Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cuối Học kì 1 Cánh diều năm 2024 tải nhiều nhất
Với bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cuối Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc sách Cánh diều giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Tiếng Việt 2.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Bài 1: Đọc bài sau:
QUÀ TẶNG MẸ
Sắp đến ngày sinh nhật mẹ rồi! Mấy ngày hôm nay, chị Hà và bố cứ nhỏ to bàn bạc xem sẽ mua gì cho mẹ làm tớ sốt ruột vô cùng.
Ai cũng có ý tưởng về một món quà thật đặc biệt, thật bất ngờ dành cho mẹ. Chị Hà dự định sẽ mua chiếc tạp dề kiểu dáng mới nhất tặng mẹ. Bố tặng mẹ một bữa ăn do chính bố “đạo diễn” và một cặp vé xem bộ phim mà mẹ thích nhất. Còn tớ thì lo lắng vô cùng. Vì cho đến giờ, tớ cũng chưa nghĩ ra nổi món quà gì. Đang nằm buồn xo trên gác, một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tớ. Tặng mẹ những chiếc thẻ giúp việc thì sao nhỉ? Đây sẽ là món quà độc nhất vô nhị cho mà xem. Thế là tớ hì hục cắt những tấm thẻ to bằng nhãn vở, xung quanh trang trí cây dây leo, ở giữa tấm thẻ tớ ghi dòng chữ “Thẻ giúp việc thần kì”. Để xem tớ sẽ giúp mẹ những việc gì nào. Mẹ tớ làm thợ may, hay mỏi lưng vì vậy tớ viết dòng chữ “mát xoa” màu đỏ. Sau vài giờ cặm cụi, tớ có gần chục cái thẻ: dọn phòng, quét nhà, … và một thẻ đặc biệt “Bé Bi dậy sớm” để mẹ khỏi phải khổ sở vì sáng nào cũng đánh thức tớ. Tớ cẩn thận đặt tất cả những chiếc thẻ vào hộp, gói giấy hồng và thắt một chiếc nơ ở bên ngoài.
Ngày sinh nhật mẹ đã đến, bố và chị lần lượt tặng quà mẹ. Đến lượt tớ, tớ hồi hộp quá. Tớ yêu cầu mẹ nhắm mắt lại và bẽn lẽn đặt món quà nhỏ xíu vào tay mẹ. Mẹ chầm chậm mở món quà của tớ và đọc rất lâu các dòng chữ. Rồi mẹ cảm ơn ba bố con, hôn tớ thật kêu và nói: “Hôm nay là ngày vui nhất của mẹ”. Mẹ thích tất cả các món quà nhưng món quà của tớ làm mẹ xúc động hơn cả. Mẹ còn nói: “Món quà quý không phải vì giá trị vật chất của nó mà vì tấm lòng người tặng”.
Theo Hoàng Việt Hoàng
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Nhân dịp sinh nhật mẹ, bạn nhỏ tặng mẹ món quà gì?
a. Chiếc tạp dề kiểu dáng mới nhất.
b. Một đôi vé xem phim.
c. Một hộp “Thẻ giúp việc thần kì”.
2. Vì sao bạn nhỏ quyết định tặng mẹ món quà đó?
a. Vì đó là món quà dễ làm.
b. Vì bạn muốn làm cho mẹ giảm bớt mệt nhọc vì công việc.
c. Vì bạn muốn thể hiện sự khéo tay của mình.
3. Vì sao mẹ bạn nhỏ lại xúc động trước món quà của bạn nhất?
a. Vì bạn nhỏ tự làm món quà đó bằng cả tấm lòng yêu thương của mình.
b. Vì món quà đó rất đẹp.
c. Vì đó là món quà rất đắt tiền.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần tặng người thân một món quà thật đắt tiền.
b. Tình yêu thương của con cái dành cho cha mẹ là đáng quý nhất.
c. Phải biết khéo léo chọn quà tặng cho người khác.
5. Hãy viết từ hai đến ba câu nói lên cảm xúc của em về tình cảm của bạn nhỏ trong câu chuyện dành cho mẹ:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
6. Những từ nào ở dòng sau đây nêu đúng tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ?
a. Thương yêu, quan tâm, biết ơn.
b. An ủi, động viên, khuyến khích.
c. Nhớ thương, kính trọng, ngưỡng mộ.
