Đề cương ôn tập Giữa kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (nối tiếp)
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo theo chương trình nối tiếp với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 6 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 6 Giữa kì 2.
- Đề thi Giữa kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Giữa Học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức (nối tiếp)
- Đề cương ôn tập Giữa Học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức (song song)
- Đề cương ôn tập Giữa Học kì 2 KHTN 6 Cánh diều (nối tiếp)
- Đề cương ôn tập Giữa Học kì 2 KHTN 6 Cánh diều (song song)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập KHTN 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo (nối tiếp) theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Giới hạn ôn tập
Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống
- Phân loại thế giới sống.
- Virus.
- Vi khuẩn.
- Nguyên sinh vật.
- Nấm.
- Thực vật.
- Động vật.
- Đa dạng sinh học.
Chủ đề 9: Lực
- Lực và biểu diễn lực.
- Tác dụng của lực.
- Lực hấp dẫn và trọng lượng.
- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
- Biến dạng của lò xo. Phép đo lực.
- Lực ma sát.
II. Câu hỏi ôn tập
1. Trắc nghiệm
Câu 1: Trong thế giới sinh vật, hệ thống năm giới sinh vật bao gồm các giới là
A. Thực vật, Nấm, Côn trùng, Tảo, Vi khuẩn.
B. Hoa, Nấm, Động vật, Rong, Vi khuẩn.
C. Thực vật, Nấm, Động vật, Nguyên sinh, Khởi sinh.
D. Thực vật, Nấm, Động vật, Vi khuẩn, Virus.
Câu 2: Cho các loại virus sau:
Các loại virus có dạng xoắn là
A. virus khảm thuốc lá, virus dại.
B. virus khảm thuốc lá, virus viêm kết mạc.
C. virus khảm thuốc lá, virus thực khuẩn thể.
D. virus dại, virus thực khuẩn thể.
Câu 3: Cho các hình ảnh sau:
Tên các nguyên sinh vật trong các hình ảnh trên là
A. 1 – tảo lục, 2 – trùng giày, 3 – trùng biến hình, 4 – trùng roi.
B. 1 – trùng roi, 2 – trùng giày, 3 – trùng biến hình, 4 – tảo lục.
C. 1 – trùng roi, 2 – trùng biến hình, 3 – trùng giày, 4 – tảo lục.
D. 1 – tảo lục, 2 – trùng biến hình, 3 – trùng giày, 4 – trùng roi.
Câu 4: Cho các loại nấm sau:
Các loại nấm túi có trong hình gồm
A. nấm men, nấm bụng dê.
B. nấm đùi gà, nấm bụng dê.
C. nấm men, nấm mốc, nấm bụng dê.
D. nấm bụng dê, nấm mốc, nấm đùi gà.
Câu 5: Cho các thực vật sau:
Trong các loài thực vật trên, thực vật chưa có mạch dẫn là
A. Rêu.
B. Tảo đỏ.
C. Dương xỉ.
D. Nấm linh chi.
Câu 6: Khi nói về loài dơi, cho các phát biểu sau:
1 – Dơi có cánh bay được nên được xếp vào lớp Chim.
2 – Dơi có lông mao nên được xếp vào lớp Thú.
3 – Dơi đẻ trứng và ấp trứng.
4 – Dơi đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Số phát biểu đúng là
A. 1 – 3.
B. 2 – 4.
C. 1 – 4.
D. 2 – 3.
Câu 7: Cho các sinh vật sau:
Các sinh vật thuộc nhóm động vật không xương sống có trên hình gồm
A. sứa, kiến, nhện, cá cóc, ếch.
B. sứa, kiến, cá cóc, ếch.
C. sứa, kiến, nhện, cá cóc.
D. sứa, kiến, nhện.
Câu 8: Cho các loài động vật sau:
Các loài động vật có hại cho mùa màng có trên hình gồm
A. ốc bươu vàng, chuột, ong, châu chấu, chim ăn sâu.
B. ốc bươu vàng, chuột, ong.
C. chuột, ong, chim ăn sâu.
D. ốc bươu vàng, chuột, châu chấu.
Câu 9: Một số loài động vật được khuyến khích sử dụng làm thức ăn cho con người gồm
A. cầy vòi hương, lợn, tê tê, rắn hổ mang.
B. lợn, tê tê, gà, cá basa.
C. lợn, gà, cá basa.
D. lợn, gà, rắn hổ mang, tê tê.
Câu 10: Cho các mục đích sau:
1 – Tạo bóng mát.
2 – Cung cấp oxygen.
3 – Chống xói mòn đất.
4 – Cải tạo nước mặn thành nước ngọt.
5 – Chắn gió.
Số mục đích của việc trồng cây ven biển là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
................................
