Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 9 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 9 Học kì 2 có đáp án (10 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 9.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
Đề bài: Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin – côn viết gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu, trích dẫn câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin – côn viết gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
- Câu nói bàn về đức tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói chung.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích nội dung câu nói (2đ):
+ A. Lin – côn nhắn nhủ: “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” tức đề cao sự cần thiết và vai trò của đức tính trung thực trong thi cử. Chấp nhận thi rớt, trung thực trong thi cử còn vinh dự hơn sự gian lận mà đạt kết quả cao.
+ Thực chất câu nói nhằm khẳng định đức tính trung thực của con người.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Lời nhắn nhủ của vị tổng thống với thầy giáo để thầy dạy dỗ con mình đồng thời cũng là lời khuyên nhủ tới mọi người. Phải trung thực: cả trong thi cử lẫn ngoài cuộc sống.
+ Trung thực là: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng và sống đúng với sự thật, biết nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người sống trung thực luôn sống tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.
+ Biểu hiện của trung thực: dám nhận khuyết điểm của bản thân, sống đúng theo lẽ phải, không bao che cho những hành động sai trái, đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc. Người sống trung thực luôn được mọi người yêu mến, tin tưởng.
+ Trong thi cử: Trung thực là làm bài bằng tất cả khả năng mình có, không dựa vào ai hay bất cứ điều gì khác hỗ trợ ngoài thực lực bản thân.
Ngược lại với trung thực là gian lận khi thi. Gian lận là: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, nhờ người thi hộ...Dù thi đạt kết quả cao nhưng không phải bằng thực lực bản thân.
→ Chấp nhận thi rớt là biểu hiện của đức tính trung thực.Việc thi rớt nhưng trung thực với kết quả, việc làm của chính mình còn vinh dự hơn đi đỗ bằng sự gian lận, dối trá.
+ Trong cuộc sống: Người trung thực luôn thành thực với mình và với người khác. Đây là phẩm chất nền tảng hình thành nên nhân cách của con người, là cơ sở để con người đặt niềm tin vào nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Trung thực đem lại cho con người sự thoải mái, tránh âu lo.
Ngược lại với trung thực là gian dối. Người gian dối, thiếu trung thực hay làm viêc khuất tất, sống dè chừng, nghi kị, toan tính, sợ bị phát hiện.
+ Lấy ví dụ về sống trung thực trong đời sống và thi cử để thấy lợi ích của nó.
- Bàn luận (2đ):
+ Câu nói hoàn toàn đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống mỗi con người.
+ Với tư cách là một phẩm chất đạo đức, người sống trung thực là người có đạo đức và ngược lại. Xã hội sẽ ra sao nếu con người sống mưu toan, vi kỉ, không tin tưởng mà hoài nghi lẫn nhau?
+ Liên hệ bản thân và bài học nhận thức: phải sống ngay thẳng, trung thực, không thẹn với lòng mình; tu dưỡng đức tính trung thực, đấu tranh chống những biểu hiện gian lận tiêu cực trong thi cử cũng như cuôc sống...
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại ý nghĩa câu nói.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 2)
Đề bài: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về tình trạng bạo lực gia đình.
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình trạng bạo lực gia đình – thực trạng, nguyên nhân, hệ quả và giải pháp phòng tránh.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Bạo lực gia đình là: hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình nhằm đe dọa, gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lí, đời sống của các thành viên khác.
+ Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
→ Các loại bạo lực gia đình:
+ Bạo lực về mặt thể xác: dùng vũ lực tác động làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.
+ Bạo lực về mặt tinh thần: dùng lời lẽ xỉ vả, mắng nhiếc... trong một thời gian dài.
+ Bạo lực xã hội: không cho tiếp xúc với bạn bè, người thân, cộng dồng.
+ Bạo lực tình dục: loạn luận, cưỡng ép tình dục trong quan hệ vợ chồng...
→ Thực trạng của bạo lực gia đình: (Ảnh chụp số liệu thống kê trên trang wikipedia)
→ Nguyên nhân của bạo lực gia đình: cả chủ quan lẫn khách quan:
+ Do tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút (Say rượu, cờ bạc thua, thiếu tiền hút chích...) về nhà trút giận lên người thân.
+ Do kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp (trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới, .
+ Người trong cuộc bao che, ngần ngại, không tố cáo, để hành vi bạo lực đó vẫn tiếp tục tiếp diễn.
