10 Đề thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận

Với bộ 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 có ma trận, chọn lọc sách Cánh diều giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Tiếng Việt 2.

Xem thử Đề HK1 TV2 CD

TẠM NGỪNG BÁN - mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Ma trận đề thi học kì I môn Tiếng Việt 2 – Cánh Diều

STT

Chủ đề

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Mức 4

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Số câu


1


1





2

Số điểm


1


1





2

Đọc hiểu

Số câu

2


2


1




5

Số điểm

1


1


1




3

2

Viết

Nghe viết

Số câu




1





1

Số điểm




2





2

Tập làm văn

Số câu






1



1

Số điểm






3



3

3

Tổng số câu

9 câu

Tổng số điểm

10 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Chơi bán hàng

Bé Hương và bé Thảo

Rủ nhau chơi bán hàng

Hương có củ khoai lang

Nào, Thảo mua đi nhé.

Thảo cười như nắc nẻ

Nhặt một chiếc lá rơi

Tớ trả đủ tiền rồi

Được mang về nhà chứ?

Rồi Thảo bẻ hai nửa

Mời người bán ăn chung

Vị bùi khoai đất bãi

Thơm ngọt ngào chiều đông.

NGUYỄN VĂN THẮNG

Cười như nắc nẻ: cười giòn, liên tục.

Bùi: có vị ngon, hơi béo.

Bãi: khoảng đất bồi ở ven sông, ven biển hoặc nổi lên giữa dòng nước lớn.

Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết:

a) Hương và Thảo chơi trò gì?

b) Hàng để hai bạn mua bán là gì?

c) Ai là người bán? Ai là người mua?

Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì?

II. Đọc hiểu

Bé và chim chích bông

          Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

          Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm.

          Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn.

          Bé hỏi:

         - Chích bông ơi, chích bông làm gì thế?

          Chim trả lời:

          - Chúng em bắt sâu.

          Chim hỏi lại Bé:

          - Chị Bé làm gì thế?

          Bé ngẩn ra rồi nói:

          - À... Bé học bài.

(Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Bé dậy sớm để làm gì?

a. Bé dậy sớm để học bài.

b. Bé dậy sớm để tập thể dục.             

c. Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau.

2. Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé?

a. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.

b. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.

c. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.

3. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì?

a. Chim sâu đến vườn cải để dạo chơi.

b. Chim sâu đến vườn cải để bắt sâu.

c. Chim sâu đến vườn cải để trò chuyện với Bé.

4. Theo em trong bài Bé và chim chích bông, ai đáng khen? Vì sao đáng khen?

5.Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau:

a. Bé / quý / chích bông / rất.

b. chăm chỉ / đều / và / chích bông / Bé.

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết: Chơi bán hàng

II. Tập làm văn: Viết về một lần mắc lỗi

                                              10 Đề thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?


Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên gia

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

(Thanh Hào)

Từ ngữ

Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.

Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?

II. Đọc - hiểu

Xe lu và xe ca

          Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu:

          - Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này! 

          Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.

          Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường. 

          Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy.

(Phong Thu)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?

a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi.

b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau.            

c. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu.

2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca?

a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh.

b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.

c. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường.

3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường?

a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì.

b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua.

c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch.

4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì

a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận.

b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội.

c. Không nên xem thường người khác, mỗi người đều có điểm mạnh khác      nhau.

5. Em hãy kể ra một vài điểm mạnh của bản thân?

.........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

6. “Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau.”, hãy tìm các từ chỉ sự vật trong hai câu văn trên?

.....................................................................................................................................

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Cái trống trường em

II. Tập làm văn: Viết về một tiết học em yêu thích

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

 Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

Nguyễn Xuân Sanh

Câu 1: Cô giáo đáp lời chào của bạn nhỏ thế nào?

Câu 2: Cô giáo dạy các bạn nhỏ những gì?

