Top 10 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 6 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Bộ Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Học kì 1 năm 2024 của cả ba bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Cuối kì 1.
Xem thử Sử&Địa 6 KNTT Xem thử Sử&Địa 6 CTST Xem thử Sử&Địa 6 CD
Chỉ từ 60k mua trọn bộ Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 Học kì 1 (cả ba sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (3 đề)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 có đáp án (3 đề)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án (3 đề)
Xem thử Sử&Địa 6 KNTT Xem thử Sử&Địa 6 CTST Xem thử Sử&Địa 6 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên
A. đất sét, gỗ.
B. mai rùa, thẻ tre, gỗ.
D. gạch nung, đất sét.
C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.
Câu 2. Các con sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào, bồi tụ nên nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ… là điều kiện tự nhiên thuận lợi để cư dân Trung Quốc cổ đại phát triển ngành kinh tế nào dưới đây?
A. Thủ công nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Mậu dịch hàng hải.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu của cư dân Hi Lạp cổ đại?
A. Định luật bảo toàn năng lượng.
B. Định lí Pi-ta-go.
C. Định luật Ác-si-mét.
D. Tiên đề Ơ-clít.
Câu 4. Dưới thời kì đế chế, quyền lực ở La Mã tập trung trong tay
A. Viện Nguyên lão.
B. Đại hội nhân dân.
C. Hoàng đế.
D. Toàn án 6000 thẩm phán.
Câu 5. Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì, như:
A. Ba-bi-lon, Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa…
B. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam…
C. Ba-bi-lon, U-rúc, Đva-ra-va-ti, Sri-kse-tra…
D. A-ten, Lang-ka-su-tra, Ma-lay, Chân Lạp…
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau và thực hiện yêu cầu: “Ở Thái Lan, tại di chỉ khaorm cổ Pông-túc (thế kỉ III – IV), đã phát hiện được hai cánh hoa bằng vàng rất giống với những mảnh vàng ở Óc Eo. Ngoài ra, tại đây còn phát hiện được một số mảnh gốm, một số pho tượng Phật nhỏ bằng đồng, một đèn lồng kiểu La Mã”. (Theo Lương Ninh, Đông Nam Á – Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị Quốc gia – sự thật, tr.59).
Yêu cầu: Đoạn tư liệu trên cho biết điều gì về tình hình kinh tế của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?
A. Chỉ đặt quan hệ buôn bán với La Mã.
B. Chỉ đặt quan hệ buôn bán với Trung Quốc.
C. Không có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài.
D. Giao lưu buôn bán với nhiều nước trong và ngoài khu vực.
Câu 7. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.
Câu 8. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?
A. Chân Lạp.
B. Văn Lang.
C. Âu Lạc.
D. Sri Vi-giay-a.
Câu 9. Quá trình giao lưu thương mại đã tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?
A. Kinh tế các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.
B. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ buôn bán với thương nhân Ấn Độ.
C. Đông Nam Á cung cấp nhiều mặt hàng chủ lực như: lúa mì, nho, ô liu…
D. Ở các vương quốc Đông Nam Á xuất hiện nhiều thương cảng sầm xuất.
Câu 10. Khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam) chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật kiến trúc của tôn giáo nào dưới đây?
A. Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Ấn Độ giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 11. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng tới tín ngưỡng truyền thống nào của cư dân Đông Nam Á? A. Tín ngưỡng phồn thực. B. Tục cầu mưa. C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. D. Tín ngưỡng thờ thần – vua. |
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?
A. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những tôn giáo riêng của mình.
B. Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ta chữ viết trên cơ sở chữ Ấn Độ.
C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.
D. Kiến trúc đền – núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.
Câu 13. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần
A. kí hiệu bản đồ.
B. tỉ lệ bản đồ.
C. bảng chú giải và kí hiệu.
D. bảng chú giải.
Câu 14. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là
A. Sao Kim.
B. Sao Thủy.
C. Trái Đất.
D. Sao Hỏa.
Câu 15. Khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là
A. 17 giờ.
B. 15 giờ.
C. 19 giờ.
D. 21 giờ.
Câu 16. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?
