3 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

Với bộ 3 đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 năm 2024 có đáp án, chọn lọc sách Cánh diều giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời Bắc thuộc do ai lãnh đạo?

A. Bà Triệu. 

B. Hai Bà Trưng.

C. Lý Bí. 

D. Mai Thúc Loan. 

Câu 2. Sự ra đời nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa của

A. Hai Bà Trưng. 

B. Lý Bí.

C. Mai Thúc Loan.

D. Phùng Hưng.

Câu 3. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành

A. quyền dân sinh.

B. chức Tiết độ sứ.

C. quyền dân chủ.

D. độc lập, tự chủ.

Câu 4. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm

A. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. 

B. chữ La-tin. 

C. chữ Phạn. 

D. chữ Chăm cổ.

Câu 5. Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và giành thắng lợi năm 931 là

A. Dương Đình Nghệ.

B. Ngô Quyền.

C. Khúc Hạo. 

D. Khúc Thừa Dụ. 

Câu 6. Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VII, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là 

A. Phù Nam. 

B. Lâm Ấp.

C. Chân Lạp. 

D. Tượng Lâm. 

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hoá của Chăm-pa?

A. Nhiều lễ hội gắn với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng.

B. Tín ngưỡng đa thần (Núi, Nước, Lúa,...).

C. Sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn. 

D. Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật.

Câu 8. Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? 

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ. 

C. Bắc Bộ.

D. Nam Bộ.

Câu 9. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ

A. các dòng sông lớn.

B. các loài sinh vật.

C. biển và đại dương.

D. ao, hồ, vũng vịnh.

Câu 10. Cửa sông là nơi dòng sông chính 

A. xuất phát chảy ra biển.

B. tiếp nhận các sông nhánh.

C. đổ ra biển hoặc các hồ.

D. phân nước cho sông phụ.

Câu 11. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

A. động đất.

B. bão.

C. dòng biển.

D. gió thổi.

Câu 12. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Dòng biển.

B. Sóng ngầm.

C. Sóng biển.

D. Thủy triều.

Câu 13. Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 14. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. số lượng loài.

B. môi trường sống.

C. nguồn cấp gen.

D. thành phần loài.

Câu 15. Năm 2018 dân số thế giới khoảng

A. 6,7 tỉ người. 

B. 7,2 tỉ người.

C. 7,6 tỉ người.

D. 6,9 tỉ người.

Câu 16. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Câu 17. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là

A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.

B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.

C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.

D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu có khí áp xuất hiện trên Trái Đất là do

A. khí quyển có sức nén.

B. không khí có trọng lượng.

C. sức nén của khí quyển.

D. con người nghiên cứu tạo ra.

Câu 19. Khí hậu là hiện tượng khí tượng

A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.

B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.

C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.

D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

Câu 20. Biến đổi khí hậu là vấn đề của

A. mỗi quốc gia.

B. mỗi khu vực.

C. mỗi châu lục.

D. toàn thế giới.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trong trận Bạch Đằng (năm 938), nghệ thuật đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào?

Câu 2 (3,0 điểm).

a) Tại sao dân cư trên thế giới phân bố không đều?

b) Hãy mô tả lại vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất theo thứ tự từ (1) đến (7).

 3 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

Sơ đồ vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-D

4-A

5-A

6-B

7-C

8-D

9-C

10-C

11-C

12-D

13-A

14-D

15-C

16-B

17-B

18-B

19-B

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1 (2,0 điểm)

Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua những điểm dưới đây:

- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nước thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.

- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:

+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông.

+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch vào trận địa cọc ngầm. Khi thủy triều rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh, tiêu diệt các chiến thuyền của quân giặc.


0,5

0,5



0,5

0,5



2 (3,0 điểm)

a) Dân cư phân bố không đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố, đó là:

- Vị trí địa lí.

- Các điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước,…).

- Sự phát triển kinh tế.

- Trình độ của con người và lịch sử định cư.

-> Ở mỗi khu vực địa lí sẽ có các điều kiện khác nhau nên dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. 

b) Vòng tuần hoàn nước

- Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.

- Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển, sau đó biển lại bốc hơi,…

1,5







0,5


1,0


 3 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Năm 248, Triệu Thị Trinh và anh trai phất cờ khởi nghĩa ở vùng

A. Mê Linh (Hà Nội).

B. núi Tùng (Thanh Hóa).

C. Hoan Châu (Nghệ An).

D. núi Nưa (Thanh Hóa).

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến

Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên

Nhiều năm kham khổ liên miên

Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?”

A. Triệu Quang Phục.

B. Phùng Hưng.

C. Mai Thúc Loan.

D. Lý Bí.

Câu 3. Bao trùm xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nông dân người Việt với địa chủ người Hán.

B. quý tộc người Việt và quý tộc người Hán.

C. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

D. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.

Câu 4. Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã

A. học chữ Hán và viết chữ Hán.

B. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai. 

C. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.

D. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

Câu 5. Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở 

A. vùng đầm Dạ Trạch. 

B. thành Đại La.

C. cửa biển Bạch Đằng. 

D. cửa sông Tô Lịch.

Câu 6. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. Khai thác hải sản.

B. Thủ công nghiệp. 

C. Chế tác kim hoàn.

D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Vương quốc Chăm-pa?

A. Địa bàn chủ yếu là khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

B. Ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường.

C. Trong xã hội Chăm-pa, vua là” đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc.

D. Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa...).

Câu 8. Khoảng thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam dần suy yếu. Tới thế kỉ VII, Phù Nam bị thôn tính bởi 

A. Chăm-pa. 

B. Ấn Độ.

C. Chân Lạp. 

D. Trung Quốc.

Câu 9. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. Nước.

B. Sấm.

C. Mưa.

D. Mây.

Câu 10. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

A. Hơi nước.

B. Nước ngầm.

C. Nước hồ.

D. Nước mưa.

Câu 11. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Châu Nam Cực.

Câu 12. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 13. Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 14. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

A. Đới ôn hòa và đới lạnh.

B. Xích đạo và nhiệt đới.

C. Đới nóng và đới ôn hòa.

B. Đới lạnh và đới nóng.

Câu 15. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Á.

B. Trung Á.

C. Bắc Á.

D. Đông Á.

Câu 16. Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Triều Tiên.

Câu 17. Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho con người không gồm có

A. Ánh sáng.

B. Nguồn nước.

C. Không khí.

D. Nguồn vốn.

Câu 18. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí đại dương.

C. Khối khí nguội.

D. Khối khí nóng.

Câu 19. Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất?

A. Gió mùa.

B. Dòng biển.

C. Địa hình.

D. Vĩ độ.

Câu 20. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

A. Gia cố nhà cửa.

B. Bảo quản đồ đạc.

C. Sơ tán người.

D. Phòng dịch bệnh.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Công cuộc cải cách đất nước của Khúc Thừa Dụ có nội dung và ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm).

a) Hãy chứng minh rằng tài nguyên nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của con người.

b) Lấy ví dụ về tác động của con người đã làm cho thiên nhiên thay đổi theo hai chiều hướng tích cực, tiêu cực và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên.


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-A

3-C

4-D

5-C

6-D

7-B

8-C

9-D

10-B

11-D

12-B

13-B

14-C

15-D

16-B

17-D

18-C

19-D

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(2,0

Điểm)

- Nội dung cải cách của Khúc Thừa Dụ:

+ Chia, đặt lại các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.

+ Bình quân thuế ruộng cho công bằng, tha bỏ lực dịch.

+ Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.


0,25

0,25

0,25

- Ý nghĩa của cải cách:

+ Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt.

+ Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục sự phân tán quyền lực.

+ Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.


0,25

0,5


0,5

2 (3,0 điểm)

a) Nước ngọt là một trong những tài nguyên quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong sinh hoạt và sản xuất của con người.

- Trong đời sống: Nước ngọt dùng để phục vụ cho việc ăn uống, tắm rửa, sinh hoạt, nấu ăn,... 

- Trong sản xuất: Nước ngọt đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Ngoài ra nguồn nước ngọt còn dùng trong công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, giao thông vận tải,…

b) Con người tác động vào thiên nhiên làm thay đổi theo hai chiều hướng tích cực, tiêu cực và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên là

- Thay đổi tích cực

+ Con người sử dụng và cải tạo đất đai khiến cho đất trở nên màu mỡ và phì nhiêu hơn.