II. Đọc hiểu

Hòn đá nhẵn

          Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ mắng chỉ vì thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.

          Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫ tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.

- Nó tuyệt đẹp, phải không nội?

- Ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?

- Vì đá trên bờ đều thô ráp.

- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?

Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:

- Nhờ nước ạ!

- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy. Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế.

Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.

                                                                                             (Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi bị ba mẹ mắng vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

a. Bạn cảm thấy rất hối hận.                                                                         

b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.              

c. Bạn hiểu ba mẹ nghiêm khắc như vậy là tốt cho bạn.

2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì?

a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.

b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.

c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.

3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?

a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng.

b. Bạn tìm những viên đá to.

c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.

4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?

a. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.

b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.

c. Vì những viên đá nằm sâu dưới dòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.

5. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, con người.

b. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, đi học, ra chơi, tắm biển.

c. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, lễ phép, ham chơi, thật thà.

6. Khoanh vào từ viết đúng chính tả:

a. quyển nịch/chắc nịch                      b. làng tiên/xóm làng

c. cây bàn/cái bàn                              d. cái thang/hòn thang

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Cô giáo lớp em

II. Tập làm văn: Viết về thầy cô thân yêu của em

10 Đề thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Sân trường em

Trong lớp, chiếc bảng đen

Đang mơ về phấn trắng

Chỉ có tiếng lá cây

Thì thầm cùng bóng nắng.

Nhưng chỉ sớm mai thôi

Ngày tựu trường sẽ đến

Sân trường lại ngập tràn

Những niềm vui xao xuyến.

Gặp thầy cô quý mến

Gặp bạn bè thân yêu

Có bao nhiêu, bao nhiêu

Là những điều muốn nói.

Tiếng trống trường mời gọi

Thầy cô đang mong chờ

Chúng em vào lớp mới

Sân trường thành trang thơ…

BÙI HOÀNG TÁM

Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?

Câu 2: Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?

II. Đọc hiểu

Bài học đầu tiên của Gấu con

          Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn:

          - Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.

          Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên.

          Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to:

          - Cứu tôi với! 

          Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống 

hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng:

          - Cháu xin lỗi bác Voi!

          Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:

          - Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con, con phải cảm ơn.                                                                                                                               (Theo Lê Bạch Tuyết)

1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì?

a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi.

b. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi.

c. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn.

2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn?

a. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá.

b. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn.

c. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.

3. Vì  sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin lỗi?

a. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi.

b. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình.

c. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai.

4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói:

....................................................................................................................................

Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:

....................................................................................................................................

5. Khoanh trong từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:

a. giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu

b. giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã

c. vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em

II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Bài hát tới trường

(Trích) 

Bố mẹ đi làm 

Ta đi học nhé 

Áo quần sạch sẽ 

Bầu trời trong xanh 

Giữ gìn bàn chân

 Đừng quên đôi dép. 

Giữ gương mặt đẹp 

Nhớ đừng giận nhau. 

– Thước kẻ đâu bạn? 

– Ở trong cặp sách. 

– Cây bút đâu bạn? 

– Ở trong cặp sách 

– Lọ đầy mực viết? 

– Thì ở trên tay. 

– Còn bài thơ hay? 

– Ở ngay dưới mũ. 

Bạn bè đông đủ 

Không thiếu một ai 

Nhưng mà bạn ơi 

Xin đừng chạy vội 

Có đoàn có đội 

Tới trường cùng nhau.

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Câu 1: Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi đâu?

Câu 2: Các bạn hỏi nhau những gì trên đường?

II. Đọc hiểu

Chim Sẻ

          Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.

          Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng Sẻ. Sẻ hốt hoảng kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương, còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.

          Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn.

(Theo Nguyễn Tấn Phát)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ?

a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.

b.  Vì Sẻ tự cho rằng mình thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.

c. Vì Sẻ thích sống một mình.

2. Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ?

a. Quạ giúp đỡ Sẻ.

b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.

c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.

