Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 1 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

MÙA THU CỦA EM

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

              Mùa thu của em

              Là vàng hoa cúc

              Như nghìn con mắt

              Mở nhìn trời êm.


              Mùa thu của em

              Là xanh cốm mới

              Mùi hương như gợi

              Từ màu lá sen.


              Mùa thu của em

              Rước đèn họp bạn

              Hội rằm tháng Tám

              Chị Hằng xuống xem.


              Ngôi trường thân quen

              Bạn thầy mong đợi

              Lật trang vở mới

              Em vào mùa thu.

          (Quang Huy)

II. Đọc hiểu văn bản

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Những sự vật được tả trong bài thơ gắn với mùa thu là:

A. hoa cúc, cốm, lá sen

B. hoa cúc, cốm, đèn ông sao

C. hoa cúc, cốm, đèn ông sao

D. hoa cúc, cốm, lá sen, đèn ông sao

2. Những niềm vui được bạn nhỏ mong chờ khi đến mùa thu là:

A. Bạn nhỏ được đi rước đèn ông sao cùng với các bạn

B. Bạn nhỏ được tựu trường, gặp lại thầy cô giáo và các bạn sau mùa hè

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

3. Cốm là:

A. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, có màu xanh

B. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và hương thơm (cốm thường được gói trong lá sen)

4. Viết 2 – 3 câu chia sẻ những điều em thích nhất của mùa thu:

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

III. Luyện tập

5. Điền c/k vào chỗ chấm để tạo từ hoàn chỉnh:

… im … ương   … ính … ận   … ánh …ửa    …ì nhông

…iềm chế     …ì … ọ      …ảm …úm    …èm …ặp

6. Gạch 1 gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, 2 gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong các câu thơ dưới đây:

              Ngôi trường thân quen

              Bạn thầy mong đợi

              Lật trang vở mới

              Em vào mùa thu.

7. Quan sát tranh các bạn đang vui chơi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

a) Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ sự vật.

b) Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ hoạt động.

8. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu giới thiệu và câu nêu hoạt động.

a. Đây là ....................... Cô đang .........................

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

b. Bố em là ......................... Bố đang ........................

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

9. Viết

a. Câu nêu hoạt động của em và bạn trong ngày đầu quay lại trường học.

b. Tin nhắn hỏi thăm sức khỏe ông bà.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

HS chú ý đọc đúng chính tả, cách ngắt nhịp.

II. Đọc hiểu văn bản

1. D. hoa cúc, cốm, lá sen, đèn ông sao

2. C. Cả hai đáp án trên đều đúng

3. B. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và hương thơm (cốm thường được gói trong lá sen)

4. Mùa thu đến, em rất thích ngắm nhìn những bông hoa cúc vàng tươi, thưởng thức hương cốm mới. Mùa thu đến, em vui vẻ đi rước đèn cùng các bạn trong xóm. Càng vui hơn khi em được gặp lại thầy cô, bạn bè sau những ngày nghỉ hè.

III. Luyện tập

5.

kim cương

kính cận

cánh cửa

kì nhông

kiềm chế

kì cọ

cảm cúm

kèm cặp

6.

- Từ chỉ sự vật: ngôi trường, bạn thầy, trang vở

- Từ chỉ hoạt động: mong đợi, lật, vào

7.

a. 5 từ chỉ sự vật: cầu trượt, bóng rổ, bóng đá, dây, xe đạp

b. 5 từ chỉ hoạt động: đạp xe, nhảy dây, đá bóng, trò chuyện, chơi

8.

a. Đây là cô giáo. Cô đang giảng bài.

b. Bố em là bác sĩ. Bố đang khám bệnh.

9.

a. Em và các bạn cùng nhau dọn dẹp vệ sinh lớp học.

b. Cháu chào ông bà, ông bà dạo này có khỏe không ạ?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 1 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 1 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

THỬ TÀI

    Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo: “Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”.

    Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa.

    Lần này, vua sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo: “Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to”.

    Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.

    Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.

( Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Dao)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Lần đầu, nhà vua giao việc gì để thử tài cậu bé ?

A. Lấy tre khô bện một sợi dây thừng

B. Lấy tre tươi bện một sợi dây thừng

C. Lấy tro bếp bện một sợi dây thừng

Câu 2. Cậu bé làm thế nào để nắn thẳng chiếc sừng trâu ?

A. Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre buộc vào sừng, rồi đem phơi khô

B. Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre thọc vào sừng rồi đem phơi khô

C. Ninh sừng cho mềm, dùng tay nắn lại cho thẳng rồi đem phơi khô

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ?

A. Ca ngợi cậu bé ngoan ngoãn

B. Ca ngợi cậu bé chăm chỉ

C. Ca ngợi cậu bé thông minh

Câu 4. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là người có tài ?

A. Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó

B. Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn

C. Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác.

Câu 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

Anh ta …eo …ên …ưng chim. Chim đập cánh ba …ần mới …ên…ổi.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

b) an hoặc ang

Trời nắng ch….ch…. Tiếng tu hú gần xa râm r….

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi khổ thơ sau :

a)

Hai bày tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.

(Huy Cận)

b)

Em cầu bút vẽ lên tay

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa

Con cò bay lả, bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

(Hồ Minh Hà)

Câu 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau :

a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

(Vũ Tú Nam)

b) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.

(Ngô Văn Phú)

Câu 4. Điền nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành lá đơn dưới đây :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………., ngày……tháng……năm…….

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi : Thư viện ……………………………………………………….

Em tên là : …………………………………………………………………

Sinh ngày : …………………Nam ( nữ ) :…………………………………

Nơi ở :………………………………………………………………………

Học sinh lớp :………………Trường :……………………………………..

Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp thẻ cho em thẻ đọc sách năm ….

Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Thư viện.

Em xin trân trọng cảm ơn .

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

…………………….

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B C B

Câu 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

Anh ta leo lên lưng chim. Chim đập cánh ba lần mới lên nổi.

b) an hoặc ang

Trời nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa râm ran.

Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi khổ thơ sau :

a)

Hai bày tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.

(Huy Cận)

b)

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa

Con cò bay lả, bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

(Hồ Minh Hà)

Câu 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau :

a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

(Vũ Tú Nam)

b) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.

(Ngô Văn Phú)

Câu 4. Điền nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành lá đơn dưới đây :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2020

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi : Thư viện Trường Tiểu Học Dịch Vọng A

Em tên là : Đỗ Hải Nam

Sinh ngày : 19/03/2011        Nam ( nữ ) : Nam

Nơi ở : Số 1 Trần Quốc Vượng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Học sinh lớp :3A       Trường : Tiểu Học Dịch Vọng A

Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp thẻ cho em thẻ đọc sách năm 2019-2020

Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Thư viện.

Em xin trân trọng cảm ơn .

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Như Quỳnh

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu dưới đây:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Cậu bé thông minh, Hai bàn tay em trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

1. Trong câu chuyện Cậu bé thông minh, nhà vua đã thách đố mấy lần?

A. Một lần

B. Hai lần

C. Ba lần

2. Qua câu chuyện Cậu bé thông minh, cậu bé bộc lộ những phẩm chất gì tốt đẹp?

B. Nhân ái, lạc quan, yêu đời

B. Thông minh, sắc sảo, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm

C. Có nghị lực, hoài bão, ước mơ

3. Nội dung bài thơ Hai bàn tay em nhắc đến điều gì?

A. Em bé rất siêng năng

B. Công việc hàng ngày của em bé

C. Đôi bàn tay xinh và nhiều lợi ích của em bé

4. Hàm răng của em bé được so sánh với sự vật gì?

A. Hoa mai

B. Hoa nhài

C. Nụ hồng xinh

5. Hình ảnh so sánh “Hai bàn tay của em bé như hai bông hồng, ngón tay như cánh hoa” nói lên điều gì?

A. Hai bàn tay của bé luôn nghịch ngợm, hiếu động

B. Hai bàn tay của bé thơm tho như những bông hoa

C. Hai bàn tay của em bé xinh xắn như hai bông hoa, những ngón tay là những cánh hoa.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1.  Điền vào chỗ trống hay n?

a. ...ăn lóc

b. ...ao xao

c. bằng ...ăng

d. ...óng nực

e. ...ợ nần

Bài 2. Điền vào chỗ trống an hay ang?

a. Cái b.....

b. B... bạc

c. Tr... sách

d. Ngăn c...

Bài 3. Từ nào sau đây không chỉ sự vật?

- cột điện, thầy giáo, yêu thương

Bài 4. Những câu sau, câu nào là câu so sánh?

