Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 7: Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày được yêu cầu và triển vọng, những thông tin chính về thị trường lao động của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Đánh giá được sự phù hợp của bản thân đối với những ngành nghề đó.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Trình bày được yêu cầu và triển vọng, những thông tin chính về thị trường lao động của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ;

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

- Đánh giá công nghệ: Đánh giá sự phù hợp của bản thân đối với những ngành nghề đó.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 22: Khái quát về ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (6 phút)

Câu 1: Trình bày cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

Câu 2: Trình bày cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Hãy quan sát và cho biết những người trong Hình 7.1 làm nghề gì và thuộc lĩnh vực nào. Suy nghĩ về bản thân và cho biết em sẽ chọn nghề nào. Hãy giải thích về sự lựa chọn đó.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát Hình 7.1 SGK theo yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái quát về ngành nghề kĩ thuật, công nghệ (30 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh hoạt động nhóm cặp đôi để trả lời câu hỏi:

+ Khái niệm về ngành nghề kĩ thuật, công nghệ?

+ Phân loại về ngành nghề kĩ thuật, công nghệ?

+ Vai trò của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

I. Khái quát về ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

- Là ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Gồm: công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, …

- Vai trò:

+ Tạo ra của cải, phát triển kinh tế

+ Tạo ra các dịch vụ phục vụ

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống

+ Phục vụ nghiên cứu

+ Liên tục cải tiến sản phẩm đem lại cho con người cuộc sống văn minh, hiện đại.

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tiết 23: Một số ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi: Trình bày khái quát về ngành nghề kĩ thuật, công nghệ?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (tiếp)

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nghề thuộc ngành cơ khí (17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên nghề thuộc ngành cơ khí mà em biết?

+ Tóm tắt yêu cầu và triển vọng phát triển của nghề thuộc ngành cơ khí?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Một số ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

1. Nghề thuộc ngành cơ khí

a. Giới thiệu chung

- Cơ khí và cơ kĩ thuật: là nhóm ngành đào tạo tập trung vào áp dụng nguyên lí toán học và khoa học để thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành các hệ thống thiết bị cơ khí được sử dụng trong các hệ thống chế tạo và lắp ráp chuyên dụng.

- Gồm: sửa chữa, cơ khí chế tạo, chế tạo khuôn mẫu, hàn, …

b. Yêu cầu và triển vọng phát triển

* Yêu cầu:

- Sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị.

- Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu, máy móc, thiết bị.

- Biết phân tích, giải quyết vấn đề kĩ thuật chuyên môn

- Biết sử dụng phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng, chế tạo.

- Tự học và bồi dưỡng nâng cao trình độ

- Có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy.

* Triển vọng:

- Có mặt trong hầu hết các lĩnh vực

- Công việc dần thay thế bởi máy móc

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học