3. Theo em vì sao Sẻ thấy xấu hổ?

a. Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn.

b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.

c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ.

4. Qua bài học của Sẻ, em rút ra điều gì?

.....................................................................................................................................

5. Khoanh những từ viết đúng chính tả trong mỗi dòng sau:

a. ngày giỗ, dỗ dành, ròng sông, rá xào

b. vầng trăng, vầng thơ, bạn thâng

c. bân khuâng, dân làng, nhà tầng

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Bài hát tới trường từ đầu đến – Ở trong cặp sách

II. Tập làm văn: Viết về một đồ vật em yêu thích 

10 Đề thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Một tiết học vui

1. Thấy thầy giáo xách giỏ trái cây vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: Thầy mang trái cây đến lớp làm gì nhỉ?

Thầy mỉm cười:

– Thầy muốn các em quan sát những trái cây này để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích.

2. Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt,… mà thầy đưa cho.

– Bây giờ, các em hãy nếm thử trái cây và cảm nhận vị thơm ngon của chúng! Các em cho thầy biết mình thích ăn loại trái nào nhất và tại sao mình thích loại trái đó nhé!

3. Chúng tôi cùng nhau ăn trái cây rồi nói cảm nhận của mình. Thầy vui vẻ nói:

– Mỗi loại trái cây có hình dáng, màu sắc và hương vị riêng. Các em hãy nhớ lại những điều đã quan sát và tả loại trái cây mà mình thích nhất! Đừng quên so sánh với loại trái cây khác nhé!

Tôi vừa viết vừa nghĩ: Hoá ra phải quan sát thì mới tả đúng và hay được. Tiết học vui quá!

Theo sách Câu chuyện nhỏ, bài học lớn

Câu 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?

Câu 2: Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó?

II. Đọc hiểu

Chùm hoa giẻ

                   Bờ cây chen chúc lá

                   Chùm giẻ treo nơi nào?

                   Gió về đưa hương lạ

                   Cứ thơm hoài, xôn xao!

                                                          Bạn trai vin cành hái

                                                          Bạn gái lượm đầy tay

                                                          Bạn trai, túi áo đầy

                                                          Bạn gái, cài sau nón.

                   Chùm này hoa vàng rộm

                   Rủ nhau dành tặng cô

                   Lớp học chưa đến giờ

                   Đã thơm bàn cô giáo.      

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ “Gió về đưa hương lạ”?

a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến.

b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng.

c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen.

2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?

a. chen chúc                             b. hương (thơm) lạ                             c. ngào ngạt

d. thơm hoài                             e. xôn xao                                           g. sực nức

3. Những từ “bạn trai, bạn gái” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì?

a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái.

b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ.

c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoa giẻ.

4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì?

a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo.

b. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm.

c. Hoa giẻ là loài hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.

5. Khoanh tròn vào từ viết đúng chính tả.

a. bàn tai/bàn tay                      b. bạn trai/bạn tray          c. nhà mái/nhà máy

6. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì?trong câu sau:

         Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.

a. Mùi hương                                               

b. Mùi hương đặc biệt

c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Chùm hoa giẻ 

II. Tập làm văn: Viết về ông bà thân yêu của em 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Thần đồng Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên. Ông được gọi là " Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán.

                                                                 10 Đề thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 

Câu 1: Lương Thế Vinh là ai?

a. Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán

b. Là một cậu bé rất nghịch ngợm

c. Là một thanh niên 23 tuổi

Câu 2: Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra?

a. Cậu bé Vinh làm đổ gánh bưởi

b. Cậu bé Vinh chơi bên gốc đa cùng các bạn

c. Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên

Câu 3: Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

a. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi

b. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên

c. Nghĩ ra một trò chơi hay

Câu 4: Điền " l hay n " vào chỗ chấm :

Cầu ao .....oang vết mỡ

Em buông cần ngồi câu

Phao trắng tênh tênh ...ổi

Trên trời xanh làu ....àu

Câu 5: Điền " an hoặc ang " vào chỗ chấm"

Chiều sau khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đ...`......