-  Con gấu bông có đôi mắt đen láy

-  Cánh cò bay lả rập rờn

- Giọng hát của bé như tiếng chim họa mi

Bài 5. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

C

B

C

Giải thích:

1. Trong câu chuyện Cậu bé thông minh, nhà vua đã thách đố cậu bé hai lần.

Chọn đáp án: B

2. Qua câu chuyện Cậu bé thông minh, cậu bé bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp: thông minh, sắc sảo, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm

Chọn đáp án: B

3. Nội dung bài thơ Hai bàn tay em nhắc đến đôi bàn tay xinh và nhiều lợi ích của em bé.

Chọn đáp án: C

4. Hàm răng của em bé được so sánh với hoa nhài (Răng trắng hoa nhài)

Chọn đáp án: B

5. Hình ảnh so sánh “Hai bàn tay của em bé như hai bông hồng, ngón tay như cánh hoa” cho thấy hai bàn tay của em bé xinh xắn như hai bông hoa, những ngón tay là những cánh hoa.

Chọn đáp án: C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

a. lăn lóc

b. lao xao

c. bằng lăng

d. nóng nực

e. nợ nần

Bài 2:

a. Cái bảng

b. Bàn bạc

c. Trang sách

d. Ngăn cản

Bài 3:

 - Từ không chỉ sự vật là: yêu thương

Bài 4:

Câu so sánh là: Giọng hát của bé như tiếng chim họa mi.

Bài 5:

Gợi ý:

Em thu thập thông tin về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh qua người thân hoặc trên báo đài.

a) Đội thành lập ngày nào?

b) Các đội viên đầu tiên của đội là ai?

c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?

Trả lời: 

a) Đội thành lập ngày nào?

- Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941 bởi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ở gần hang Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu mang tên là Đội Nhi đồng Cứu quốc.

b) Các đội viên đầu tiên của đội là ai?

- Các đội viên đầu tiên là :

1. Nông Văn Dền (đội trưởng- bí danh: Kim Đồng)

2. Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn)

3. Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh)

4. Lý Thị Nạ (bí danh Thanh  Thủy)

5. Lý Thị Xậu (bí danh Thủy Tiên)

c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?

- Đội đã có nhiều lần đổi tên:

  + Đội Nhi đồng Cứu quốc (1941)

  + Đội Thiếu nhi Tháng Tám (1951)

  + Đội Thiếu niên Tiền phong (2-1956)

Và 30-1-1970 Đội mang tên Bác Hồ: Đội Thiếu niên mang tên Đội thiếu niên thanh niên Hồ Chí Minh.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Đọc thầm những bài đọc sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

Xóm chuồn chuồn

Xóm ấy trú ngụ cả họ chuồn chuồn.

Chuồn chuồn chúa nom dữ tợn, hùng hổ nhưng đôi mắt lại rất hiền. Chuồn chuồn ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói chang.

Chuồn chuồn tương có đôi cánh kép vàng điểm đen. Chuồn chuồn kim cái đuôi bằng cái tăm dài lêu nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu.
 Suốt năm, chuồn chuồn đi miên man, nhưng hễ trời sắp dông gió thì lại bay qua đồng hoa cỏ may, tìm về tránh mưa trong chân cỏ.

(Theo Tô Hoài)

- Trú ngụ: sống, ở tạm thời tại một nơi nào đó không phải quê hương của mình.

- Nom: nhìn (từ địa phương)

- Chao: chỉ hành động nghiêng qua nghiêng lại cơ thể nhanh và liên tục

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Bài văn đã nhắc đến loài động vật nào?

A. Chim cánh cụt

B. Chuồn chuồn

C. Cá đuối

2. Chuồn chuồn chúa có ngoại hình như thế nào?

A. Trông hiền lành nhưng đôi mắt dữ tợn

B. Trông dữ tợn nhưng đôi mắt lạnh lùng

C. Trông dữ tợn những đôi mắt rất hiền

3. Loài chuồn chuồn nào có bộ quần áo màu đỏ chót?

A. Chuồn chuồn kim

B. Chuồn chuồn ngô

C. Chuồn chuồn ớt

4. Trong bài, loài chuồn chuồn nào có tài bay nhanh?

A. Chuồn chuồn kim

B. Chuồn chuồn ngô

C. Chuồn chuồn ớt

5. Mỗi khi trời nổi dông gió thì đàn chuồn chuồn sẽ làm gì?

A. Bơi qua đồng hoa cỏ may, tìm về tránh mưa trong chân cỏ

B. Bay qua dòng sông rộng lớn, tránh mưa trong đồng hoa cỏ may

C. Bay qua đồng hoa cỏ may, tìm về tránh mưa trong chân cỏ

Bài 2. Em hãy liệt kê tên các loại chuồn chuồn đã được nhắc đến trong những bài đọc.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Bài 3. Biến đổi câu “Chuồn chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói chang” thành câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Em hãy chép chính tả đoạn văn dưới đây:

Chuồn chuồn chúa nom dữ tợn, hùng hổ nhưng đôi mắt lại rất hiền. Chuồn chuồn ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói chang.

