Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)



Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.

A. Lý thuyết bài học

- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.

- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim

Nút xoang nhĩ phát xung điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

- Chu kì tim diễn ra : Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.

- Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây.

- Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh và ngược lại.

- Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

   + Hệ thống động mạch : động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.

   + Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.

   + Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 – 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg.

- Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.

- Những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.

- Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Ví dụ, tốc độ máu chảy trong động mạch chủ bằng khoảng 500mm/s, trong mao mạch bằng khoảng 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ bằng khoảng 200mm/s.

- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Ở người, tiết diện của động mạch chủ bằng khoảng 5 – 6cm2, tốc độ máu ở đây bằng khoảng 500mm/s. Tổng tiết diện của mao mạch bằng khoảng 6000cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn khoảng 0,5mm/s.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

B. Câu hỏi trắc nghiệm

A/ Hoạt động của tim

Câu 1: Tính tự động của tim

A. Nhịp tim.

B. Tính tự động của tim.

C. Chu kì tim.

D. Huyết áp.

Lời giải:

Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là :

A. Do hệ dẫn truyền tim

B. Do tim

C. Do mạch máu

D. Do huyết áp

Lời giải:

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Hệ dẫn truyền tim gồm:

A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His .

Lời giải:

Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Hệ dẫn truyền tim gồm:

1. Nút xoang nhĩ 2. Nút nhĩ thất

3. Bó His 4. Mạng Puốc kin

A. 1, 2, 3.

B. 1, 4.

C. 2, 3, 4.

D. 1, 2, 3, 4.

Lời giải:

Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

A. Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ -> Tâm nhĩ co -> Nút nhĩ thất -> Bó his -> Mạng Puôc – kin -> Tâm thất -> Tâm thất co.

B. Nút nhĩ thất -> Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ -> Bó his -> Mạng Puôc – kin -> Các tâm nhĩ, tâm thất co

C. Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> Mạng Puôc – kin -> Bó his -> Các tâm nhĩ, tâm thất co.

D. Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ -> Nút nhĩ thất -> Mạng Puôc – kin -> Các tâm nhĩ, tâm thất co.

Lời giải:

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:

Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng thì cơ tim:

A. Cơ tim co tối đa

B. Cơ tim co bóp nhẹ.

C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp.

D. Cơ tim co bóp bình thường.

Lời giải:

Tim hoạt động theo quy loạt "tất cả hoặc không có gì": khi kích thích ở cường dộ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng = co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm cơ tim co mạnh hơn nữa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

B. Hoạt động tự động.

C. Hoạt động theo chu kì.

D. Hoạt động cần năng lượng.

Lời giải:

Cả hoạt động của cơ tim và cơ vân đều cần đến năng lượng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Hoạt động của cơ tim khác biệt gì so với hoạt động của cơ vân?

A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

B. Hoạt động tự động.

C. Hoạt động theo chu kì

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Cơ vân hoạt động theo ý thức, cơ tim hoạt động theo chu kỳ và tự động. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Nhịp tim trung bình khoảng:

A. 50-80 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

B. 40-60 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh

C. 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

D. 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

Lời giải:

Nhịp tim trung bình là: 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Nhịp tim trung bình là:

A. 75 lần/phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

B. 85 lần/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

C. 75 lần/phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh

D. 65 lần/phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

Lời giải:

Nhịp tim trung bình là: 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh, vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?

A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải:

Tất cả các trường hợp ở A, B, C đều có thể làm nhịp tim tăng lên

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Nhịp tim sẽ giảm xuống trong trường hợp nào sau đây ?

A. Khi nghỉ ngơi.

B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

D. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

Lời giải:

Tất cả các trường hợp ở B, C, D đều có thể làm nhịp tim tăng lên

Khi nghỉ ngơi nhịp tim sẽ giảm xuống

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

A. 0,8 giây

B. 0,6 giây

C. 0,7 giây

D. 0,9 giây

Lời giải:

Mỗi chu kỳ tim ở người dài 0,8s trong đó tâm nhĩ co: 0,1s; tâm thất co : 0,3s; pha giãn chung: 0,4s

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

A. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.

B. Tim có hệ thống nút có khả năng tự phát xung điện.

C. Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể

D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Lời giải:

Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do: khi tim được nuôi dưỡng đầy đủ: được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp, nó có khả năng tự động vận hành nhờ cơ chế tự phát nhịp của mình

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Khả năng tự động vận hành nhờ cơ chế tự phát nhịp của tim giúp tim:

A. Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng.

B. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.

C. Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể.

D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Lời giải:

Khả năng tự động vận hành nhờ cơ chế tự phát nhịp của tim giúp tim thể hiện ở: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?

A. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

B. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và tăng co tim.

C. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.

D. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

Lời giải:

Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Dây giao cảm có tác dụng gì đối với tim?

A. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

B. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim.

C. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim.

D. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim.

Lời giải:

Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?

A. Động mạch dưới đòn

B. Động mạch dưới cằm

C. Động mạch vành

D. Động mạch cảnh trong

Lời giải:

Động mạch vành mang máu đi nuôi tim

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Ở người, mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm:

A. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây

C. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

D. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Lời giải:

Mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm 3 pha: tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Lời giải:

Mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm 3 pha: tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. Tổng thời gian mỗi chu kỳ hoạt động là 0,8 giây.

Đáp án cần chọn là: B

B/ Hoạt động của hệ mạch

Câu 1: Hệ mạch máu của người gồm:

I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch.

Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:

A. I → III → II.

B. I → II → III.

C. II → III → I.

D. III → I → II.

Lời giải:

Máu chảy trong hệ mạch tuần hoàn theo chiều từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Máu của người chảy trong hệ mạch theo chiều:

A. Động mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch.

B. Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch.

C. Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch.

D. Mao mạch → Động mạch → Tĩnh mạch.

Lời giải:

Máu chảy trong hệ mạch tuần hoàn theo chiều từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Động mạch là

A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

Lời giải:

Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Động mạch là những mạch máu

A. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

B. Chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

C. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

D. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

Lời giải:

Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Mao mạch là

A. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

B. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

C. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

D. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.

Lời giải:

Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Mao mạch là những mạch máu

A. Rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

B. Nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

C. Rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

D. Phân biệt động mạch và tĩnh mạch, không tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.

Lời giải:

Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Tĩnh mạch là:

A. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

B. Những mạch máu từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

C. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

D. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Lời giải:

Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Tĩnh mạch là những mạch máu:

A. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

B. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

C. Từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

D. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

Lời giải:

Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?

A. Động mạch.

B. Mạch bạch huyết.

C. Tĩnh mạch.

D. Mao mạch.

Lời giải:

Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?

A. Động mạch.

B. Mạch bạch huyết.

C. Tĩnh mạch.

D. Mao mạch.

Lời giải:

Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tiêt diện nhỏ nhât?

A. Mao mạch.

B. Mạch bạch huyết.

C. Tĩnh mạch.

D. Động mạch.

Lời giải:

Mao mạch có tiêt diện nhỏ nhất nhưng xét cả cơ thể thì có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?

A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.

B. Vì mao mạch thường ở xa tim.

C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn

D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.

Lời giải:

Mao mạch có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn → có tổng tiết diện lớn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Vì sao ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất?

A. Vì tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn.

B. Vì số lượng tĩnh mạch nhiều hơn động mạch.

C. Vì số lượng tĩnh mạch lớn.

D. Vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.

Lời giải:

Ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.

Theo đó huyết áp ở động mạch là lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?

A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm

B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì

C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải:

Mao mạch có thành mỏng, vận tốc máu chậm, phân nhánh đến tế bào → trao đổi chất hiệu của với tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể:

A. Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch.

B. Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch.

C. Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.

D. Tim phải cho bóp theo chu kì.

Lời giải:

Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

A. Dòng máu chảy liên tục

B. Sự va đẩy của các tế bào máu

C. Co bóp của mạch.

D. Năng lượng co tim.

Lời giải:

Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ sự co bop của tim.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Huyết áp là:

A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Lời giải:

Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Huyết áp là gì ?

A. Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất

B. Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch

C. Ap lực của máu vào thành mạch

D. Ap lực máu trong tim

Lời giải:

Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?

A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

Lời giải:

Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch chứ không chỉ do sự ma sát của máu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau.

1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn

2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.

4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch

Có bao nhiêu kết luận không đúng?

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Lời giải:

1. đúng

2. đúng

3. đúng, thể tích máu giảm làm huyết áp giảm

4. sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển làm thay đổi vận tốc máu

5. sai, đó là sự giảm dần của huyết áp

Đáp án cần chọn là: C

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học