Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)



Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.

A. Lý thuyết bài học

Nitơ là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên, chủ yếu tồn tại trong không khí và trong đất.

Nitơ trong không khíNitơ trong đất
Dạng tồn tại Chủ yếu tồn tại ở dạng nitơ phân tử. Ngoài ra có ở dạng NO và NO2 Tồn tại ở 2 dạng : nitơ khoáng trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật
Đặc điểm

- Cây không hấp thụ được nitơ phân tử

- Nitơ phân tử sau khi được các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hóa thành NH3 thì cây mới đồng hóa được.

- Nitơ ở dạng NO và NO2 trong không khí là độc với thực vật

- Cây chỉ hấp thụ được nitơ khoáng từ đất dưới dạng NH4+ và NO3-

- Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải được vi sinh vật đất khoáng hóa thành NH4+ và NO3-

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải trải qua con đường chuyển hóa thành NH4+ và NO3- nhờ hoạt động của các vi sinh vật đất:

Con đường chuyển hóa diễn ra theo 2 giai đoạn:

- Amôn hóa là quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ trong xác thực vật thành amôni (NH4+) nhờ vi khuẩn amôn hóa:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Qúa trình nitrat hóa là quá trình chuyển hóa từ dạng nitơ ôxi hóa (NH4+) sang dạng nitơ khử là NO3- nhờ vi khuẩn nitrat hóa:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Ngoài ra trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3- → N2 ). Quá trình này do các vi sinh vật kị khí thực hiện, diễn ra mạnh khi đất thiếu không khí. Do đó, để ngăn chặn sự mất mát nitơ cần đảm bảo độ thoáng cho đất

- Quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH3 gọi là quá trình cố định nitơ

- Trong tự nhiên, hoạt động của nhóm vi sinh vật cố định nitơ có vai trò quan trọng trong việc bù đắp lại lượng nitơ của đất đã bị lấy đi.

- Vi sinh vật cố định nitơ gồm 2 nhóm : vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam và nhóm cộng sinh với thực vật, điển hình là các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Vi khuẩn cố định nitơ có được khả năng như vậy là do nó có enzim nitrôgenaza có khả năng bẻ gẫy liên kết ba bền vững trong N2 để nitơ liên kết với hiđrô tạo thành amoniac (NH3). Trong môi trường nước NH3 chuyển thành NH4+.

Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí :

- Đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng

- Đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng

- Phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ

- Bón phân qua rễ (bón vào đất) : Phương pháp bón phân qua rễ dựa vào khả năng của rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất. Bón phân qua rễ gồm bón lót trước khi trồng cây và bón thúc sau khi trồng cây.

- Bón phân qua lá : Phương pháp bón phân qua lá là sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng. Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ các ion khoáng thấp và chỉ bón phân qua lá khi trời không mưa và nắng không quá gay gắt.

Khi lượng phân bón vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ hết. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu tính chất lí hóa của đất. Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

A/ Quá trình chuyển hóa nito trong đất

Câu 1: Quá trình phân giải prôtêin từ xác động vật, thực vật tạo thành NH3 của các vi sinh vật đất theo các bước sau:

A. Axit amin → pôlipeptit → peptit → prôtêin → NH3.

B. Prôtêin → pôlipeptit → peptit → axit amin → NH2 → NH3.

C. Peptit → pôlipeptit → axit amin → NH3.

D. Pôlipeptit → prôtêin → peptit → axit amin → NH3

Lời giải:

Quá trình phân giải prôtêin từ xác động vật, thực vật tạo thành NH3 của các vi sinh vật đất theo các bước sau: Prôtêin → pôlipeptit → peptit → axit amin → NH2 → NH3

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Xác động thực vật phải trãi qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ?

A. Quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa.

B. Quá trình amôn hóa và phản nitrat hóa.

C. Quá trình amôn hóa và nitrat hóa.

D. Quá trình cố định đạm.

Lời giải:

Xác động thực vật phải trãi qua quá trình amôn hóa (tạo NH4+) và nitrat hóa (tạo NO3- ) thì cây mới sử dụng được nguồn nitơ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- → thành N2?

A. Vi khuẩn amôn hóa.

B. Vi khuẩn cố định nitơ.

C. Vi khuẩn nitrat hóa

D. Vi khuẩn phản nitrat hóa

Lời giải:

Nhóm vi khuẩn có khả năng chuyển hóa NO3- → thành N2 là vi khuẩn phản nitrat

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể thực hiện giai đoạn nào sau đây ?