Ca sĩ là chim sẻ

Kh..'.... giả là hoa v...`.......

Tất cả cùng hợp xướng

Những lời ca reo v............

Câu 6: Điền " c hoặc k " vào chỗ chấm:

Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm ....ây dại, đàn ....iến vẫn

nhanh nhẹn, vui vẻ và ....iên nhẫn với ....ông việc ....iếm ăn.

Câu 7: Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp:

bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, lăn, tinh nghịch, viết, bảng, vẽ, dịu hiền, chăm chỉ, thước kẻ, phát biểu.

Từ chỉ đồ dùng học tập

Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ tính nết





Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Trường  Tô-mô-e

Sau giờ tan học, các học sinh Trường  Tô-mô-e đang chơi đùa trên sân. Đúng lúc ấy, từ ngoài trường vọng vào tiếng hát rất to của mấy cậu học sinh trường bên:

    Trường   Tô-mô-e

    Bên ngoài xập xệ

    Vào học bên trong

    Ôi sao mà tệ!

“Thế này thì quá lắm!” – Tốt-tô-chan giận dữ. Em đuổi theo mấy cậu kia. Nhưng họ chạy nhanh quá, nháy mắt đã ngoặt vào góc phố rồi không thấy đâu.

Tốt-tô-chan lững thững đi bộ về trường. Đúng lúc này, một câu hát bật ra từ miệng Tốt-tô-chan:

      Trường  Tô-mô-e

       Sao mà đẹp thế.

Đi chừng hai bước nữa, lại một câu hát khác:

      Vào học bên trong

       Cứ gọi là mê!

Tốt-tô-chan rất hài lòng. Về đến trường, em cố hát thật to:

     Trường   Tô-mô-e

    Sao mà đẹp thế

     Vào học bên trong

     Cứ gọi là mê!

Tất cả học sinh trong trường thấy thế liền hòa theo giai điệu của Tốt-tô-chan. Tiếng hát trong trẻo của các bạn cứ thế vang khắp Tô-mô-e.

Theo Tốt-tô-chan – Cô bé bên cửa sổ

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi các học sinh trường Tô-mô-e đang chơi đùa trên sân, đã có chuyện gì xảy ra?

a. Các học sinh trường bên cạnh vào chơi cùng.

b. Các học sinh trường bên hát chê trường Tô-mô-e.

c. Các học sinh trường bên hát khen trường Tô-mô-e.

2. Theo em, vì sao Tốt-tô-chan lại cố gắng hát thật to bài hát mình vừa sáng tác?

a. Vì Tốt-tô-chan muốn tất cả mọi người biết trường của bạn rất tuyệt.

b. Vì Tốt-tô-chan muốn tất cả mọi người biết bạn hát rất khỏe.

c. Vì Tốt-tô-chan là một cô bé rất nghịch ngợm.

3. Qua câu chuyện, em thấy các bạn học sinh trường Tô-mô-e là những người như thế nào?

a. Các bạn rất thông minh, tinh nghịch.

b. Các bạn rất đoàn kết, có khả năng văn nghệ.

c. Các bạn rất yêu quý ngôi trường, tự hào về trường của mình.

4. Em có yêu quý ngôi trường của em không? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

5. Gạch dưới một từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. thức dậy, đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, quét nhà, sách vở, ăn sáng, đi học

b. xếp hàng, vào lớp, điểm danh, phát biểu, hăng hái, thảo luận, lên bảng, ra chơi

c. về nhà, nhặt rau, tắm rửa, chăm chỉ, dọn cơm, rửa bát, xem ti vi, học bài

Bài 2:  Điền r, d hay gi vào chỗ trống?

a. ...a dẻ Huệ thật hồng hào                    d. Nghỉ hè em được ...a biển chơi.

b. ...a đình em sống hòa thuận.               e. Con ...ao này rất sắc

c. Mẹ ...ao cho em việc trông bé Hoa.            

