Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 11 Cánh diều (có đáp án)

Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 11 Cánh diều có đáp án, chọn lọc như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.

Xem thử

Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Đọc bài văn sau

NGƯỜI THẦY CŨ

1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.

2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy :

- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!

Thầy giáo mình cười vui vẻ:

- À, Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu !

- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo : "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."

3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: "Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

Theo PHONG THU

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 11 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Câu 1. Câu chuyện diễn ra vào thời gian nào?

A. Cuối buổi học

B. Đầu giờ học

C. Giờ ra chơi

Câu 2. Chú bộ đội xuất hiện trước cổng trường là ai?

A. Anh trai của Dũng

B. Chú của Dũng

C. Bố của Dũng

Câu 3. Chú bộ đội đến trường để làm gì?

A. Để họp phụ huynh đầu năm

B. Để chào người thầy giáo cũ

C. Để đưa Dũng đi học

Câu 4. Khi gặp lại thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng bằng cách nào?

A. Vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy.

B. Khoanh tay, lễ phép chào thầy.

C. Vội bỏ mũ ra, ngước nhìn thầy.

D. Vãy tay chào thầy từ đằng xa

Câu 5. Dũng đã nghĩ gì khi bố đã ra về?

A. Bố cũng có lần mắc lỗi hồi còn đi học và đó lại là kỉ niệm đẹp với bố.

B. Bố của Dũng cũng từng là cậu học trò rất nghịch ngợm từng bị thầy trách phạt.

C. Bố cũng có lần mắc lỗi ở trường học và bị thầy trách phạt.

D. Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không trách phạt nhưng bố nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi.

III. Luyện tập

Câu 1. Điền vào chỗ chấm:

a. s hoặc x

HAI CON DÊ

Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi đằng này lại. Dê trắng đi đằng kia ….ang. Con nào cũng muốn tranh …ang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tòm …uống …uối.

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

b. g hoặc gh

- cố … ắng

- gặp …ỡ

- … ần gũi

- …é thăm

- gồ …ề.

c. ươn hoặc ương

“Mồ hôi mà đổ xuống v…,

Dâu xanh lá tốt vấn v… tơ tằm.”

Câu 2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào [ ]

Chuột túi có một mảng da trước ngực [ ] như cái áo choàng [ ] Thức ăn chính của chuột túi là quả rùng [ ] Khi đi ăn [ ] chuột mẹ để con nằm gọn trong cái túi trước ngực.

Câu 3. Viết 3 câu theo mẫu Ai là gì? để để cho mọi người biết:

a. Tên cô giáo của em.

……………………………………………………………………………………………..

b. Quyển sách em yêu thích.

……………………………………………………………………………………………..

c. Lớp em đang học.

……………………………………………………………………………………………..

Câu 4. Viết:

Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà. Ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà.

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

Câu 5. Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật có trong câu sau:

Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt.

……………………………………………………………………………………………..

Câu 6. Viết đoạn văn ngắn 3 – 4 câu tả một đồ vật mà em yêu thích.

* Gợi ý:

- Em muốn tả đồ vật nào? (đồ vật ở nhà, ở trường, đồ thủ công em làm trong tiết Mĩ thuật).

- Đặc điểm của đồ vật đó.

- Lợi ích của đồ vật đó.

- Tình cảm của em với đồ vật đó.

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

Xem thử

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học