A. Chuyển N2 thành NH3

B. Chuyển từ NH4 thành NO3

C. Từ nitrat thành N2

D. Chuyển chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

Lời giải:

Quá trình phản nitrat hóa: từ nitrat thành N2 được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nitơ của không khí bị ôxi hoá dưới điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao (sấm sét) tạo thành dạng

A. NH3

B. NH4+

C. NO3-

D. NH4OH

Lời giải:

* Con đường vật lý hóa học: xảy ra trong điều kiện có sấm sét, tia lửa điện, quá trình oxi hóa N2 tạo thành NO3-.

Còn N2 tạo thành NH3 là quá trình khử.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Cố định nitơ khí quyển là quá trình:

A. Biến nitơ phân tử trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ.

B. Biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ can thiệp của con người.

C. Biến nitơ phân tử trong không khí thành nitơ lự do trong đất, nhờ tia lửa điện trong không khí.

D. Biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ liêu trong đất, nhờ các loại vi khuân cố định đạm.

Lời giải:

Cố định nitơ là quá trình biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ liêu trong đất (liên kết N2 với H2 thành NH3), nhờ các loại vi khuân cố định đạm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Công thức biểu thị sự cố định nitơ tư do là

A. N2 + 3H2 → 2NH3

B. 2NH4+ →2O2 + 8e- → N2 + H2O

C. 2NH3 → N2 + 3H2

D. glucozơ + 2N2 → axit amin

Lời giải:

Công thức biểu thị sự cố định nitơ tư do là N2 + 3H2 → 2NH3

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: N ≡ N → NH = NH → NH2 – NH2 → 2NH3.

Đây là sơ đồ thu gọn của quá trình nào sau đây?

A. Cố định nitơ trong cây

B. Cố định nitơ trong khí quyển

C. Đồng hóa NH3 trong cây

D. Đồng hóa NH3 trong khí quyển

Lời giải:

Đây là sơ đồ thu gọn của quá trình cố định nitơ trong khí quyển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Quá trình cố định nitơ khí quyển được tóm tắt:

A. N2→NO3→ NH4+

B. N2→HNO2→HNO3→H+,NO3

C. N2Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6 có đáp án năm 2021 mới nhấtNH=NHTrắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6 có đáp án năm 2021 mới nhấtNH2Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6 có đáp án năm 2021 mới nhất2NH3

D. NO3→NO2→NH+4

Lời giải:

Quá trình cố định nitơ khí quyển là quá trình kết hợp H2 với N2 tạo thành NH3.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra ?

A. Được cung cấp ATP.

B. Có các lực khử mạnh.

C. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

D. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

Lời giải:

Điều kiện không đúng cho quá trình cố định nito là C, quá trình cố định nito diễn ra trong điều kiện kỵ khí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra, phải cần có điều kiện nào?

1. Các lực khử mạnh.

2. Được cấp năng lượng là ATP.

3. Có enzim nitrogenase xúc tác.

4. Thực hiện trong môi trường kị khí.

A. 1,2,3,4

B. 1,2.

C. 1,2.3

D. 2,3,4

Lời giải:

Các điều kiện xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển gồm: được cung cấp ATP lực khử mạnh, enzyme nitrogenase , môi trường kị khí.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Để tiến hành cố định đạm (chuyển N2 thành NH3) thì phải có bao nhiêu điêu kiện sau đây?

(1) enzim nitrôgenaza.

(2) chất khử NADH.

(3) môi trường kị khí.

(4) năng lượng ATP.

(5) cộng sinh với sinh vật khác.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Để tiến hành cố định đạm (chuyển N2 thành NH3) thì phải có các điêu kiện: 1, 2, 3, 4

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật

  1. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng (NH3) để cây dễ dàng hấp thụ.

II. Xảy ra trong điều kiện kị khí.

III. Lượng nitơ bị mấy hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.

IV. Nhờ có enzym nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3

V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

A.I, II, III, IV.

B. I, III, IV, V.

C. II. IV, V.

D. II, III, V

Lời giải:

I, II, III, IV là vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật

A. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng (NH3) để cây dễ dàng hấp thụ.

B. Lượng nitơ bị mất hàng năm luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ cho cây.

C. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ đã được cố định.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

A, B, C đều là vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Trong các điều kiện sau:

(1) Có các lực khử mạnh.

(2) Được cung cấp ATP.

