Kiến thức trọng tâm Sinh học lớp 11 năm 2021 hay, chi tiết



Kiến thức trọng tâm Sinh học lớp 11 năm 2021 hay, chi tiết

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn hệ thống Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.




Kiến thức trọng tâm Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

A. Lý thuyết bài học

Rễ là cơ quan hút nước của cây. Rễ hút được nước là nhờ hệ thống lông hút.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Cấu tạo bên ngoài của hệ rễ

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Lông hút của rễ

Đặc điểm hình thái của rễ thực vật giúp chúng thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:

- Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước

- Rễ hình thành liên tục với số lượng lông hút khổng lồ, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thu nước và các ion khoáng được thuận lợi.

- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng nhất.

Ví dụ, cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285m2 , chủ yếu do tăng số lượng lông hút.

- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.

- Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit (chua) hay thiếu ôxi

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

a. Hấp thụ nước

Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn)

Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương hơn so với dung dịch đất do 2 nguyên nhân:

- Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.

- Nồng độ các chất tan (các axit hữu cơ, đường saccarôzơ… là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoảng được rễ hấp thụ vào) cao.

b. Hấp thụ ion khoáng

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế : thụ động và chủ động

- Cơ chế thụ động : Một số ion khoáng xâm nhập theo cơ chế thụ động : đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi nồng độ của các ion đó thấp hơn)

- Cơ chế chủ động : Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali, di chuyển ngược chiều građien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.

Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

Con đường gian bào (đường màu đỏ) Con đường tế bào chất (đường màu xanh)
Đường đi

- Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất.

- Từ lông hút – khoảng gian bào – đai Caspari – mạch gỗ

- Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.

- Từ lông hút – tế bào chất của tế bào – mạch gỗ

Đặc điểm - Nhanh, không được chọn lọc - Chậm, được chọn lọc

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây:

- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm thì sự hút nước của rễ giảm. Về mùa lạnh, khi nhiệt độ thấp, cây bị héo vì rễ không hút được nước

- Ảnh hưởng của ôxi: Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì sự hút nước giảm.

- Ảnh hưởng của độ pH của dung dịch đất. Độ pH ảnh hưởng đến nồng độ của các chất trong dung dịch đất và khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch tế bào thấp thì sự hút nước sẽ yếu.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:

A. Khí khổng

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào lông hút

D. Tế bào biểu bì

Lời giải:

Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ).

Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là:

A. Lông hút

B.

C. Toàn bộ cơ thể

D. Rễ, thân, lá

Lời giải:

Thực vật ở cạn hút nước chủ yếu qua hệ thống lông hút.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. Chủ động

B. Thẩm thấu

C. Cần tiêu tốn năng lượng

D. Nhờ các bơm ion

Lời giải:

Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Thực vật lấy nước chủ yếu bằng cơ chế

A. Hoạt tải

B. Thẩm thấu

C. Khuếch tán

D. Ẩm bào

Lời giải:

Thực vật lấy nước nhờ cơ chế thẩm thấu: nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. nhập bào

B. chủ động

C. thẩm tách

D. thẩm thấu

Lời giải:

Sự xâm nhập của nước vảo tế bào lông hút theo cơ chế: Thẩm thấu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?

A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.

B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.

C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

D. Điện li và hút bám trao đổi.

Lời giải:

Khoáng được hấp thụ bị động và chủ động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ các cơ chế

A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi cao nồng độ thấp.

B. thẩm thấu qua màng tế bào.

C. đi ngược chiều gradien nồng độ.

D. thụ động và chủ động.

Lời giải:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu)

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Lời giải:

Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp, không phải từ thấp đến cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động của rễ là

A. hấp thu sử dụng rất ít nguồn năng lượng ATP của tế bào.

B. hấp thu nước nhưng không hấp thu ion khoáng.

C. hấp thu không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu.

D. hấp thu với các chất di chuyển theo bậc thang nồng độ.

Lời giải:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (theo thang nồng độ): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.

3. Không cần tiêu tốn năng lượng.

4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

A. 2,3

B. 1,4

C. 2,4

D. 1,3.

Lời giải:

Quá trình hẩp thụ bị động ion khoáng theo hình thức khuếch tán, không cần tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Các ion khoáng:

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng. Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2) và (4)

Lời giải:

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động các ion khoáng là: Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước, khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Hấp thụ bị động chất khoáng bao gồm các hình thức nào sau đây?

1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

3. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

4. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

A. 1,3,4

B. 2,4.

C. 2,3,4

D. 1,2,4.

Lời giải:

Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp sang cao là hình thức hấp thụ chủ động

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Ý nào sau đây không phải là hấp thụ bị động chất khoáng?

A. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

B. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

C. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

D. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

Lời giải:

Ý A không đúng: Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ caolà hình thức hấp thụ chủ động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây một cách chủ động được diễn ra theo phương thức nào?

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.

Lời giải:

Hấp thụ chủ động là vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ và cần tiêu hao năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có

A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.

D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Lời giải:

Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.

2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).

3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút hấp thụ chủ động.

A. 1,2,4

B. 1,2,3,4

C. 1

D. 1,2

Lời giải:

Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng, cần chất mang.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

A. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, cần năng lượng.

B. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, không cần năng lượng.

C. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

D. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút lấy vào.

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm: Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng,

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

1. Năng lượng là ATP.

2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.

4. Enzim hoạt tải (chất mang).

A. 1,3,4

B. 2,4.

C. 1,2,4

D. 1,4

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng cần ATP, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, enzim hoạt tải.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

A. Năng lượng là ATP.

B. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

C. Enzim hoạt tải (chất mang).

D. Cả 3 yếu tố trên

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của ATP, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, enzim hoạt tải.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ chủ động.

B. Hấp thụ thụ động

C. Thẩm thấu.

D. Khuếch tán

Lời giải:

Cây cần vận chuyển ion ngược chiều gradient nồng độ → Hấp thụ chủ động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Nồng độ K+ trong cây là 0,1%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận K+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ chủ động.

B. Hấp thụ thụ động.

C. Thẩm thấu.

D. Khuếch tán.

Lời giải:

Cây sẽ vận chuyển ion theo chiều gradient nồng độ → Hấp thu thụ động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Nồng độ NH4+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4+ bằng cách

A. Hấp thụ thụ động

B. Thẩm thấu

C. Hấp thụ chủ động

D. Khuếch tán

Lời giải:

Nồng độ chất tan bên trong tế bào > trong đất, cây sẽ lấy NH4+ bằng cách hấp thụ chủ động vì ngược chiều gradient nồng độ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Thành phần nào của tế bào thực vật, hạn chế sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?

A. Thành tế bào

B. Không bào.

C. Keo nguyên sinh

D. Lưới nội chất

Lời giải:

Thành tế bào hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Thành tế bào thực vật có thể ........ sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?

A. Kích thích

B. Hạn chế.

C. Không có vai trò gì

D. Tăng cường.

Lời giải:

Thành tế bào thực vật có thể hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào

A. Gradien nồng độ chất tan

B. Hiệu điện thế màng

C. Trao đổi chất của tế bào

D. Cung cấp năng lượng

Lời giải:

Sự hút khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng được cung cấp

Đáp án cần chọn là: D

Kiến thức trọng tâm Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

A. Lý thuyết bài học

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất là dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

Dòng mạch gỗ (còn gọi là dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến là và những phần khác của cây.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Trong thân thực vật có mạch gỗ, gồm các tế bào chết. Mạch gỗ có 2 loại là quản bào và mạch ống.

- Hình thái cấu tạo

   + Quản bào là các tế bào hình dài, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau

   + Mạch ống là các tế bào ngắn, có vách hai đầu đục lỗ.

- Đặc điểm cấu tạo

   + Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào

   + Vách thứ cấp được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

- Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống

   + Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá.

   + Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước, ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin, hoocmôn như xitôkinin, ancalôit...) được tổng hợp ở rễ.

Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều trọng lực từ rễ lên đỉnh những cây gỗ cao? Điều đó là nhờ 3 lực:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

a. Lực đẩy (áp suất rễ)

Sự trao đổi chất của rễ đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ trong tế bào do đó tăng sự hút nước.

Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

b. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

Quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho nước ở lá luôn bị mất gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của sự hút nước vào rễ.

c. Lực kiên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

Nhờ có lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành cột nước đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây.

Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+ , Mg2+ … từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, hạt, củ, quả…)

Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm

- Đặc điểm

   + Tế bào ống rây không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh, tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất.

   + Tế bào kèm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Dịch mạch rây gồm chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP...), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8 – 8,5.

Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.

Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi saccarôzơ được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ) có áp suất thẩm thấu thấp.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Qua mạch gỗ

Lời giải:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Nước được vận chuyển trong thân chủ yếu qua

A. Mạch gỗ.

B. Mạch rây

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Ở gốc là mạch gỗ, ở ngọn là mạch rây

Lời giải:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Tế bào mạch gỗ của cây gồm

A. Quản bào và tế bào nội bì.

B. Quản bào và tế bào lông hút

C. Quản bào và mạch ống.

D. Quản bào và tế bào biểu bì.

Lời giải:

Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Khác với mạch libe, mạch gỗ có cấu tạo

A. Gồm các tế bào chết.

B. Gồm các tế bào sống nối thông với nhau.

C. Gồm các tế bào sống và các tế bào chết xen kẽ nhau.

D. Gồm nhiều lớp tế bào có vách dày.

Lời giải:

Khác với mạch libe, mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch gỗ:

A. Ống rây và tế bào kèm

B. Quản bào và tế bào kèm

C. Ống rây và quản bào

D. Quản bào và mạch ống

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Tế bào mạch gỗ gồm bao nhiêu loại tế bào sau đây?