+ Con người tăng cường trồng và bảo vệ rừng -> Tăng không gian sống của động vật, bảo vệ đất đai, hạn chế xói mòn, sạt lở đất,…

+ Con người khai thác nguồn năng lượng sạch: thủy triều, gió, Mặt Trời,… hạn chế sử dụng năng lượng than, dầu khí gây ô nhiễm môi trường.

- Thay đổi tiêu cực

+ Con người xả thải nước sinh hoạt, công nghiệp ra sông, biển -> ô nhiễm nguồn nước.

+ Khai thác rừng, đất, nước và khoáng sản quá mức -> Làm suy thoái đất, rừng, nước; cạn kiệt nguồn tài nguyên,…

0,25


0, 5

0,5




1,5





0,75


Phòng Giáo dục và Đào tạo

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

3 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

B. Khởi nghĩa Lý Bí.

C. Khởi nghĩa Bà Triệu.

D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 2. Sau khi đánh đổ ách cai trị của nhà Lương, mùa Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, lập ra nhà nước

A. Âu Lạc.

B. Vạn Xuân.

C. An Nam.

D. Đại Việt.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã

A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ bền bỉ của người Việt.

B. lật đổ ách cai trị của nhà Đường, giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

D. đánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân.

Câu 4. Dưới thời Bắc thuộc, tư tưởng, tôn giáo nào được tiếp nhận một cách tự nhiên cùng với văn hoá truyền thống của người Việt?

A. Phật giáo và Đạo giáo. 

B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo. 

C. Nho giáo và Thiên Chúa giáo. 

D. Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. 

Câu 5. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

“Đố ai trên Bạch Đằng Giang

Phá quân Nam Hán giữ an quê nhà?”

A. Dương Đình Nghệ.

B. Ngô Quyền.

C. Khúc Hạo. 

D. Khúc Thừa Dụ. 

Câu 6. Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? 

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ. 

C. Bắc Bộ.

D. Nam Bộ. 

Câu 7. Nội dung nào dưới đây đúng khi tìm hiểu về Vương quốc Chăm-pa?

A. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

B. Cư dân đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.

C. Ra sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống ách đô hộ của nhà Ngô.

D. Xã hội phân chia thành các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, nô lệ.

Câu 8. Thương cảng nổi tiếng nhất ở Vương quốc Phù Nam là

A. Pa-lem-bang.

B. Đại Chiêm.

C. Trà Kiệu.

D. Óc Eo.

Câu 9. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở

A. biển và đại dương.

B. các dòng sông lớn.

C. ao, hồ, vũng vịnh.

D. băng hà, khí quyển.

Câu 10. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.

B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.

C. Các hoạt động sản xuất của con người.

D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.

Câu 11. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng khuyết và không trăng.

C. Trăng tròn và trăng khuyết.

D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do

A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.

B. chuyển động của dòng khí xoáy.

C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.

D. động đất ngầm dưới đáy biển.

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Câu 14. Cây trồng nào sau đây tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?

A. Nho, củ cải đường.

B. Chà là, xương rồng.

C. Thông, tùng, bách.

D. Cà phê, cao su, tiêu.

Câu 15. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 16. Ở trên thế giới tỉ lệ người sống trong các đô thị 

A. tăng dần.

B. khó xác định.

C. giảm dần.

D. không thay đổi.

Câu 17. Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?

A. Khoáng sản.

B. Nguồn nước.

C. Khí hậu.

D. Thổ nhưỡng.

Câu 18. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Câu 19. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 20. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. H2O, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng (938).

b. Chiến thắng Bạch Đằng (938) của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm). 

a) Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ? Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?

b) Hãy kể tên một số loài thực vật, động vật sống trên lục địa ở vùng Bắc Cực?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-B

3-A

4-A

5-B

6-B

7-A

8-D

9-A

10-A

11-A

12-D

13-C

14-D

15-D

16-A

17-A

18-B

19-A

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1
 (2,0 điểm)

- Diễn biến trận Bạch Đằng (938):

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.

+ Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.

+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.


0,25


0,25

0,25

0,25


- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (938)

+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.

+ Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.


0,25

0,5


0,25

2 (3,0 điểm)

a)

- Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.

- Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người.

+ Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất.

+ Nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật.