7. Điền d, r hay gi vào chỗ trống?
Hoa ... ấy đẹp một cách ... ản ... ị. Mỗi cánh hoa ... ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc ... ực ... ỡ.
Bài 2: Điền hai dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a. Bạn Bắc bạn Nam đều thích học cả Toán Tiếng Việt.
b. Trên bàn sách vở bút mực được xếp gọn gàng.
c. Trong bếp xooang nồi bát đĩa được để rất ngăn nắp.
Bài 3: Tìm và ghi lại 5 từ biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn cha mẹ của con cái.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Bài 4: Em đang học bài, bỗng bạn em gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối (không đồng ý) vì còn bận học. Hãy viết lại cuộc nói chuyện qua điện thoại.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Bài 1: Đọc bài sau:
CÂY XƯƠNG RỒNG
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành các loài hoa, còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình, về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị đó. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hoá thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định, ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
(Theo Văn 4 - sách thực nghiệm CNGD)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Ngày xưa cuộc đời của con người diễn ra như thế nào?
a. Con người sinh ra, lớn lên và khi chết đi thì các chàng trai biến thành đại thụ còn các cô gái biến thành các loài hoa.
b. Con người sống mãi không bao giờ chết.
c. Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi không già.
2. Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?
a. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.
b. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.
c. Người mẹ bị trừng phạt.
3. Người con khi chết biến thành gì?
a. Người con biến thành gió.
b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.
c. Người con biến thành một cái cây.
4. Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”?
a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.
b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.
5. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
6. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai”của câu văn sau:
Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy luôn hầu hạ và tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
a. Người mẹ
b. Người mẹ vừa nghèo
c. Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy
7. Điền vào chỗ trống iê hay yê?
a. h ...` n lành b. khu ... n bảo c. l ...` n mạch
d. ... u mến e. qu ... ´ n luyến g. đà đ ... ʼ u
Bài 2: Câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì?
a. Chú Sơn xây bể nước cho nhà em.
b. Chú Sơn là người xây bể nước cho nhà em.
c. Lớp em làm vệ sinh sân trường.
d. Lớp em được khen vì làm vệ sinh sân trường sạch sẽ.
e. Mẹ may cho em chiếc áo này.
f. Chiếc áo này là chiếc áo mẹ may cho em.
Bài 3: Bà mẹ trong truyện Cây xương rồng đã hết lòng chăm sóc cho con.
Em cũng đã được mẹ thương yêu và chăm sóc. Hãy viết từ 4 đến 5 câu kể về việc mẹ đã chăm sóc em như thế nào
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Đọc bài sau:
AI LÀ ANH, AI LÀ EM?
Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau và giống nhau như đúc. Mẹ cho hai anh em mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu nên càng khó phân biệt được ai là anh, ai là em. Đến cả bố mẹ nhiều khi cũng lầm.
Một hôm bác của Hùng, Cường từ thành phố về chơi, nhìn hai đứa trẻ giống nhau như hai giọt nước, ông thốt lên:
- Làm sao biết đứa nào là anh, đứa nào là em nhỉ?
Thoáng nghĩ rồi ông vui vẻ gọi hai đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân vào.
- Nào, hai cháu lại đây bác cho quà.
Và làm như chẳng hề quan tâm, bác đưa cho một đứa cả một gói kẹo, còn đứa kia chỉ được 5 chiếc.
Hai đứa cùng lễ phép thưa:
- Cháu xin bác ạ!
Người bác quan sát thấy đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo. Thấy vậy, bác chạy lại cầm lấy tay đứa cầm túi kẹo hỏi:
- Cháu là anh đúng không?
- Vâng ạ! Cháu là Hùng còn em cháu đây là Cường.
Người bác cười vui:
- Các cháu tôi ngoan lắm! Nhưng các cháu có biết vì sao bác nhận biết được đứa nào là anh, đứa nào là em không nào?
(Theo Võ Quảng)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Dòng nào nêu đầy đủ nhất về đặc điểm giống nhau của hai anh em Hùng và Cường?
a. Hùng và Cường đều mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu.
b. Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau, giống nhau như đúc, lại mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu.
c. Hùng và Cường đều cao to bằng nhau.