Bài 3: Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các khổ thơ sau:

a. Mẹ dang đôi cánh                           b. Buổi sáng bé chào mẹ

              Con biến vào trong                             Chạy tới ôm cổ cô

              Mẹ ngẩng đầu trông                           Buổi chiều bé chào cô

              Bọn diều bọn quạ.                              Rồi sà vào lòng mẹ.

                             (Phạm Hổ)                                         (Trần Quốc Toàn)

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn kể về cô giáo cũ của em.

Cô giáo lớp 1 của em tên là........................................ Cô rất..............................

học sinh. Em nhớ nhất buổi đầu đi học, cô đã............................................. và ............

.................................. Em rất ................................................. cô giáo lớp 1 của mình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Cháu ngoan của bà

Bà Nội của bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan.

Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe. Bà ôm Lan vào lòng mỉm cười, âu yếm nói: “Cháu của bà ngoan quá!”.

Mùa đông đã đến, trời lạnh lắm. Chiếc chăn của bà đã cũ, nhà Lan nghèo nên chưa mua được chăn mới cho bà. Mẹ rất lo đêm bà ngủ không đủ ấm. Thấy vậy, bé Lan nói:

- Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Con sẽ ngủ với bà để sưởi ấm cho bà.

Từ đó, đêm nào Lan cũng ngủ với bà. Nửa đêm, mẹ không yên tâm, sợ bé Lan kéo chăn của bà nên mẹ rón rén vào buồng xem sao. Mẹ thấy bé Lan đang ôm bà, ngủ ngon lành, còn bà hình như đang thì thầm: “Ấm quá, cháu của bà ngoan quá!”.

(Mai Thị Minh Huệ)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Chi tiết nào trong bài cho thấy bà nội Lan đã già?

10 Đề thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận

a. Bà không đi lại được nữa.

b. Tóc bà bạc trắng, khi đi lại bà phải chống gậy.

c. Răng bà đã bị rụng gần hết.

2. Mỗi khi đi học về, Lan thường làm gì? 

a. Đọc thơ, kể chuyện trường lớp cho bà nghe.

b. Vui đùa cùng bà.

c. Giúp bà chuẩn bị bữa tối.

3. Mùa đông đến, Lan đã làm gì cho bà đỡ lạnh hơn?

a. Mua thêm chăn ấm cho bà.

b. Mua thêm áo ấm cho bà.

c. Ngủ cùng bà để sưởi ấm cho bà.

4. Vì sao Lan được xem là “cháu ngoan của bà”?

a. Vì Lan hát hay.

b. Vì Lan thuộc nhiều chuyện để kể cho bà.

c. Vì Lan biết yêu thương bà, lo lắng cho bà.

5. Đọc xong câu chuyện, em có nhận xét gì về bạn Lan?

.....................................................................................................................................

Bài 2: Điền dao, rao hay giao vào chỗ trống?

a. Căn nhà này đang được ..... bán.         

b. Cô giáo .....bài tập về nhà.        

c. Con ..... rất sắc.

Bài 3: Hai câu sau không viết hoa các tên riêng. Em hãy tìm các tên riêng và viết lại cho đúng:

     Hùng vương thứ mười tám truyền ngôi cho thục phán. Thục phán lên làm vua, xưng là an dương vương, dời đô xuống đồng bằng, từ phong châu về cổ loa.

...............................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 4: Gạch chân những từ chỉ hoạt động trong các câu sau:

      Hàng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại đi chợ, đong gạo, gánh nước, nấu cơm, tắm cho hai chị em Bình, giặt một chậu quần áo đầy.