A. Khó xác định.
B. Dài nhất.
C. Bằng ban đêm.
D. Ngắn nhất.
Câu 17. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất?
A. Lục địa Nam Mĩ.
B. Lục địa Phi.
C. Lục địa Bắc Mĩ.
D. Lục địa Á - Âu.
Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
A. động đất, núi lửa, sóng thần.
B. hoạt động vận động kiến tạo.
C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. sự di chuyển vật chất ở manti.
Câu 19. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Bắc Băng Dương.
Câu 20. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây
A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.
C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Nêu những điểm chung về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại.
b. Theo em, điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại?
Câu 2 (2,0 điểm). Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa điểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Tại sao lại như vậy? Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội vào hình thì đồng hồ đó sẽ chỉ mấy giờ?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?
A. Sông Nin và sông Hằng.
B. Sông Ấn và sông Hằng.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
Câu 2. Cư dân La Mã cổ đại đã sáng tạo ra
A. hệ thống chữ La-tin.
B. chữ số 0.
C. chữ tượng hình.
D. chữ hình nêm.
Câu 3. Hy Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng, bao gồm
A. miền đất ven bờ tiểu á, lục địa Hy Lạp và đảo Xi-xin.
B. bán đảo In-ta-lia-a và các đảo: Xi-xin, Coóc-xơ và Xác-đe-nhơ.
C. lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ tiểu á và các đảo trên biển Ê-giê.
D. bán đảo In-ta-lia-a và các đảo nhỏ trên biển Ê-giê.
Câu 4. Một trong những nhà sử học nổi tiếng ở Hi Lạp cổ đại là
A. Hê-rô-đốt.
B. Pi-ta-go.
C. Ác-si-mét.
D. Hê-ghen.
Câu 5. Khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Trong đó, hai thành bang lớn nhất là
A. Xpác-ta, A-ten.
B. Pen-la, Đen-phơ.
C. Xpác-ta, Đen-phơ.
D. A-ten, Pen-la.
Câu 6. Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?
A. Có nhiều vịnh, hải cảng.
B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
C. Hệ động, thực vật.
D. Khí hậu khô nóng.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của các thành bang ở Li Lạp cổ đại?
A. Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.
B. Mỗi thành bang có biên giới, chính quyền, quân đội, luật pháp riêng.
C. Các thành bang có hệ thống đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.
D. Các thành bang thống nhất lại với nhau hình thành nên một đế chế hùng mạnh.
Câu 8. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay?
A. Chăm-pa.
B. Pê-gu.
C. Tha-tơn.
D. Ma-lay.
Câu 9. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, vương quốc phong kiến nào phát triển ở hạ lưu sông Sê Mun?
A. Đva-ra-va-ti.
B. Chân Lạp.
C. Sri-vi-giay-a.
D. Sri Kse-tra.
Câu 10. Khu vực Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào dưới đây?
A. Bạch dương.
B. Lúa nước.
C. Ô-liu.
D. Lúa mạch.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
B. Là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 12. Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện các
A. thành phố hiện đại.
B. thương cảng.
C. công trường thủ công.
D. trung tâm văn hoá.
Câu 13. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là
A. Sao Kim.
B. Sao Thủy.
C. Trái Đất.
D. Sao Hỏa.
Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do
A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.
B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.
B. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.
Câu 15. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
B. Hiện tượng mùa trong năm.
C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
D. Sự lệch hướng chuyển động.
Câu 16. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động
A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
B. tự quay quanh trục của Trái Đất.
C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 17. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Ôn đới.
D. Vòng cực.
Câu 18. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?
A. Vòng cực.
B. Cực.
C. Chí tuyến.
D. Xích đạo.
Câu 19. Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?
A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.
B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.
Câu 20. Dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời, ta tìm được hướng
A. Nam.
B. Tây.
C. Bắc.
D. Đông.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Văn hoá Đông Nam Á có nhiều giá trị riêng do các cư dân bản địa sáng tạo nên, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số thành tựu của văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết khi Hà Nội là 7 giờ thì các thành phố Luân-đôn, Bắc Kinh, Tô-ky-ô, Niu Y-óoc là mấy giờ? Giải thích tại sao mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau.