2. Người bác chia kẹo cho hai anh em như thế nào?
a. Chia cho hai anh em mỗi người một gói.
b. Chia cho hai anh em mỗi người 5 chiếc.
c. Chia cho một cháu cả gói kẹo, cháu kia chỉ được 5 chiếc.
3. Vì sao người bác biết Hùng là anh của Cường?
a. Vì Hùng cao hơn Cường.
b. Vì Hùng giới thiệu với bác.
c. Vì bác thấy Hùng đã đưa gói kẹo của mình cho Cường để lấy 5 chiếc kẹo. Hùng đã nhường nhịn Cường, chứng tỏ Hùng là anh.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Chia kẹo phải chia cho em phần hơn.
b. Cần chia kẹo không đều để nhận ra ai là anh, ai là em.
c. Anh em phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau.
5. Hùng bằng tuổi Cường và cũng chỉ lớn bằng Cường nhưng thật xứng đáng làm anh. Vì sao?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
6. Dòng nào nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? Của câu văn sau:
Đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo.
a. cầm túi kẹo
b. cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo
c. đổi lấy 5 cái kẹo
7. Điền l hay n vào chỗ trống:
a. ông ... ội b. ... ạnh buốt c. xa ... ạ
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a. Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục.
b.Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục.
c.Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục.
Bài 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào ô trống:
Để làm trọng tài
Có mảnh bìa màu vàng ☐ (1) màu đỏ là Tèo nhặt cho bằng hết ☐ (2) cất ngay ngắn trong ngăn kéo ☐ (3) Thấy lạ ☐ (4) bố Tèo hỏi:
- Con cất những mảnh bìa đó làm gì?
- Con sưu tập thẻ vàng ☐ (5) thẻ đỏ để lớn lên làm trọng tài bóng đá ạ ☐ (6)
Bài 4: Cô Huệ là hàng xóm của em. Mẹ của cô bị ốm. Cô nhờ em sang nhà cô trông hộ bé Hoa để cô đưa bà đến bệnh viện. Em hãy viết vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết khi đi làm về.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Đọc bài sau:
KHO BÁU CỦA TÔI
Kho báu của tôi! Đó là những cuốn truyện bố mang về với lời đề tặng. Có khi đó là những truyện cổ mẹ cắt ra từ báo và dán lại hoặc quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Những quyển truyện ấy có khi hơi cũ một tí, có khi lại mất bìa dù đã được mẹ bọc lại cẩn thận và phần nhiều là truyện tranh không màu. Dù vậy, những câu chuyện vẫn mở ra một thế giới kì thú cho một cô bé sáu tuổi là tôi.
Một lần, tôi thấy thằng Tun có cuốn sách Bác sĩ Ai-bô-lít. Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kì lạ. Tôi bần thần cả người vì mê quyển sách đến mức mơ thấy bố tặng tôi quyển sách ấy và kì lạ là để nó trong tủ lạnh. Tôi đã kể giấc mơ ấy cho mẹ. Thế rồi, sau chuyến công tác của bố, tôi đã tìm thấy quyển sách ấy trong tủ lạnh, giống hệt như trong mơ.
Khi ấy tôi sáu tuổi, tôi không để ý rằng những bữa cơm chỉ có tôi được ăn thịt cá, còn bố mẹ giành phần ăn rau “cho mát”. Tôi không để ý rằng trong những ngày tháng khó khăn ấy, bố mẹ đã không để cho tôi cảm thấy mình thiếu thốn. Và tôi không thiếu sách bao giờ.
Tôi chỉ biết là bố mẹ đã mang đến một phép lạ, phép lạ đầy màu sắc. Màu sắc ấy tôi không nhìn thấy từ những quyển sách in màu bóng loáng. Tôi nhìn thấy nó từ những trang báo mẹ cắt ra để dành cho tôi, từ những chữ in hoa bố viết trên băng giấy dán trên quyển sách dịch, từ nụ cười của bố mẹ khi tôi mở cánh cửa tủ lạnh ra, như mở ra cánh cửa đến một thế giới diệu kì mà bố mẹ đã tạo dựng cho tôi.