................................
................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
năm 2025
Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: phút
Câu 1: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
A. Rêu tường.
B. Dương xỉ.
C. Tảo lục.
D. Rong đuôi chó.
Câu 2: Cho các loài động vật sau:
(1) Sứa(5) Cá ngựa
(2) Giun đất(6) Mực
(3) Ếch giun(7) Tôm
(4) Rắn(8) Rùa
Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?
A. (1), (3), (5), (7).
B. (2), (4), (6), (8).
C. (3), (4), (5), (8).
D. (1), (2), (6), (7).
Câu 3: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?
A. Hoang mạc.
B. Rừng ôn đới.
C. Thảo nguyên.
D. Thái Bình Dương.
Câu 4: Loài chim nào dưới đây thuộc nhóm chim bơi?
A. Đà điểu.
B. Chào mào.
C. Chim cánh cụt.
D. Đại bàng.
Câu 5: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm
(2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
(3) Gây hư hỏng thực phẩm
(4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ
(5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn
(6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác
Những vai trò nào không phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn?
A. (1), (3), (5).
B. (2), (4), (6).
C. (1), (2), (5).
D. (3), (4), (6).
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?
A. Sinh sản bằng bào tử.
B. Hạt nằm trong quả.
C. Có hoa và quả.
D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Tuyệt chủng động, thực vật.
Câu 8: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo.
B. Nơi ẩm ướt.
C. Nới thoáng đãng.
D. Nơi nhiều ánh sáng.
Câu 9: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư.
B. Phá rừng làm nương rẫy.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Câu 10: Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật?
A. Ruột khoang.
B. Chân khớp.
C. Lưỡng cư.
D. Bò sát.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực.
B. Dị dưỡng.
C. Đơn bào hoặc đa bào.
D. Có sắc tố quang hợp.
Câu 12: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
A. Rêu.
B. Dương xỉ.
C. Hạt kín.
D. Hạt trần.
Câu 13: Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?
A. Chân khớp.
B. Giun đốt.
C. Lưỡng cư.
D. Cá.
Câu 14: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 15: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
C. Truyền dọc từ mẹ sang con.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 16:Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng dầu mỏ.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thủy triều.
D. Năng lượng sóng biển.
Câu 17: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí.
C. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.
D. Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.
Câu 18:Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:
A. cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng,…
B. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng có ích.
C. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo.
D. năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm.
Câu 19:Đơn vị của năng lượng là:
A. N. B. kg. C. J. D. N/m.
Câu 20:Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho quạt điện thông qua biểu hiện:
A. cánh quạt quay.
B. âm thanh.
C. động cơ quạt nóng lên.
D. cả 3 đáp án trên.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng về năng lượng từ Mặt Trời:
A. năng lượng không có sẵn.
B. giá thành và chi phí lắp đặt cao.
C. vẫn còn rác thải là các pin Mặt Trời.
D. cả B và C.
Câu 22:Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:
A. nguồn năng lượng hữu ích.
B. nguồn năng lượng hao phí và nguồn năng lượng hữu ích.
C. nguồn năng lượng không tái tạo.
D. nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
Câu 23: Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng âm thanh.
C. Động năng.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 24:Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”
A. càng nhiều, càng yếu.
B. càng ít, càng mạnh.
C. càng nhiều, càng mạnh.
D. tăng, giảm.
Câu 25: Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?
A. Nhóm năng lượng lưu trữ.
B. Nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
C. Nhóm năng lượng nhiệt.
D. Nhóm năng lượng âm.
Câu 26: Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là
A. nhiệt năng.
B. quang năng.
C. hóa năng.
D. cơ năng.
Câu 27: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?
A. Năng lượng nhiệt làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Năng lượng âm thanh phát ra từ tủ lạnh.
C. Năng lượng nhiệt làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Năng lượng nhiệt duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Câu 28: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ….
Khi quả bóng được thả rơi …. của nó được chuyển hóa thành …. .
A. thế năng, động năng, thế năng.
B. thế năng, thế năng, động năng.
C. động năng, thế năng, nhiệt năng.
D. động năng, động năng, thế năng.
Câu 29: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?
A. Quạt điện.
B. Bàn là điện.
C. Máy khoan.
D. Máy bơm nước.
Câu 30: Vật liệu nào không phải nhiên liệu?
A. Than đá. B. Cát.
C. Gas. D. Khí đốt.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay khác:
Đề cương ôn tập Giữa kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (nối tiếp)
Đề cương ôn tập Giữa kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (song song)
Đề cương ôn tập Học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (nối tiếp)
Đề cương ôn tập Học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (song song)
Đề cương ôn tập Giữa Học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (song song)
Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (nối tiếp)
Đề cương ôn tập Học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (song song)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)