Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 2 có đáp án (Đề 4)



Thời gian làm bài: 90 phút

1. Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là :

a. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện

b. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ

c. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ

d. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện

2. Đoạn trích Vượt thác muốn làm nổi bật điều gì?

a. Cảnh vượt thác

b. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ

c. Cảnh dòng sông theo hành trình của con người

d. Vẻ đẹp hùng vĩ và sức mạnh của con người trong chịnh phục thiên nhiên

3. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất

b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết

c. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.

d. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.

4. Phép tu từ nhân hóa trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là kiểu nhân hóa gì gì?

a. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

5. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp

A B
1. Cây tre Việt Nam a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn
2. Cô tô b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo
3. Lượm c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc
4. Vượt thác d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi

1. Phân tích thành phần chính của các câu sau: (2đ)

a. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

b. Tre là người nhà, tre khăng khít với cuộc sống hàng ngày.

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn dưới đây. Nêu tác dụng của phép tu từ em đã xác định Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân. (1đ)

3. Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? (4đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5
b d d a 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 - a

II. Phần tự luận

1.

Phân tích thành phần chính của các câu sau: (2đ)

a. Dưới bóng tre xanh, ta// giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. (1đ)

     CN   VN

b. Tre// là người nhà, tre //khăng khít với cuộc sống hàng ngày. (1đ)

  CN1  VN1   CN2   VN2

2.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp nhân hóa. (0.5đ)

Tác dụng: hình ảnh Dế Mèn hiện lên sinh động, giống người, giàu sức gợi hình, gợi cảm. (0.5đ)

3.

HS viết bài dựa vào một số gợi ý sau:

a. Mở bài(0.5đ)

   - Giới thiệu giờ ra chơi: thời gian, địa điểm... sân trường im ắng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi...

b. Thân bài (3đ) Tả cảnh sân trường:

   - Tả bao quát: (1đ)

      + Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: ồn ào, náo nhiệt hẳn lên.....

      + Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (chạy nhảy, vui đùa...)

   - Tả chi tiết: (1đ)

      + Cảnh tập thể dục: HS nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục giữa giờ, các động tác đều và đẹp...

      + Cảnh vui chơi: Hoạt động vui chơi của từng nhóm (nhảy dây, kéo co, đá cầu, rượt bắt, chơi truyền, ô ăn quan....được nhiều bạn ưa thích); Có nhóm bạn không thích nô đùa mà ngồi trò chuyện, đọc chuyện, ôn bài...Âm thanh: hỗn độn, tiếng cười đùa, la hét...

      + Không khí: nhộn nhịp, sôi nổi...

      + Tả cảnh vật xung quanh sân trường: cây cối, các loài vật như chim chóc.... (tả lồng vào các cảnh trên)

   - Tả cảnh sân trường sau giờ ra chơi: Trống báo, cảnh vào lớp, sân trường vắng lặng, chỉ nghe thấy tiếng học bài từ các lớp vọng ra, tiếng chim chóc chuyền cành, tiếng lá cây rì rào trong gió... (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Cảm nghĩ về giờ ra chơi (nêu lợi ích của giờ ra chơi): giải toả nỗi mệt nhọc, căng thẳng; đầu óc thư giãn, thoải mái, tiếp thu bài học tiếp theo được tốt hơn.

Các đề kiểm tra Ngữ Văn 6 Học kì 2 có đáp án khác:


de-thi-ngu-van-lop-6-hoc-ki-2.jsp


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học