(Theo Đỗ Trần Mai Trâm)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. “Kho báu” của bạn nhỏ trong câu chuyện là gì?
a. Một tủ toàn đồ chơi rất đẹp.
b. Những cuốn truyện bố mẹ mang về.
c. Một con lợn đất đầy tiền xu.
2. Do đâu mà bạn nhỏ có được “kho báu” đó?
a. Do bạn bè tặng.
b. Do bạn nhỏ mua bằng tiền mừng tuổi của mình.
c. Do bố mẹ bạn dày công sưu tầm.
3. Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện tình yêu thương của bố mẹ dành cho bạn nhỏ?
a. Cặm cụi cắt dán, dịch những quyển truyện cho con.
b. Bố mẹ chỉ ăn rau, dành thịt cá cho con, dành dụm tiền để mua quyển sách mà con yêu thích.
c. Trong những năm tháng khó khăn, bố mẹ đã không để cho bạn nhỏ cảm thấy mình bị thiếu thốn.
d. Bố mẹ đưa bạn nhỏ đi du lịch.
4. Điều gì đã tạo ra phép lạ đầy màu sắc và thế giới diệu kì của bạn nhỏ?
a. Màu sắc của cuốn sách in màu bóng loáng bố mẹ đã mua cho bạn nhỏ.
b. Những tri thức kì diệu nằm trong những quyển sách bố mẹ dành cho bạn nhỏ.
c. Tất cả tình yêu thương mà bố mẹ đã dành cho bạn nhỏ.
5. Theo em, khi gọi những gì bố mẹ dành cho mình là “kho báu của tôi”, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì? Hãy viết từ một đến hai câu để trả lời.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
6. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm.
a. Là gì?
b. Làm gì?
c. Thế nào?
7. Điền ai hay ay vào chỗ trống:
a. máy b ... b. ban m ... c. nước ch ...
d. bàn t ... e. sai tr ... g. s ... sưa
Bài 2: Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời.
Bài 3: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về anh (chị hoặc em) của em theo gợi ý sau:
- Anh (chị hoặc em) của em tên là gì? ở độ tuổi nào?
- Hình dáng anh (chị hoặc em) của em ra sao?
- Anh (chị hoặc em) của em có điểm gì nổi bật?
- Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………….................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Bài 1: Đọc bài sau:
CON CHÓ BUN-KA CÙA TÔI
Tôi có một con chó nhỏ. Tên nó là Bun-ka, lông nó đen tuyền, trừ hai đầu bàn chân trước màu trắng. Mõm nó to, mắt to, đen óng ánh. Răng nó trắng, lúc nào cũng nhe ra.
Nó không dữ và chẳng cắn ai bao giờ. Nhưng nó vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ. Khi nó bám vào cái gì thì hai hàm răng của nó cắn chặt đến nỗi nó dính vào đó như một mớ giẻ.
Một hôm, nó được suỵt xông vào một con gấu trắng. Nó ngoạm vào tai gấu và cứ bám mãi như một con đỉa. Con gấu cào và lắc tứ tung vẫn không tài nào thoát ra được. Cuối cùng gấu lăn ra đất định đè bẹp Bun-ka nhưng con chó chỉ chịu buông ra khi mọi người lấy nước lạnh dội vào nó.
Tôi có nó từ khi nó bé tí và tự tay tôi đã nuôi nấng nó. Khi đi Cáp-ca không thể đem nó theo, tôi đã nhốt nó lại và lén ra khỏi nhà.
Đến trạm dừng chân đầu tiên, tôi chợt thấy trên đường có cái gì đó vừa đen vừa óng ánh. Đó là con Bun-ka với chiếc vòng cổ bằng đồng. Nó lao đến nhảy chồm vào người tôi, liếm tay tôi rồi nằm lăn dưới bóng râm của xe trượt tuyết. Lưỡi nó thè ra như một bàn tay. Nó thở hồng hộc, hai bên sườn run rẩy, nó quằn quại, đuôi đập xuống đất.
Sau đó, tôi được biết rằng, khi tôi ra đi, nó đã nhảy qua cửa sổ làm vỡ cả cửa kính. Và theo dấu vết tôi, nó đã chạy nước đại trên quãng đường dài gần hai chục dặm.