(3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

(4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ sinh học xảy ra là:

A. (1), (2) và (3).

B. (2), (3) và (4).

C. (1), (2) và (4).

D. (1), (3) và (4).

Lời giải:

Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ sinh học xảy ra là: (1), (2) và (3).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Trong các điều kiện sau, điều kiện nào không cần thiết để quá trình cố định nitơ sinh học xảy ra

A. Có các lực khử mạnh.

B. Được cung cấp ATP.

C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

Lời giải:

- Điều kiện để quá trình cố định nitơ diễn ra:

  • Có các lực khử mạnh với thế năng khử cao (NAD, FADP).
  • Được cung cấp năng lượng ATP
  • Có sự tham gia của enzim Nitrogenaza
  • Thực hiện trong điều kiện kị khí

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Enzim tham gia cố định nitơ phân tử của các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium là:

A. Nitrogenaza.

B. Cacboxylaza.

C. Restrictaza.

D. Oxygenaza.

Lời giải:

Enzim tham gia cố định nitơ là nitrogenaza

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Vi khuẩn có khả năng cố định nitơ khí quyển thành NH4 nhờ:

A. Các loại vi khuẩn này sống kị khí.

B. Lực liên kết giữa N = N yếu

C. Các loại vi khuẩn này giàu ATP.

D. Các loại vi khuẩn này có hệ enzyme nitrogenase

Lời giải:

Các VSV cố định nitơ có enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gẫy 3 liên kết trong phân tử N2 để N liên kết với H tạo ra NH3. Trong môi trường nước, NH3 chuyển thành NH4+.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim

A. amilaza

B. nuclêaza

C. cacboxilaza

D. nitrôgenaza

Lời giải:

Enzim tham gia cố định nitơ là nitrogenaza

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ:

A. Lúa.

B. Đậu tương.

C. Củ cải.

D. Ngô.

Lời giải:

Nhóm vi sinh vật cố định nitơ có 2 nhóm: sống tự do và cộng sinh trong cây họ đậu.

Đáp án cần chọn là: B

B/ Tưới tiêu hợp lí cho cây

Câu 1: Cân bằng nước là hiện tượng:

A. Cây thừa nước và được sử dụng đến khi có sự bão hoà nước trong cây.

B. Xảy ra khi cây luôn luôn được bão hoà nước.

C. tương quan về tỷ lệ hút nước và thoát hơi nước dẫn đến bão hoà nước trong cây.

D. Cây thiếu nước được bù lại do quá trình hút nước.

Lời giải:

Tương quan về tỷ lệ hút nước và thoát hơi nước dẫn đến bão hòa nước trong cây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cân bằng nước là

A. tương quan giữa lượng nước cây hấp thụ vào so với lượng nước thoát của cây.

B. tương quan giữa lượng nước tưới vào cho đất so với lượng nước thoát ra cho cây.

C. tương quan giữa lượng nước thoát ra so với lượng nước hút vào.

D. tương quan giữa lượng nước làm sản phẩm cho quang hợp so với lượng nước thải ra qua quang hợp.

Lời giải:

Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra qua lá (B).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cây mất cân bằng nước khi nào ?

A. Hút nước quá ít

B. Thoát nước quá mạnh

C. Hút nước nhiều hơn thoát nước

D. Hút nước ít hơn thoát nước.

Lời giải:

Cây bị mất cân bằng nước khi lượng nước hút vào ít hơn lượng thoát ra.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trong các hiện tượng sau đây, có bao nhiêu hiện tượng dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây?

(1) Cây thoát hơi nước quá nhiều.

(2) Rễ cây hút nước quá ít.

(3) Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước.

(4) Cây thoát nước ít hơn hút nước

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Lời giải:

Cây bị mất cân bằng nước khi lượng nước hút vào ít hơn lượng thoát ra

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cây đạt trạng thái cân bằng nước khi:

A. Hút nước bằng thoát hơi nước

B. Hút nước ít hơn thoát hơi nước

C. Hút nước nhiều hơn thoát hơi nước

D. Có quan điểm khác

Lời giải:

Cây đạt trạng thái cân bằng nước khi lượng nước hút vào bằng lượng thoát ra.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Khi nói về cân bằng nước của cây điều nào sau đây không đúng?

A. Khi lượng nước hập thụ vào bằng lượng nước thoát ra thì cây cân bằng nước.

B. Khi lượng nước hấp thụ vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây chết.

C. Khi lượng nước hấp thụ vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra thì cây mất cân bằng nước, lá héo.

D. Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu nước hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách.

