Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 23: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được những ưu điểm và hạn chế của trồng trọt công nghệ cao.

- Phân tích được thực trạng của trồng trọt công nghệ cao ở Việt Nam.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Xác định được những ưu điểm, hạn chế của trồng trọt công nghệ cao.

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

- Đánh giá công nghệ: Đánh giá được thực trạng của trồng trọt công nghệ cao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

- Tranh, ảnh liên quan đến trồng trọt công nghệ cao.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 55: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao (tiết 1)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ : không

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Thế nào là trồng trọt công nghệ cao? Chúng có những ưu điểm và hạn chế gì? Trồng trọt công nghệ cao đã và đang được áp dụng ở Việt Nam như thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về trồng trọt công nghệ cao(30 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh hoạt động với hộp chức năng Khám phá ở trang 116 SGK.

Câu hỏi: Trình bày một số đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

I. Trồng trọt công nghệ cao

- Là trồng trọt ứng dụng kết hợp những công nghệ tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

- Một số công nghệ cao:

+ Cơ giới hóa, tự động hóa

+ Công nghệ thông tin

+ Công nghệ vật liệu mới

+ Công nghệ sinh học

+ Công nghệ nhà kính

+ Công nghệ IoT

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tiết 56: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao (tiết 2)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi: Nêu một số công nghệ cao ứng dụng trong trồng trọt?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (tiếp)

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao(18 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Trình bày ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Ưu điểm và hạn chế của trồng trọt công nghệ cao

1. Ưu điểm

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thân thiện môi trường.

- Chủ động trong sản xuất, quy mô mở rộng

- Giẩm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về hạn chế của trồng trọt công nghệ cao(17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Trình bày hạn chế của trồng trọt công nghệ cao?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Hạn chế

- Chi phí cao

- Thiếu nhân lực chất lượng cao

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học