(Theo Lép Tôn-xtôi)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Chú chó Bun-ka có đặc điểm gì về hình dáng?
a. Lông màu vàng, mõm nhỏ, mắt màu nâu.
b. Lông đen tuyền, hai đầu bàn chân trước màu trắng, mõm to, mắt to, đen óng ánh, răng trắng.
c. Lông màu trắng, mắt nhỏ, đen tròn.
2. Tính tình của chú chó Bun-ka như thế nào?
a. Dữ tợn, hay cắn mọi người.
b. Hiền lành, nhút nhát.
c. Không dữ và chẳng cắn ai bao giờ, nhưng mạnh mẽ và bền bỉ.
3. Những chi tiết nào được dùng để tả sự mạnh mẽ và bền bỉ của Bun-ka khi xông vào cắn gấu?
a. Nó ngoạm vào tai con gấu và bám mãi như một con đỉa, gấu cào và lắc tứ tung vẫn không thoát ra được.
b. Bun-ka được suỵt xông vào con gấu.
c. Gấu lăn ra đất định đè bẹp Bun-ka nhưng Bun-ka cũng không chịu buông tha.
4. Chú chó Bun-ka đã vượt qua những khó khăn gì để đi theo chủ?
a. Chú nhảy qua cửa sổ, nằm trên xe trượt tuyết.
b. Chú nhảy qua cửa sổ, làm vỡ cả cửa kính và chạy nước đại gần hai chục dặm theo dấu xe trượt tuyết.
c. Chú chạy gần hai chục dặm trong ngày hè nóng nực.
5. Những chi tiết nào trong bài nói lên tình cảm của chú chó Bun-ka khi gặp được chủ?
a. Nó lao đến, nhảy chồm vào người chủ, liếm chủ, nằm lăn dưới bóng râm của xe trượt tuyết.
b. Nó run rẩy, quằn quại người, đuôi đập xuống đất.
c. Đuôi nó ngoáy tít.
6. Qua bài đọc trên, em có nhận xét gì về chú chó Bun-ka?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
7. Những từ nào viết sai chính tả?
a. chăn b. chiếu c. chậu d. chum
e. trạn g. chĩnh h. trõng
Bài 2: Tìm và ghi lại cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:
a. Việc nhỏ nghĩa lớn. b. Chết vinh còn hơn sống nhục.
c. Chân cứng đá mềm. d. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Bài 3: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” trong các câu sau:
Chú gà trống nhà em đẹp làm sao! Bộ lông của chú vàng óng, mượt như tơ. Cái mào của chú đỏ chót. Cái mỏ vàng cong cong.
Bài 4: Chú chó Bun-ka trong câu chuyện Con chó Bun-ka của tôi được tác giả Lép Tôn-xtôi miêu tả rất đẹp, mạnh mẽ và tình nghĩa. Em cũng biết một con vật nuôi trong nhà rất đáng yêu. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 6 câu) nói về con vật đó dựa vào những câu hỏi gợi ý sau:
- Đó là con vật nào?
- Hình dáng của nó có gì đặc biệt? Lông nó màu gì? Mắt nó ra sao?
- Tính tình của nó như thế nào?
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
...…………………………………………………………………………………......
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Bài 1: Đọc bài sau:
CHÚ TRỐNG CHOAI
-Kéc! Kè! Ke! e...e
Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phóc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phóc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ Gà Chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau: “Tuyệt! Tuyệt! Tuyệt!”, tỏ vẻ thán phục lắm.
Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quẩn quanh chân mẹ nữa rồi. Chú lớn nhanh như thổi. Mỗi ngày nom chú một phổng phao, hoạt bát hơn.
(Hải Hồ)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Tác giả tả những bộ phận nào của chú gà Trống Choai?
a. mào, cánh
b. đôi chân, đuôi
c. đuôi, cánh
2. Tác giả tả hình dáng Trống Choai bây giờ khác hồi còn nhỏ ở những điểm nào?
a. Đuôi đã có dáng cong cong. Cái mào của Trống Choai to hơn trước.
b. Đuôi Trống Choai đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như trước, bộ cánh cũng có duyên lắm rồi.
c. Đôi cánh đã có duyên. Cái mỏ của Trống Choai cứng hơn trước.
