Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 6 Học kì 2 có đáp án, cực hay



Phần dưới là Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 6 Học kì 2 có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt.

Thời gian làm bài: 90 phút

1. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa?

a. Bầu trời đầy mây đen

b. Mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới

c. Kiến hành quân đầy đường

d. Chim bay về tổ

2. Câu văn Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1    b. 2    c. 3    d. 4

3. Câu “Trăng hồng như quả chín”, đâu là yếu tố chỉ phương diện so sánh?

a. Trăng    b. Hồng    c. Như    d. Quả chín

4. “Không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang” . Từ in đậm trong câu trên là loại phó từ chỉ:

a. Chỉ quan hệ thời gian

b. Chỉ mức độ

c. Chỉ sự phủ định

d. Chỉ khả năng

5. Đâu là thành phần vị ngữ trong câu sau: “Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống”

a. Một buổi chiều

b. Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi

c. Xem hoàng hôn xuống

d. Ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

6. Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?

a. Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm

b. Những chị lúa phất phơ bím tóc/ Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

c. Trăng tròn như quả bóng/ Bạn nào đá lên trời

d. Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

1. Đặt 1 câu văn có sử dụng biện pháp so sánh. Gạch chân dưới yếu tố phương diện so sánh (1đ)

2. Xác định thành phần chính của các câu sau: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (3đ)

3. Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Gạch chân dưới câu có sử dụng biện pháp tu từ đó. Lựa chọn 1 câu bất kì trong đoạn và phân tích thành phần chính của nó. (3đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
c b b a d a

II. Phần tự luận

1.

- HS đặt được câu có biện pháp so sánh (0.5đ)

- HS gạch chân dưới yếu tố phương diện so sánh (0.5đ)

2.

- Gậy tre, chông tre// chống lại sắt thép của quân thù.

   CN   VN

- Tre// xung phong vào xe tăng, đại bác.

   CN   VN

- Tre //giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

   CN   VN

3.

- Đoạn văn đảm bảo nội dung trọn vẹn, đúng hình thức lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu câu. (0.5đ)

- Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. (1đ).

- HS chỉ ra được cách thức nhân hóa,gạch chân. (0.5đ)

- HS phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu tự chọn (1đ)

Thời gian làm bài: 90 phút

1. Phần in đậm “Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày” đóng vai trò là:

a. Chủ ngữ    b. Vị ngữ    c. Trạng ngữ

2. Câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” sử dụng những biện pháp tu từ nào?

a. Ẩn dụ và hoán dụ

b. Nhân hóa và so sánh

c. So sánh và hoán dụ

d. Ẩn dụ và nhân hóa

3. Câu: “Mùa xuân xinh đẹp đã về” , phụ từ đã bổ sung ý nghĩa gì?

a. Chỉ quan hệ thời gian

b. Chỉ sự cầu khiến

c. Chỉ khả năng

d. Chỉ mức độ

4. Câu: “Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt” sử dụng loại ẩn dụ nào?

a. Ẩn dụ hình thức

b. Ẩn dụ cách thức

c. Ẩn dụ phẩm chất

d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

5. Phần in đậm trong câu: “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” là phần nào trong cấu trúc so sánh?

a. Vế A( tên sự vật, sự việc được so sánh)

b. Vế B (tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

c. Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

d. Từ so sánh

6. Câu trần thuật đơn có từ là trong câu: “Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” thuộc loại nào?

a. Câu định nghĩa

b. Câu miêu tả

c. Câu giới thiệu

d. Câu đánh giá

1. Xác đinh thành phần chính của các câu dưới đây (2đ)

a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

b. Dưới bóng tre, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời

2. Phân tích mô hình cấu trúc so sánh trong câu thơ: Trăng tròn như quả bóng/ Lửng lơ lên trước nhà (1đ)

3. Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau: (4đ)

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
a d a d b a

II. Phần tự luận

1. Xác định thành phần chính của câu

a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính.

      VN   CN

b. Dưới bóng tre, ta// giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

     CN   VN

2. Mô hình cấu trúc so sánh

Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Trăng tròn như quả bóng

3. Viết đoạn văn:

- Đoạn thơ trên miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng nơi thôn quê bình dị và sự gắn kết của bạn nhỏ với ánh trăng. (0.5đ)

- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “Những hôm nào trăng khuyết/Trông giống con thuyền trôi”, ánh trăng hiện lên thật cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình, kích thích liên tưởng của người đọc, người nghe. (1.5đ)

- Hai câu thơ sau, Nhược Thủy sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa : “Em đi trăng theo bước/Như muốn cùng đi chơi”, ánh trăng hiện lên mang những đặc điểm tâm lý người (theo bước, muốn cùng đi chơi...). Trăng như người bạn tri kỉ cùng bạn nhỏ đi khắp mọi nẻo đường. Đó chính là sự gắn bó, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. (1.5đ)

- Viết theo cấu trúc đoạn văn, có mở đoạn, đầu dòng viết hoa, lùi dòng, kết thúc có dấu câu. (0.5đ)

Các đề kiểm tra Ngữ Văn 6 Học kì 2 có đáp án khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học