3 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)

Với bộ 3 đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Kết nối tri thức và sưu tầm từ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 6 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 6.

Xem thử

Chỉ từ 60k mua trọn bộ Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 6 Học kì 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Tác phẩm nào dưới đây là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí?

A. Ly Tao.

B. Kinh Thi.

C. Thiên vấn.

D. Sở từ.

Câu 2. Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường

A. chiến tranh.

B. ngoại giao. 

C. luật pháp.

D. đồng hóa văn hóa.

Câu 3. Ai là tác giả của hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê?

A. Hô-mê.

B. Pô-li-bi-út.

C. Hê-rô-đốt.

D. Pi-ta-go.

Câu 4. Công trình kiến trúc tiêu biểu ở La Mã cổ đại là

A. đền Pác-tê-nông.

B. thành Ba-bi-lon.

C. đấu trường Cô-li-dê.

D. Vạn lí trường thành.

Câu 5. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ II TCN. 

B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

C. Thế kỉ VII TCN. 

D. Thế kỉ X TCN.

Câu 6. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì: khu vực này

A. là trung tâm của thế giới.

B. tiếp giáp với Trung Quốc.

C. là “ngã tư đường” của thế giới.

D. tiếp giáp với Ấn Độ.

Câu 7. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?

A. Chân Lạp.

B. Âu Lạc.

C. Văn Lang.

D. Sri Vi-giay-a.

Câu 8. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. gia vị.

B. nho.

C. chà là.

D. ôliu.

Câu 9. Quá trình giao lưu thương mại đã tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

A. Kinh tế các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

B. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ buôn bán với thương nhân Ấn Độ.

C. Đông Nam Á cung cấp nhiều mặt hàng chủ lực như: lúa mì, nho, ô liu…

D. Ở các vương quốc Đông Nam Á xuất hiện nhiều thương cảng sầm xuất.

Câu 10. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ?

A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 11. Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á?

A. Ra-ma-y-a-na.

B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Sơ-cun-tơ-la. 

D. Vê-đa.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?

A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào.

B. Cư dân Đông Nam Á không sáng tạo được chữ viết riêng.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc đền – núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.

Câu 13. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.

B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.

D. đọc đường đồng mức.

Câu 14. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Câu 15. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động 

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 16. Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?

A. Mùa xuân.

B. Mùa thu.

C. Mùa đông.

D. Mùa hạ.

Câu 17. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là

A. 10000C.

B. 50000C.

C. 70000C.

D. 30000C.

Câu 18. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là

A. sự phân hủy của các chất phóng xạ.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng các phản ứng hóa học.

D. sự chuyển dịch của các dòng vật.

Câu 19. Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, biển tiến. 

C. Núi lửa, sóng thần. 

D. Động đất, hẻm vực.

Câu 20. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở đây?

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (có thể lập bảng so sánh).

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-A

4-C

5-B

6-C

7-D

8-A

9-D

10-C

11-A

12-B

13-A

14-C

15-B

16-D

17-B

18-B

19-A

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

* Thuận lợi:

- Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.


1,0



0,5

* Khó khăn:

- Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đá, bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).

- Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư, khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia, vì vậy diện tích mỗi nước khá nhỏ.


1,0






0,5

2 (2,0 điểm)

Lớp

Vỏ Trái Đất

Lớp Manti

Lớp Nhân

Độ dày

5km - 70km.

2900km.

3400km.




Trạng thái

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. 

- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Tồn tại ở trạng thái rắn.

Chia thành 2 tầng:

- Manti trên ở trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới ở trạng thái rắn chắc.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài ở ở thể lỏng.

+ Nhân trong vật chất ở dạng rắn.

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe (còn gọi: nhân Nife).

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 10000C.

Từ 15000C đến 47000C.

Khoảng 50000C.



0,5


1,0











0,5


................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

Xem thử


Đề thi, giáo án các lớp các môn học