Lời giải:

Ý B sai, Khi lượng nước hấp thụ vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây phát triển bình thường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguyên nhân quyết định hiện tượng héo:

A. Giảm sức trương P

B. Mất cân bằng nước trong cây

C. Hút nước quá ít

D. Thoát nước quá nhiều

Lời giải:

Cây héo là do mất cân bằng nước trong cây

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Khi gặp nước mặn, cây héo chủ yếu do :

A. Áp suất thẩm thấu của đất lớn

B. Áp suất thẩm thấu của đất > của rễ

C. Ion Na+ và Cl- gây độc cho rễ

D. Sức hút nước của rễ lớn.

Lời giải:

Nước mặn làm cho áp suất thẩm thấu của đất tăng, lớn hơn áp suất thẩm thấu của rễ , làm rễ không hút được nước mà còn mất nước → cây bị héo.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: So sánh lượng nước hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B), cây phát triển tốt nhất khi:

A. A > B

B. A=B

C. A

D. A nhỏ hơn B một ít.

Lời giải:

Khi lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra một ít (cây hơi thiếu nước) thì cây phát triển tốt nhất do lực hút do thoát hơi nước lớn, các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh...

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Cây phát triển tốt nhất khi lượng nước hút vào:

A. nhỏ hơn lượng nước thoát ra một ít

B. lớn hơn lượng nước thoát ra một ít

C. bằng lượng nước thoát ra

D. bằng một nửa lượng nước thoát ra

Lời giải:

Khi lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra một ít ( cây hơi thiếu nước ) thì cây phát triển tốt nhất do lực hút do thoát hơi nước lớn, các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh,..

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Trong 1 thi nghiệm, người ta xác định được luợng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây cùng một đơn vị thời gian theo bảng sau:

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6 có đáp án năm 2021 mới nhất

Theo lý thuyết cây nào không bị héo ?

A. Cây B

B. Cây A

C. Cây C

D. Cây D

Lời giải:

Cây không bị héo là cây B

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Hạn hán có tác hại nào sau đây?

1. Keo nguyên sinh giảm độ ưa nước, keo nguyên sinh bị lão hoá.

2. Prôtêin bị phân giải tạo NH3 đầu độc cây, làm năng suât và phẩm chất kém, cây có thể bị chết.

3. Ức chế tổng hợp, thúc đẩy phân huỷ, năng lượng chủ yếu thoái ra ở dạng nhiệt, cây không sử dụng được.

4. Diệp lục bị phân huỷ, enzim bị giảm hoạt tính.

A. 1,2,3,4

B. 2, 3,4.

C. 1,3,4

D. 1,2,3.

Lời giải:

Hạn hán có cả 4 tác hại trên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Tác hại nào của héo ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất kinh tế ?

A. Giảm hoạt động sinh lý

B. Khí khổng đóng

C. Giảm khả năng thụ phấn thụ tinh.

D. Vận chuyển chất bị ngừng trệ

Lời giải:

Khi cây bị héo, sự vận chuyển chất bị ngưng trệ, chất dinh dưỡng không được tích lũy ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì:

1. Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.

2. Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.

3. Lúc này khí khổng đang đóng, dù dược tưới nước cây vẩn không hút được nước.

4. Đât nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.

A. 1,2,4

B. 2,3

C. 2,4.

D. 2,3,4.

Lời giải:

Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng vì:

Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.

Lúc này khí khổng đang đóng, dù dược tưới nước cây vẩn không hút được nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do để người ta không tưới nước cho cây khi trời nắng to?

1. Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết.

2. Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá.

3. Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo khô lá.

4. Vì khi nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Khi trời nắng to người ta không tưới nước cho cây vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá. Lúc này khí khổng đang đóng, dù dược tưới nước cây vẩn không hút được nước => (2), (4) đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Biện pháp tưới nước hợp lí cho cây, bao hàm tiêu chí:

A. Tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.

B. Chất lượng nước tưới cần được đảm bảo.

C. Phải tưới ngay sau khi phát hiện cây thiếu nước

D. Thường xuyên tưới, thừa còn hơn thiếu.

Lời giải:

Cần tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Bón phân hợp lí là:

A. Sau khi thu hoạch phải bổ sung lượng phân cần thiết cho đất.

B. Bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.

C. Phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K.

D. Phải bón thường xuyên cho cây.

Lời giải:

Bón phân đúng cách phải đảm báo 4 đúng : ‘đúng lúc, đúng loại, đúng lượng và đúng cách.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Dung dịch bón phân qua lá phải có nồng độ các ion khoáng

A. Thấp và chỉ bón khi trời không mưa.

B. Thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.

C. Cao và chỉ bón khi trời không mưa

D. Cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.

Lời giải:

Dung dịch bón phân qua lá phải có nồng độ các ion khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Khi bón phân qua lá cần lưu ý điều nào sau đây?

A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa.

B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.

C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa.

D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.

Lời giải:

Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ ion khoáng thấp, chỉ bón qua lá khi trời không mưa và nắng không gắt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của

A. Quả non

B. Thân cây

C. Hoa

D. Lá cây

Lời giải:

Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học