...
→ Hệ quả của bạo lực gia đình:
+ Tổn thương về thể xác lẫn tinh thần, nhất là đối tượng trẻ nhỏ bị bạo hành thể xác bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề.
+ Thiệt hại kinh tế.
+ Đi ngược lại truyền thống gia đình tốt đẹp của dân tộc.
+ Vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người: quyền tự do thân thể và bất khả xâm phạm thân thể.
→ Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình:
+ Tuyên truyền, giáo dục nhận thức người dân về tác hại nghiêm trọng của bạo lực gia đình đến đời sống vật chất – tinh thần của mỗi con người.
+ Kịp thời nắm bắt những hoàn cảnh gia đình xảy ra bạo lực để có hướng hòa giải/ ngăn chặn.
+ Chế tài xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
- Bình luận (2đ):
+ Bạo lực gia đình là hiện tượng xấu, cần loại bỏ để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Bài học cho bản thân em, nhận thức hành động: ngăn chặn bạo lực từ chính ngôi nhà của mình, tuyên truyền với mọi người về nguyên nhân, tác hại...
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại vấn đề. Xã hội cần chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
Đề bài: Hiện nay, tình cảm khác giới nảy nở sớm trong độ tuổi học sinh đã trở thành hiện tượng phổ biến. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu tuổi học trò.
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?
b. Thân bài (9đ)
- Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):
+ Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...
+ Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).
→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.
- Phân tích (5đ):
+ Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.
+ Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?
→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.
→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.
- Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.
+ Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.
- Bàn luận (2đ):
+ Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.
+ Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.
+ Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.
c. Kết bài (0.5d)
- Khẳng định lại vấn đề.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay.
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. HS có thể lựa chọn những đồ dùng khác nhau như phấn, bảng, bút...Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay – thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích nghiện internet là gì? (2đ):
+ Là hiện tượng phổ biến, đáng báo động của giới trẻ ngày nay.
+ Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Nghiện internet là việc dành phần lớn thời gian để dùng internet đến mức không thể kiểm soát, tách rời hay sống thiếu nó được.
- Phân tích – chứng minh (5d):
Biểu hiện:
+ Thờ ơ với mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào internet thời gian dài và liên tục.
+ Bần thần, thẫn thờ nếu không được sử dụng internet.
+ Sống không giao lưu với ai ngoài các thiết bị internet, xa cách cộng đồng.
Thực trạng:
+ Công nghệ thông tin phát triển, thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại, các quán net mọc lên như nấm, phục vụ 24/24.
+ Các trò chơi trên internet được sáng tạo ra ngày một nhiều hơn.
+ Số lượng người thường xuyên sử dụng internet vào mục đích giải trí đến mức say mê ngày một nhiều.
Nguyên nhân:
+ Thời đại công nghệ số, khoa học máy tính phát triển ở mức độ cao, nhiều trò chơi được tạo ra trên internet có sức hấp dẫn mạnh mẽ.
+ Cha mẹ buông lỏng quản lí con cái, không quan tâm đến con, để chúng làm theo ý thích.
+ Lối sống buông thả, ham chơi của một bộ phận giới trẻ.
Hệ quả:
+ Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm, tự kỉ...
+ Tốn thời gian, tiền bạc.
+ Ảnh hưởng đến công việc, học tập.
+ Sống ảo, thờ ơ với cuộc sống thực tại.
Giải pháp:
+ Tuyên truyền về sử dụng internet một cách khoa học.
+ Thắt chặt quản lí đối với các quán game online phục vụ 24/24.
+ Mở ra nhiều sân chơi bổ ích cho giới trẻ tham gia thay vì ngồi trước màn hình máy tính.
- Bình luận (2đ):
+ Nghiện internet là thói quen xấu, cần loại bỏ.
+ Bài học nhận thức và hành động: chú tâm vào học tập, tham gia các câu lạc bộ/ hoạt động bổ ích cho sức khỏe; tuyên truyền với các bạn về tác hại của nghiện internet...
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại vấn đề: mọi người cần chung tay đẩy lùi hiên tượng nghiện internet, dành thời gian cho gia đình, công việc...
Xem thêm các đề kiểm tra, Đề thi Ngữ Văn 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Đề kiểm tra 1 tiết Văn phần Thơ lớp 9 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn phần Truyện lớp 9 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 9 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
Đề kiểm tra Tập làm văn số 7 lớp 9 Học kì 2 có đáp án (10 đề)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)