Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 2 có đáp án, cực hay



Phần dưới là Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 2 có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6.

Thời gian làm bài: 90 phút

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

AB
1. Buổi học cuối cùnga. Bức tranh thiên nhiên rộng lớ, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau
2. Sông nước Cà Maub. Lòng yêu thương sâu sắc của Bác với bộ đội và nhân dân; tình cảm cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác
3. Bức tranh của em gái tôic. Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của người em đã giúp anh nhận ra phần hạn chế của mình
4. Đêm nay Bác không ngủd. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở An – dat và hình ảnh thầy Ha – men cùng chân lí về tiếng nói dân tộc

2. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo lời của nhân vật nào?

a. Dế Mèn    b. Dế Choắt    c. Chị Cốc    d. Bác Xiến Tóc

3. Nội dung nổi bật của đoạn trích Vượt thác là gì?

a. Cảnh vượt thác oai phong của Dượng Hương Thư

b. Cảnh vật rộng lớn, mênh mông trên sông Thu Bồn

c. Hai nét tính cách nổi bật của Dượng Hương Thư khi vượt thác và lúc ở nhà

d. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ

4. Nét độc đáo của cảnh vât trong Sông nước Cà Mau là gì?

a. Sông ngòi, kênh rach bủa giăng chi chít như mạng nhện.

b. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

c. Chợ nổi trên sông

d. Cả 3 đáp án trên

5. Tâm trạng đầu tiên của người anh trai khi thấy bức tranh Kiều Phương vẽ là:

a. Ngạc nhiên    b. Xấu hổ    c. Hãnh diện    d. Ăn năn

1. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.(2đ)

2. Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho mình? (5đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc ngiệm

1. 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b.

2 3 4 5
a d d a

II. Phần tự luận

1.

HS viết đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi theo các dòng sự kiện sau:

   - Kiều Phương là cô gái thích vẽ tranh nên thường lục lọi đồ và tự pha chế màu vẽ. (0.5đ)

   - Người anh trai của Kiều Phương sau khi biết em gái có tài năng hội họa thì ghen tị, mặc cảm, luôn tìm cách xa em gái. (0.75đ)

   - Kiều Phương đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh, người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và ân hận về lỗi của mình. (0.75đ)

2.

* Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:

   - Huênh hoang: “Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa” (0.5đ)

   - Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn (0.5đ)

   - Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít. (0.5đ)

   - Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi (0.5đ)

→ Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ. (1đ)

*Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình. (1đ)

   - Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”. (1đ)

Thời gian làm bài: 90 phút

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

A B
1. Vượt thác a. Đoàn Giỏi
2. Sông nước Cà Mau b. Minh Huệ
3. Buổi học cuối cùng c. An – phông –xơ Đô - đê
4. Đêm nay Bác không ngủ d. Võ Quảng

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 2

“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng” (SGK Ngữ Văn 6 – tập 2)

2. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

a. Sông nước Cà Mau

b. Bài học đường đời đầu tiên

c. Bức tranh của em gái tôi

d. Vượt thác

3. Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Vượt thác

a. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động

b. Khái quát sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông Thu Bồn trong cuộc vượt thác

c. Làm nổi bật cảnh quan hai bên bờ sông

d. Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động

4. Ba truyện Bài học đường đời đầu tiên, Buổi học cuối cùng, Bức tranh của em gái tôi có gì giống nhau về ngôi kể và thứ tự kể?

a. Ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể thời gian

b. Ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể thời gian và sự việc

c. Ngôi kể thứ ba, thứ tự kể thời gian

5. Chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước trong Sông nước Cà Mau là:

a. Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

b. Con sông rộng hơn ngàn thước; Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

c. Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

d. Cả a, b, c

6. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

A B
1. Bài học đường đời đầu tiên a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn
2. Bức tranh của em gái tôi b. Chân dung Dế Mèn và hành động trêu chị Cốc của Dế Mèn dẫn đến cái chết của chị Cốc
3. Vượt thác c. Tình cảm hồn nhiên trong sáng của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của mình
4. Sông nước Cà Mau d. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau

1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của “Buổi học cuối cùng” (2đ)

2. Cảm nhận của em về nhân vật thầy Ha - men trong đoạn trích “Buổi học cuối cùng” (4đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1. 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b.

2 3 4 5

6. 1 – b; 2 – c; 3 – a; 4 - d.

I. Phần tự luận

1.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của “Buổi học cuối cùng”

   - Giá trị nội dung: lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là lòng yêu tiếng nói dân tộc thể hiện qua chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù”. (1đ)

   - Giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha – men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. (1đ)

2.

HS nêu cảm nhận về nhân vật thầy Ha - men. Lưu ý những nét chính sau:

   - Trang phục: chiếc áo rơ – đanh - gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục. (1đ)

   - Thái độ với học sinh: Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy. (1đ)

   - Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp. (1đ)

   - Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

→ Thầy Ha - men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc. (1đ)

Các đề kiểm tra Ngữ Văn 6 Học kì 2 có đáp án khác:




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học