(Theo Lê Thị Xuyến)

Bài 5: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào ô trống:

     Giọng bà trầm bổng ☐ ngân nga như tiếng chuông ☐ Khi bà mỉm cười ☐ hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả ☐ Đôi mắt bà ấm lên những tia sáng ấm áp ☐ tươi vui ☐  

(Theo Mac-xim Go-rơ-ki)

Bài 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn:

     Hè đã đến. Chào nhé! Mái trường thân yêu! Em rất nhớ thầy cô và ......................... yêu dấu cùng chỗ ngồi, góc bảng và đặc biệt là tiếng trống trường thân quen. Em nhớ mãi .................................... thân yêu giữa làng quê nhỏ bé bình yên, nhớ những người bạn thân thương đã cùng em ........................................ và vui chơi. Hè ơi! Hãy qua mau để em lại được ............................................. , lại được nghe .......... ...................................... gióng giả mỗi sớm chiều.

10 Đề thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận
 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

GIỮA VÒNG GIÓ THƠM


Này chú Gà Nâu

Cãi nhau gì thế!

Này chị Vịt Bầu

Chớ gào ầm ĩ!



Bà tớ ngủ rồi

Cánh màn khép rũ

Hãy yên lặng nào

Cho bà tớ ngủ.

Bàn tay nhỏ nhắn

Phe phẩy quạt nan

Đều đều ngọn gió

Rung rinh góc màn.



Bà ơi hãy ngủ

Có cháu ngồi bên

Căn nhà vắng vẻ

Khu vườn lặng im.

Hương bưởi hương cau

Lần vào tay quạt

Cho bà nằm mát

Giữa vòng gió thơm.

(Quang Huy)



Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Bạn nhỏ nhắc Gà Nâu, Vịt Bầu điều gì?

a. Các bạn hãy đi ngủ đi.           

b. Các bạn hãy yên lặng cho bà tớ đi ngủ.

c. Các bạn hãy chăm chỉ kiếm mồi.

2. Bạn nhỏ làm gì khi bà ngủ?

a. Bạn học bài.                         

b. Bạn quạt nhè nhẹ cho bà ngủ ngon giấc.

c. Bạn ra vườn cho gà ăn.

3. Bài thơ muốn nói lên điều gì?

a. Mọi người cần yên lặng để cho bà ngủ ngon giấc.

b. Bạn nhỏ trong bài thơ thật đáng yêu vì biết yêu thương, chăm sóc bà.

c. Bà thích ngủ giữa khu vườn mát mẻ.

4. Vì sao bài thơ lại nói, khi cháu quạt cho bà ngủ bà đã được nằm ngủ giữa vòng gió thơm

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………...

5. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào từng ô trống cho thích hợp:

a. Bạn nhỏ đã làm gì cho bà ngủ ngon giấc ☐ 

b. Bà bạn nhỏ ngủ rất ngon ☐ 

c. Bạn nhỏ rất yêu bà của mình ☐ 

d. Khi bà ngủ, cảnh vật xung quanh như thế nào ☐ 

Câu 2: Ghép từng tiếng ở cột bên trái với tiếng thích hợp ở cột bên phải để tạo từ:

nong

long

nàng

làng


lanh

xóm

tằm

tiên


Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:

a. Suốt mùa đông, lũ cá rô ẩn tránh trong bùn ao.

……………………………………………………………………………………….

b. Suốt mùa đông, lũ cá rô ẩn tránh trong bùn ao.

……………………………………………………………………………………….

c. Vì có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.

……………………………………………………………………………………….

d. Vì có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.

……………………………………………………………………………………….

Bài 4: Bà là người rất yêu thương và cưng chiều em. Ngày ngày bà lo cho em từng bữa ăn. Đêm đêm, bà kể chuyện cổ tích cho em nghe, đưa em vào giấc ngủ. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người bà yêu thương của em.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….


Xem thử Đề HK1 TV2 CD

Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học