Đồng hồ treo ở khu vực lễ tân của một khách sạn
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là
A. Khổng Tử.
B. Ban Cố.
C. Phạm Diệp.
D. Tư Mã Thiên.
Câu 2. Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước?
A. Nhà Tuỳ.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Tần.
Câu 3. Một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của cư dân Hi Lạp cổ đại là
A. tượng nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti.
B. Mặt nạ vua Tu-tan-kha-môn.
C. tượng Vệ nữ thành Mi-lô.
D. cột đá sư tử của vua A-sô-ca.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại?
A. Hệ chữ cái la-tinh.
B. Tượng nữ thần A-tê-na.
C. Khải hoàn môn.
D. Bê tông.
Câu 5. Vương quốc phát triển nhất khu vực Đông Nam Á trong các thế kỉ VI - VIII là
A. Ka-lin-ga.
B. Ha-ri-pun-giay-a.
C. Sri Vi-giay-a.
D. Đva-ra-va-ti.
Câu 6. Khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa
A. Trung Quốc và Ấn Độ.
B. châu Á và châu Phi.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. lục địa Á-Âu với châu Mĩ.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây đúng khi nhận xét về khu vực Đông Nam Á?
A. Vị trí địa lí của Đông Nam Á không thuận lợi cho buôn bán đường biển.
B. Đông Nam Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
C. Ka-lin-ga là vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á trong thế kỉ I - VII.
D. Các vương quốc sơ kì được hình thành ở Đông Nam Á trong những thế kỉ VII - X.
Câu 8. Tôn giáo nào của Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Phù Nam, các vương quốc trên đảo Su-ma-tra, đảo Gia-va?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 9. Chữ Khơ-me cổ ra đời trên cơ sở cải biến từ hệ chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ Hán của Trung Quốc.
B. Chữ Pa-li của Ấn Độ.
C. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
D. Chữ Phạn của Ấn Độ.
Câu 10. Một số thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là
A. Óc Eo, Pa-lem-bang…
B. Pi-rê, Trà Kiệu…
C. Mi-lê, Pa-lem-bang.
D. Ma-li-a, Pi-rê…
Câu 11. Nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á so với Hy Lạp cổ đại là gì?
A. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ đạo.
C. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
D. Phát triển chăn nuôi gia súc và các loại cây lưu niên: nho, ôliu…
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Tục ướp xác.
B. Tục cầu mưa.
C. Tín ngưỡng phồn thực.
D. Tục thờ cúng tổ tiên.
Câu 13. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?
A. Trái Đất.
B. Sao Mộc.
C. Sao Hỏa.
D. Sao Thổ.
Câu 14. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?
A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.
Câu 15. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
B. Hiện tượng mùa trong năm.
C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
D. Sự lệch hướng chuyển động.
Câu 16. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động
A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
B. tự quay quanh trục của Trái Đất.
C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 17. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Ôn đới.
D. Vòng cực.
Câu 18. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm diễn ra thế nào?
A. Dài nhất.
B. Bằng ban ngày.
C. Ngắn nhất.
D. Khó xác định.
Câu 19. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?
A. Bão, dông lốc.
B. Lũ lụt, hạn hán.
C. Núi lửa, động đất.
D. Lũ quét, sạt lở đất.
Câu 20. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất?
A. Lục địa Nam Mĩ.
B. Lục địa Phi.
C. Lục địa Bắc Mĩ.
D. Lục địa Á - Âu.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. So sánh những điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
b. Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của Hi Lạp và La Mã cổ đại?
Câu 2 (2,0 điểm).
a. Em hãy cho biết các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau không? Tại sao?
b. Em hãy nêu tên của hai mảnh kiến tạo xô vào nhau và tên của hai mảng kiến tạo tách xa nhau.
Xem thử Sử&Địa 6 KNTT Xem thử Sử&Địa 6 CTST Xem thử Sử&Địa 6 CD
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)