo trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Và tiềm năng phát triển của cơ khí chế tạo trong tương lai.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học:

+ Luôn chủ động tích cực tìm hiểu về khái niệm và vai trò của cơ khí chế tạo.

+ Xác định được đặc điểm của cơ khí chế tạo từ đó nắm được các bước trong quy trình chế tạo cơ khí.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và trình bày được các bước chế tạo nên máy, thiết bị cơ khí dùng trong sinh hoạt gia đình.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Ý thức và đánh giá được vai trò tầm quan trọng của cơ khí chế tạo.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc để tìm hiểuđặc điểm, quy trình các bước trong chế tạo cơ khí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Laptop

- Giấy A3 (04 tờ); 04 Bút lông

- Bảng phụ học sinh.

- Video và hình ảnh minh hoạ về một số sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo trong nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế,...

2. Học sinh

- Sách học sinh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu

Học sinh có thể nhận dạng được một số máy, thiết bị và chi tiết thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo mà các em đã được học chương trình lớp 10 và trong thực tiễn.

2. Nội dung

GV trình chiếu hình ảnh (04-06 hình) về một số máy, thiết bị cơ khí (trong đó có Hình 1.1a, Hình 1.1b) yêu cầu học sinh nêu tên và nhận xét về việc sản xuất cơ khí ở Hình 1.1a và Hình 1.1b.

3. Sản phẩm

- Câu trả lời trực tiếp của HS.

    4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

- Hướng dẫn học sinh chia lớp thành 4 nhóm (8-10 HS/nhóm)

- Phát bảng phụ, bút lông cho mỗi nhóm (01 bảng và 01 bút/nhóm)

- HS tiến hành chia nhóm, bầu nhóm trưởng và thư ký.

- Nhóm trưởng nhận bảng phụ và bút lông.

- Nhóm đủ thành viên nhanh nhất giơ tay.

- Danh sách thành viên có ghi đầy đủ nhóm trưởng, thư ký.

- Quan sát

 

Trình chiếu hình ảnh một số máy, thiết bị, chi tiết cơ khí và yêu cầu học sinh nêu tên. Và nhận xét về việc sản xuất cơ khí ở Hình 1.1a và Hình 1.1b.

- Quan sát, trả lời.

- Câu trả lời của học sinh trên bảng phụ.

- Quan sát

- Chiếu đáp án

- Các nhóm đánh giá lẫn nhau.

 

Từ đó, giáo viên khái quát về cơ khí chế tạo thông qua các hình ảnh trình chiếu và tiếp tục yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của bài học.

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu về khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

1. Mục tiêu

- Hiểu được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

- Nêu được một số máy thiết bị thuộc cơ khí chế tạo.

- Biết liên hệ bản thân với nghề nghiệp liên quan đến cơ khí chế tạo.

2. Nội dung

GV yêu cầu HS quan sát video tiện chi tiết máy, hoạt động của động cơ máy bơm, máy khoan…từ đó khái quát hóa khái niệm ngành cơ khí chế tạo. Và làm rõ được vai trò của cơ khí chế tạo đối với đời sống và sản xuất.

3. Sản phẩm

* HS hiểu và ghi được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo.

I. Khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

1. Cơ khí chế tạo

- Cơ khí chế tạo là ngành kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức của toán học, nguyên lí của vật lí, các kết quả của công nghệ vật liệu để nghiên cứu và thực hiện quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống.

2. Vai trò của cơ khí chế tạo

- Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống.

- Vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất.

* Trao đổi về nghề nghiệp của bản thân.

4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

Trình chiếu video: hoạt động của động cơ máy bơm, khoan…

Quan sát

 

Quan sát

 

Khái quát về ngành cơ khí chế tạo

Nghe

Ghi nhận

   

Trình chiếu một số hình ảnh của Hình 1.2 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ (Khám phá).

Dùng kĩ thuật dạy học Think – pair – share

- Tự suy nghĩ

- Trao đổi với bạn kế bên.

- Chia sẻ cho cả lớp.

Trình bày trên phiếu học tập

Trình đáp án

HS tự nhận xét kết quả.

 

Trình chiếu và giới thiệu một số nghề nghiệp thuộc cơ khí chế tạo. Đặt câu hỏi tương tác với học sinh về lựa chọn nghề nghiệp

Quan sát, lắng nghe và tương tác

     

GV trình chiếu một số vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và sản xuất

 

HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu về đặc điểm của cơ khí chế tạo

    1. Mục tiêu

- Hiểu được đặc điểm của cơ khí chế tạo

    2. Nội dung

GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ mục Khám phá. Từ đó nêu ra những đặc điểm của cơ khí chế tạo

    3. Sản phẩm

- HS hiểu và ghi được đặc điểm của cơ khí chế tạo

- Biết ứng dụng của ngành cơ khí chế tạo qua kể tên được các sản phẩm được sử dụng trong các lĩnh vực.

    4. Tổ chức thực hiện

GV chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả

Phương án đánh giá

Thời lượng (phút)

Trình chiếu Hình 1.3 và yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ (Kết hợp mục Khám phá và Kết nối năng lực)

Quan sát và thực hiện cùng với các thành viên trong nhóm

Trình bày trên bảng phụ

Quan sát và nhận xét

 

Khái quát về đặc điểm của cơ khí chế tạo

Nghe và tiếp nhận thông tin

Ghi nhận

   

GV trình chiếu một số đặc điểm của cơ khí chế tạo

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học