Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (nối tiếp)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo theo chương trình nối tiếp với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 6 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 6 Học kì 2.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập KHTN 6 Học kì 2 Chân trời sáng tạo (nối tiếp) theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Giới hạn ôn tập

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

- Phân loại thế giới sống.

- Virus.

- Vi khuẩn.

- Nguyên sinh vật.

- Nấm.

- Thực vật.

- Động vật.

- Đa dạng sinh học.

Chủ đề 9: Lực

- Lực và biểu diễn lực.

- Tác dụng của lực.

- Lực hấp dẫn và trọng lượng.

- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

- Biến dạng của lò xo. Phép đo lực.

- Lực ma sát.

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

- Năng lượng.

- Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng.

Chủ đề 11: Trái đất và bầu trời

- Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.

- Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.

- Hệ Mặt Trời và Ngân Hà.

II. Câu hỏi ôn tập

1. Trắc nghiệm

Câu 1: Quan sát hình, hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào?

Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (nối tiếp)

A. Từ hướng Đông sang hướng Tây.

B. Từ hướng Tây sang hướng Đông.

C. Từ hướng Nam sang hướng Bắc.

D. Từ hướng Bắc sang hướng Nam.

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.

B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời.

C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn.

D. Núi cao che khuất Mặt Trời.

Câu 3: Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào?

A. Ban ngày.

B. Ban đêm.

C. Giữa trưa.

D. Nửa đêm.

Câu 4: Ánh sáng từ các vệ tinh mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

A. Vệ tinh tự phát ra ánh sáng.

B. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

C. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Thiên hà.

D. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Ngân Hà.

Câu 5: Quan sát hình hãy cho biết tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (nối tiếp)

A. Trăng lưỡi liềm đầu tháng.

B. Trăng lưỡi liềm cuối tháng.

C. Trăng khuyết đầu tháng.

D. Trăng khuyết cuối tháng.

Câu 6: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Trái Đất, Thiên Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:

A. Hỏa tinh, Mộc tinh, Trái Đất, Thủy tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh.

B. Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh.

C. Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thủy tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh.

D. Thiên Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Thủy tinh.

Câu 7: Theo thứ tự, hành tinh nào kế cận hành tinh gần Mặt Trời nhất?

A. Thủy tinh.

B. Hải Vương tinh.

C. Thiên Vương tinh.

D. Kim tinh.

Câu 8: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có chiều tự quay ngược chiều với các hành tinh?

A. Trái Đất.

B. Hải Vương tinh.

C. Kim tinh.

D. Mộc tinh.

Câu 9: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?

A. Kim tinh.

B. Mộc tinh.

C. Thổ tinh.

D. Thổ tinh.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hệ Mặt Trời gồm dải Ngân Hà, các hành tinh, thiên thể, các đám bụi, khí.

B. Ngân Hà không chuyển động trong vũ trụ.

C. Chỉ có duy nhất thiên hà của chúng ta trong vũ trụ.

D. Vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà nằm ngay tại vị trí hệ Mặt Trời trong Ngân Hà.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: phút

Câu 1: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

A. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.

B. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian.

C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm.

D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian.

Câu 2: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

C. Có khả năng tự dưỡng.

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

Câu 3: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

A. Trùng roi.

B. Trùng giày.

C. Tảo.

D. Trùng biến hình.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

A. Mắc màn khi đi ngủ.

B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.

C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.

D. Phát quang bụi rậm.

Câu 5: Trong tự nhiên, nấm có vai trò nào sau đây?

A. Lên men bánh, bia, rượu,…

B. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật,

C. Dùng làm thuốc.

D. Cung cấp thức ăn.

Câu 6: Nấm không phải thực vật vì

A. chúng sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

B. cơ thể chúng không có dạng thân, lá.

C. cơ thể chúng không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được.

D. cơ thể chúng có dạng sợi.

Câu 7: Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?

A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.

B. Có màu sắc rất sặc sỡ.

C. Thường sống quanh các gốc cây.

D. Có kích thước rất lớn.

Câu 8: Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.

B. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.

C. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

Câu 9: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

A. Quả.

B. Noãn.

C. Hoa.

D. Rễ.

Câu 10: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là

A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.

B. cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.

C. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

D. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

Câu 11: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.

B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.

D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.

Câu 12:Ngân Hà là

A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.

B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.

C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.

D. Dải sáng trong vũ trụ.

Câu 13: Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất?

A. Thiên Vương tinh.

B. Hải Vương tinh.

C. Thổ tinh.

D. Thủy tinh.

Câu 14: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.

B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.

C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Câu 15: Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?

A, Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao

B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao

C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao

D. Đáp án khác

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng

B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.

D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

Câu 17: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

A. luôn được bảo toàn.

B. luôn tăng thêm.

C. luôn bị hao hụt.

D. tăng giảm liên tục.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Các hành tinh ở càng xa mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng dài.

B. Các hành tinh ở càng gần mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng dài.

C. Các hành tinh ở càng gần mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng nhỏ.

D. Chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

Câu 19: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…”

Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.

A. hành tinh - vệ tinh.

B. vệ tinh - vệ tinh.

C. thiên thể - thiên thể.

D. vệ tinh - thiên thể.

Câu 20: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là

A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.

B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.

C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.

D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh cùng một chiều.

B. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh không cùng một chiều.

C. Mặt Trời chuyển động quanh các hành tinh.

D. Các hành tinh quay khác chiều nhau quanh Mặt Trời.

Câu 22: Quan sát hình và cho biết vị trí số 1 của Mặt Trăng ứng với hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên Trái đất là

Đề thi Cuối kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (có đáp án - 3 đề) | Đề thi Khoa học tự nhiên 6

A. Vị trí 1 là trăng bán nguyệt đầu tháng.

B. Vị trí 1 là trăng bán nguyệt cuối tháng.

C. Vị trí 1 là trăng khuyết cuối tháng.

D. Vị trí 1 là trăng bán khuyết đầu tháng.

Câu 23: Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:

A. khoảng hai tuần

B. khoảng ba tuần

C. khoảng 1 tuần

D. khoảng 1 tháng

Câu 24: Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:

A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời

B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời

C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời

Câu 25: Quan sát hình và cho biết vị trí số 4 của Mặt Trăng ứng với hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên Trái đất là

Đề thi Cuối kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (có đáp án - 3 đề) | Đề thi Khoa học tự nhiên 6

A. Vị trí 4 là trăng lưỡi liềm đầu tháng.

B. Vị trí 4 là trăng lưỡi liềm cuối tháng.

C. Vị trí 4 là trăng khuyết cuối tháng.

D. Vị trí 4 là trăng bán khuyết đầu tháng.

Câu 26: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong các câu sau:

Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là (1) ... Hành tinh gần Mặt Trời nhất là (2) ..., hành tinh xa Mặt Trời nhất là (3) ...

A. (1) như nhau, (2) Hải Vương tinh, (3) Thủy tinh.

B. (1) như nhau, (2) Thủy tinh, (3) Hải Vương tinh.

C. (1) khác nhau, (2) Hải Vương tinh, (3) Thủy tinh.

D. (1) khác nhau, (2) Thủy tinh, (3) Hải Vương tinh.

Câu 27:Sự khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng là:

A. Trăng bán nguyệt đầu tháng có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng bán nguyệt cuối tháng có phần được chiếu sáng ở bên trái.

B. Trăng bán nguyệt cuối tháng có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng bán nguyệt đầu tháng có phần được chiếu sáng ở bên trái.

C. Trăng bán nguyệt đầu tháng có phần sáng giảm dần.

D. Trăng bán nguyệt cuối tháng có phần sáng tăng dần.

Câu 28: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì

A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.

C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Câu 29: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.

C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh.

D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thuỷ tinh.

Câu 30: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:

Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể (1)... Các hành tinh (2) ... Mặt Trời.

A. (1) tự phát sáng, (2) hấp thụ ánh sáng.

B. (1) tự phát sáng, (2) phản xạ ánh sáng.

C. (1) không tự phát sáng, (2) tự phát sáng và không nhận năng lượng từ.

D. (1) không tự phát sáng, (2) không nhận năng lượng từ.

------------- HẾT -------------

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học