Top 25 Đề kiểm tra, Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 2 chọn lọc, có đáp án



Phần dưới là Top 25 Đề kiểm tra, Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 2 chọn lọc, có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn và đề thi Học kì 2. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Văn 6 Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1 Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? Có mấy loại câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ mỗi loại.

Câu 2 Xác định chủ ngữ, vụ ngữ trong các câu sau:

a. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

b. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

Câu 1 (5 điểm )

- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là:

   + Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

   + Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định , nó kết hợp với các từ không, chưa.

- Có 2 loại câu trần thuật đơn không có từ là:

   + Câu miêu tả:

Ví dụ: Bông hoa hồng rực rỡ như một nàng tiên.

   + Câu tồn tại:

Ví dụ: Đằng cuối bãi, hai cô nàng xinh đẹp tiến lại

Câu 2 (5 điểm )Xác định chủ ngữ, vị ngữ.

a. Dưới gốc tre, tua tủa// những mầm măng.

   TN        CN                   VN

b. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể// sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

    TN                CN1             CN2               VN

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 2

Môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

A B
1. Vượt thác a. Đoàn Giỏi
2. Sông nước Cà Mau b. Minh Huệ
3. Buổi học cuối cùng c. An – phông –xơ Đô - đê
4. Đêm nay Bác không ngủ d. Võ Quảng

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 2

“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng” (SGK Ngữ Văn 6 – tập 2)

2. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

a. Sông nước Cà Mau

b. Bài học đường đời đầu tiên

c. Bức tranh của em gái tôi

d. Vượt thác

3. Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Vượt thác

a. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động

b. Khái quát sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông Thu Bồn trong cuộc vượt thác

c. Làm nổi bật cảnh quan hai bên bờ sông

d. Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động

4. Ba truyện Bài học đường đời đầu tiên, Buổi học cuối cùng, Bức tranh của em gái tôi có gì giống nhau về ngôi kể và thứ tự kể?

a. Ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể thời gian

b. Ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể thời gian và sự việc

c. Ngôi kể thứ ba, thứ tự kể thời gian

5. Chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước trong Sông nước Cà Mau là:

a. Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

b. Con sông rộng hơn ngàn thước; Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

c. Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

d. Cả a, b, c

6. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

A B
1. Bài học đường đời đầu tiên a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn
2. Bức tranh của em gái tôi b. Chân dung Dế Mèn và hành động trêu chị Cốc của Dế Mèn dẫn đến cái chết của chị Cốc
3. Vượt thác c. Tình cảm hồn nhiên trong sáng của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của mình
4. Sông nước Cà Mau d. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau

1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của “Buổi học cuối cùng” (2đ)

2. Cảm nhận của em về nhân vật thầy Ha - men trong đoạn trích “Buổi học cuối cùng” (4đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1. 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b.

2 3 4 5

6. 1 – b; 2 – c; 3 – a; 4 - d.

I. Phần tự luận

1.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của “Buổi học cuối cùng”

   - Giá trị nội dung: lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là lòng yêu tiếng nói dân tộc thể hiện qua chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù”. (1đ)

   - Giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha – men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. (1đ)

2.

HS nêu cảm nhận về nhân vật thầy Ha - men. Lưu ý những nét chính sau:

   - Trang phục: chiếc áo rơ – đanh - gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục. (1đ)

   - Thái độ với học sinh: Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy. (1đ)

   - Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp. (1đ)

   - Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

→ Thầy Ha - men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc. (1đ)

Thời gian làm bài: 90 phút

1. Phần in đậm “Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày” đóng vai trò là:

a. Chủ ngữ    b. Vị ngữ    c. Trạng ngữ

2. Câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” sử dụng những biện pháp tu từ nào?

a. Ẩn dụ và hoán dụ

b. Nhân hóa và so sánh

c. So sánh và hoán dụ

d. Ẩn dụ và nhân hóa

3. Câu: “Mùa xuân xinh đẹp đã về” , phụ từ đã bổ sung ý nghĩa gì?

a. Chỉ quan hệ thời gian

b. Chỉ sự cầu khiến

c. Chỉ khả năng

d. Chỉ mức độ

4. Câu: “Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt” sử dụng loại ẩn dụ nào?

a. Ẩn dụ hình thức

b. Ẩn dụ cách thức

c. Ẩn dụ phẩm chất

d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

5. Phần in đậm trong câu: “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” là phần nào trong cấu trúc so sánh?

a. Vế A( tên sự vật, sự việc được so sánh)

b. Vế B (tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

c. Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

d. Từ so sánh

6. Câu trần thuật đơn có từ là trong câu: “Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” thuộc loại nào?

a. Câu định nghĩa

b. Câu miêu tả

c. Câu giới thiệu

d. Câu đánh giá

1. Xác đinh thành phần chính của các câu dưới đây (2đ)

a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

b. Dưới bóng tre, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời

2. Phân tích mô hình cấu trúc so sánh trong câu thơ: Trăng tròn như quả bóng/ Lửng lơ lên trước nhà (1đ)

3. Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau: (4đ)

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
a d a d b a

II. Phần tự luận

1. Xác định thành phần chính của câu

a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính.

      VN   CN

b. Dưới bóng tre, ta// giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

     CN   VN

2. Mô hình cấu trúc so sánh

Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Trăng tròn như quả bóng

3. Viết đoạn văn:

- Đoạn thơ trên miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng nơi thôn quê bình dị và sự gắn kết của bạn nhỏ với ánh trăng. (0.5đ)

- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “Những hôm nào trăng khuyết/Trông giống con thuyền trôi”, ánh trăng hiện lên thật cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình, kích thích liên tưởng của người đọc, người nghe. (1.5đ)

- Hai câu thơ sau, Nhược Thủy sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa : “Em đi trăng theo bước/Như muốn cùng đi chơi”, ánh trăng hiện lên mang những đặc điểm tâm lý người (theo bước, muốn cùng đi chơi...). Trăng như người bạn tri kỉ cùng bạn nhỏ đi khắp mọi nẻo đường. Đó chính là sự gắn bó, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. (1.5đ)

- Viết theo cấu trúc đoạn văn, có mở đoạn, đầu dòng viết hoa, lùi dòng, kết thúc có dấu câu. (0.5đ)




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học