+ Phát triển giao thông vận tải, du lịch sinh thái, thủy điện,... 

b) Một số loại thực vật, động vật sống ở vùng Bắc Cực: gấu bắc cực, cáo tuyết, cá voi trắng, nhạn bắc cực, rêu, địa y,...


1,0


1,5




0,5


Phòng Giáo dục và Đào tạo

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

3 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

C. Khởi nghĩa Lý Bí.

D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 2. Anh hùng dân tộc nào dưới đây được nhân dân suy tôn là “Bố cái đại vương”?

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Triệu Quang Phục.

C. Phùng Hưng.

D. Lý Bí.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã

A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ bền bỉ của người Việt.

B. lật đổ ách cai trị của nhà Lương, giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

D. tiếp nối truyền thống đâu tranh kiên cường của người Việt.

Câu 4. Những tôn giáo nào dưới đây được các triều đại phong kiến Trung Quốc truyền bá vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Nho giáo, Phật giáo và Hồi giáo.

B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.

C. Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.

D. Đạo giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Khúc Hạo?

A. Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.

B. Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.

C. Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán.

D. Chia cả nước là 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.

Câu 6. Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ III TCN.

C. Thế kỉ I.

D. Thế kỉ II.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hoá của Chăm-pa?

A. Cư dân Chăm-pa chỉ sùng mộ Phật giáo.

B. Tín ngưỡng đa thần (Núi, Nước, Lúa,...).

C. Sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ. 

D. Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật.

Câu 8. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Vương quốc Phù Nam

A. dần suy yếu.

B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

C. bị Chân Lạp tấn công và thôn tính.

D. trở thành đế chế mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 9. Thành phần nào sau đây của nước ngọt chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A. Băng.

B. Nước mặt.

C. Nước ngầm.

D. Nước khác.

Câu 10. Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Á.

D. Châu Phi.

Câu 11. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.

C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.

D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do

A. gió thổi.

B. núi lửa.

C. thủy triều.

D. động đất.

Câu 13. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. Thành phần quan trọng nhất của đất.

C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.

D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 14. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

A. Gió Tín phong.

B. Gió Đông cực.

C. Gió Tây ôn đới. 

D. Gió Tây Nam. 

Câu 15. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Câu 16. Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi.

B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

D. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí.

Câu 17. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu sản xuất.

B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa.

C. Chứa đựng các loại rác thải.

D. Cung cấp, lưu trữ thông tin.

Câu 18. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió Đông cực.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

Câu 19. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?

A. Cận nhiệt.

B. Nhiệt đới.

C. Cận nhiệt đới.

D. Hàn đới.

Câu 20. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở

A. Béc-lin (Đức).

B. Luân Đôn (Anh).

C. Pa-ri (Pháp).

D. Roma (Italia).

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Vì sao Ngô Quyền chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa đánh giặc?

b. Tóm tắt diễn biến chính của trận Bạch Đằng (năm 938).

Câu 2 (3,0 điểm). Vì sao việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất? Hãy cho biết một số biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-D

4-C

5-D

6-D

7-A

8-D

9-A

10-B

11-A

12-A

13-B

14-C

15-A

16-B

17-B

18-A

19-B

20-C

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1 (2,0 điểm)

- Lý do Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng....

+ Bạch Đằng là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.

+ Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, cây cối um tùm che lấp bờ sông.

+ Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, chênh lệch mực nước thủy triều khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.

=> Cửa sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch.


0,25


0,25

0,25

0,25

- Diễn biến trận Bạch Đằng...

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.

+ Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.

+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.


0,25


0,25

0,25


0,25

2 (3,0 điểm)

* Giải thích: Việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất vì trong quá trình sử dụng đất chúng ta sẽ làm đất bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng, bị ô nhiễm,… vì vậy, cần phải cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng chất dinh dưỡng và phục hồi tính chất của đất.

* Biện pháp hạn chế ô nhiễm nước sông, hồ:

- Xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp trước khi xả ra sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.

- Xử lý các thiết bị y tế, bao bì thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… đúng theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nước và biết tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa.

- Nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch.

- Phát triển nông nghiệp xanh, hạn chế thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các chất hóa học,…

1,0



2,0

Xem thử


Các loạt bài lớp 9 khác