(1) Các quản bào. (2) Mạch gỗ.

(3) Tế bào kèm. (4) Mạch ống. (5) ống rây.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và

A. tế bào nội bì

B. tế bào lông hút

C. mạch ống

D. tế bào biểu bì

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

A. Nước và các ion khoáng

B. Amit và hooc môn

C. Axitamin và vitamin

D. Xitôkinin và ancaloit

Lời giải:

Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước và các ion khoáng.

B. các chất dự trữ.

C. glucozơ và tinh bột.

D. các chất hữu cơ.

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước

B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ

C. các ion khoáng

D. nước và các ion khoáng

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là:

A. nước và vitamin

B. các ion khoáng và chất hữu cơ

C. nước và các ion khoáng

D. nước và các chất hữu cơ

Lời giải:

Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Mạch gỗ có các đặc điểm (2), (3), (4)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Mạch gỗ có đặc điểm:

A. Gồm những tế bào chết.

B. Thành tế bào được linhin hóa.

C. Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Mạch gỗ có các đặc điểm: Gồm những tế bào chết; thành tế bào được linhin hóa; đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)

B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch

D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Lời giải:

Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá là sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Nước được vận chuyển trong thân từ dưới lên, do nguyên nhân nào?

A. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.

B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.

C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ

D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ.

Lời giải:

Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy của rễ do áp suất rễ; lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Yếu tố nào không phải là động lực vận chuyển nước từ rễ lên lá?

A. Áp suất rễ

B. Quá trình thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa cột nước với thành mạch

D. Nồng độ dịch vận chuyển

Lời giải:

Nồng độ dịch vận chuyển không phải là động lực vận chuyển nước từ rễ đến lá

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Khi tranh luận về vai trò của các động lực đẩy dòng mạch gỗ, bạn Sơn cho rằng:

(1) Lực đẩy của rễ có được là do quá trình hấp thụ nước.

(2) Nhờ lực lực đẩy của rễ nước được vận chuyển từ rễ lên lá.

(3) Hiện tượng ứ giọt là một thực nghiệm chứng minh lực đẩy của rễ.

(4) Lực hút của lá đảm bảo cho dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục trong cây.

Theo em, trong các ý kiến của bạn Sơn có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các phát biểu đúng: 3, 4

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

A. lực đẩy của rễ

B. lực liên kết giữa các phân tử nước

C. lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ

D. lực hút do thoát hơi nước ở lá

Lời giải:

Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ

1. Lực đẩy (áp suất rễ)

2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)

5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất

A. 1-3-5

B. 1-2-4

C. 1-2-3

D. 1-3-4

Lời giải:

Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ:

1. Lực đẩy (áp suất rễ)

2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.

Lời giải:

Lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Động lực của dòng mạch gỗ ở thực vật trên cạn là

I. lực đẩy (áp suất rễ).

II. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

III. lực hút do thoát hơi nước qua khí khổng ở lá.

IV. lực hút do thoát hơi nước qua cutin ở lá.

Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Cả 4 phát biểu trên đều đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

A. Rỉ nhựa và ứ giọt

B. Rỉ nhựa

C. Thoát hơi nước

D. Ứ giọt

Lời giải:

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa, nước được rễ đẩy lên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do:

A. Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân.

B. Nước từ khoảng gian bào tràn ra.

C. Nước được rễ đẩy lên phần trễn bị tràn ra.

D. Nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát.

Lời giải:

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa, nước được rễ đẩy lên.

= > Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ, lên mạch gỗ ở thân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Về thực chất, các giọt nhựa rỉ ra chứa:

A. Toàn bộ là chất hữu cơ

B. Gồm nước, khoáng và axit amin, hormone

C. Toàn bộ là nước và muối khoáng

D. Toàn bộ là nước được rễ cây hút lên từ đất

Lời giải:

Các giọt nhựa rỉ ra là do áp suất rễ, chiều vận chuyển của các chất là từ rễ → thân → lá. Đây là dịch vận chuyển trong mạch gỗ và chủ yếu là nước, khoáng và chất hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyên trong mạch rây?

A. Đường đa

B. Axit amin

C. Glucozơ

D. Saccarozơ

Lời giải:

Dịch mạch rây gồm chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, phitohormone...

Đáp án cần chọn là: D

....................................

....................................

....................................




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học