Bài 2. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

Anh ta …eo …ên …ưng chim. Chim đập cánh ba …ần mới …ên…ổi.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

b) an hoặc ang

Trời nắng ch….ch…. Tiếng tu hú gần xa râm r….

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Bài 3: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Trường của em nằm ở đâu?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

b. Khi bị ốm thì em cần phải đi đến đâu?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Bài 1.

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

C

B

C

Bài 2.

- Chuồn chuồn chúa, chuồn chuồn ngô, chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn tương, chuồn chuồn kim.

Bài 3.

- Gợi ý: Chuồn chuồn ớt có đôi cánh đỏ chót như đang mặc một bộ quần áo rực rỡ.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chính tả

- Yêu cầu:

HS viết đủ, đúng, chính xác các tiếng trong đoạn văn

Tốc độ viết nhanh, kịp theo lời đọc

Chữ viết đẹp, đều, đúng nét, đúng ô li

Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

Bài 2. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

Anh ta leo lên lưng chim. Chim đập cánh ba lần mới lên nổi.

b) an hoặc ang

Trời nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa râm ran.

Bài 3: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Gợi ý: Trường của em nằm ở đường Hoàng Tích Trí, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

b. Gợi ý: Khi bị ốm thì em cần phải đi đến trạm xá / bệnh viện / trạm y tế.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 1 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào nội dung những bài đọc “Cậu bé thông minh” trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất.

1. Mục đích chính của câu chuyện nói về ai?

A. Đức Vua.

B. Cậu bé.

C. Nỗi lo sợ của dân làng khi vua ban lệnh.

2. Đầu tiên, nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm kiếm người tài?

A. Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

B. Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải rèn một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

C. Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải làm ba mâm cỗ bằng một con chim sẻ.

3. Trong lần thử tài đầu tiên, cậu bé đã làm cách nào để cho vua thấy lệnh của ngài là vô lý?

A. Cậu đưa ra một câu chuyện “Bố đẻ em bé” khiến vua nhận thấy là vô lý.

B. Cậu bé kêu khóc om sòm.

C. Cậu bé xin vua tha cho làng khỏi phải nộp gà trống biết đẻ trứng.

4. Vì sao trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim?

A. Vì muốn xẻ thịt chim thì phải cần đến dao thật sắc.

B. Vì muốn làm ba mâm cỗ thì phải cần có một chiếc kim.

C. Vì khi yêu cầu một việc vua không làm nổi thì cậu bé cũng không phải thực hiện lệnh vua.

5. Lời nói của cậu bé được đặt sau những dấu câu nào?

A. Dấu phẩy.

B. Dấu chấm, dấu chấm hỏi.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

6. Nhà vua thử tài cậu bé mấy lần?

A. 1 lần.

B. 2 lần.

C. 3 lần.

7. Câu chuyện nói lên điều gì?

A. Ca ngợi ông vua rất giỏi.

B. Ca ngợi tài trí thông minh của cậu bé.

C. Ca ngợi ông bố có đứa con thông minh.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền l / n:

…o …ê,  …o …ắng, …ưu …uyến,  …ô …ức,  …ão …ùng, …óng …ảy,  …ăn …óc,  …ong …anh,  …ành …ặn, …anh …ợi,  …oè …oẹt,  …ơm …ớp.

Bài 2: Điền an/ ang

l…ng th…, … tâm, … yên, m… vác, nắng ch… ch…

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào nội dung những bài đọc “CẬU BÉ THÔNG MINH” em hãy chọn đáp án đúng nhất.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

A

A

C

C

B

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền l / n:

no nê,  lo lắng, lưu luyến,  nô nức,  não nùng, nóng nảy,  lăn lóc, long lanh,  lành lặn, lanh lợi,  loè loẹt,  nơm nớp.

Bài 2: Điền an/ ang

lang thang, an tâm, an yên, mang vác, nắng chang chang

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học