Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức Ôn tập chương VIII

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức về trồng trọt công nghệ cao và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

- Sử dụng công nghệ: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi ôn tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (không)

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC (20 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh tóm tắt các kiến thức đã học trong chương VII, VIII.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham khảo SGK, nhớ lại kiến thức để trả lời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi HS trả lời.

+ HS khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

I. Hệ thống kiến thức

- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt

+ Khái niệm ô nhiễm môi trường

+ Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

+ Biện pháp hạn chế ô nhiễm

- Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lí chất thải trồng trọt và bảo vệ môi trường

+ Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt

+ Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt

+ Công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trong trồng trọt

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (20 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh trả lời một số câu hỏi ôn tập

Câu 2. Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt và biện pháp khắc phục. Liên hệ với thực tiễn trồng trọt ở gia đình và địa phương em.

Câu 3. Nêu một số ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt. Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi hoàn thiện bài tập.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi một số học sinh lên chữa bài.

+ Các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

Câu 2.

● Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

o Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không đúng cách (sử dụng dư thừa, không đúng thời điểm, súc rửa dụng cụ không đúng nơi quy định...). Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón (đặc biệt là phân bón hóa học) sẽ thấm vào đất, ngầm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

o Chất thải trồng trọt (xác cây trồng, rơm, rạ, bao bì đựng phân bón, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật) không được thu gom, xử lí đúng quy định.

● Một số biện pháp:

o Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.

o Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học.

o Chất thải trong trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lí phù hợp.

Câu 3.

Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt:

● Việc tận dụng chất thải trồng trọt để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, vừa tạo ra phân bón chất lượng phục vụ cho trồng trọt.

● Quy trình sản xuất gồm các bước:

o Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

o Bước 2: Xử lí nguyên lí

o Bước 3: Ủ nguyên liệu

o Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đống ủ

o Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật

Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt:

● Ý nghĩa của việc sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò:

o Làm tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa

o Giúp trâu, bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn thức ăn không được ủ.

o Việc ủ rơm, rạ, thân ngô... còn giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn, khắc phục được tình trạng thiếu hụt thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.

● Quy trình sản xuất gồm 3 bước cơ bản:

o Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

o Bước 2: Trộn nguyên liệu

o Bước 3: Ủ nguyên liệu

Công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trong trồng trọt:

● Các chế phẩm vi sinh thuộc nhóm Bacilus, Pseudomonas, Streptomyces... có khả năng phân hủy nhanh các chất thải hữu cơ thanh mùn, đồng thời cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế các vi sinh vật gây thối, nhờ đó làm giảm phát sinh mùi hôi thối và làm sạch môi trường.

● Công nghệ vi sinh còn tạo ra các laoij phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học