3. Những câu văn nào cho biết chú Trống Choai lớn rất nhanh?
a. Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây.
b. Chú chẳng còn phải quẩn quanh chân mẹ nữa rồi.
c. Chú lớn nhanh như thổi.
d. Mỗi ngày nom chú một phổng phao, hoạt bát hơn.
4. Những từ ngữ: phóc một cái, nhảy tót lên, phóc lên nói lên điều gì về Trống Choai?
a. Trống Choai có thân hình to lớn.
b. Trống Choai khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
c. Trống Choai đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây.
5. Chú Trống Choai có những điểm nào đáng yêu?
a. Cái đuôi cong cong mềm mại, bộ cánh duyên dáng.
b. Dáng điệu khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tiếng gáy dõng dạc.
c. Có dáng điệu ngất ngưởng, đuôi thẳng đuồn đuột.
6. Hãy viết tiếp từ 3 đến 4 câu văn để nói về chú gà Trống Choai:
Chú Trống Choai quả thật là đáng yêu!
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
7. Những từ nào viết sai chính tả?
a. dừng núi b. dừng lại c. cây dang d. giang tay e. dang tôm
8. Bộ phận nào trong câu Chú Trống Choai lớn nhanh như thổi trả lời cho câu hỏi Chú Trống Choai thế nào?
a. lớn nhanh
b. như thổi
c. lớn nhanh như thổi
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” trong các câu sau:
Chú chim bồ câu chỉ to bằng cái bắp chuối bé. Bộ lông của nó màu xám pha xanh lục. Đôi mắt nó màu đen được viền một đường tròn đỏ. Hai cánh úp dài theo thân và che kín hai bên lườn.
Bài 3: Sắp xếp lại thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Huy sao cho đúng thứ tự:
a. 6 giờ 30 phút đến 7 giờ: ngủ dậy, tập thể dục, đánh răng, rửa mặt.
b. 7 giờ 15 phút đến 7 giờ 30 phút: thay quần áo, giày dép....
c. 7 giờ 30 phút đến 10 giờ: tới trường dự lễ sơ kết học kì.
d. 7 giờ đến 7 giờ 15 phút: ăn sáng.
e. 10 giờ đến 11 giờ: về nhà rồi sang thăm ông bà.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Bài 1: Đọc bài sau:
THƯ CỦA MẸ
Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta, và con không cho gì hết dù trong túi có tiền.
Nghe mẹ bảo, con ạ. Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, và hơn nữa đi trước một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng có thể đứa bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương!
Hãy tin lời mẹ, En-ri-cô ạ, thỉnh thoảng con phải biết trích ra một đồng từ túi tiền của con để giúp một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thứ gì hết và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ cầu xin để khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có, ngoài phố xá bao nhiêu là xe cộ và trẻ con mặc toàn quần áo nhung mà lại có những đàn bà và trẻ con không có gì mà ăn cả! Không có gì mà mặc cả! Ôi! En-ri-cô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng nào.
(Theo Những tấm lòng cao cả)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Khi ở trường về, En-ri-cô đã gặp ai?
a. Một người ăn xin bị què chân.
b. Một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu.
c. Một cậu bé đánh giày.
2. Vì sao mẹ không hài lòng về cách cư xử của En-ri-cô với người đàn bà đáng thương đó?
a. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã tránh đi vì trong túi không có tiền.
b. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã nhìn bà ta và không cho gì hết, dù trong túi có tiền.
c. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã cho bà ta tiền.
3. Theo mẹ của En-ri-cô, vì sao cần phải giúp đỡ những người nghèo khổ?
a. Vì họ là những người không có cái ăn, cái mặc, rất đáng thương.
b. Vì giúp đỡ họ sẽ được họ biết ơn.
c. Vì giúp đỡ họ mình sẽ gặp được nhiều may mắn.
4. Bức thư của mẹ En-ri-cô cũng nhắn nhủ chúng ta điều gì?
a. Bức thư của mẹ En-ri-cô muốn nhắc chúng ta không nên để ý đến những người nghèo khổ.
b. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp khó khăn, hoạn nạn.
c. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải quan tâm, chào hỏi những người nghèo khổ.
5. Hãy viết tiếp từ 2 đến 4 câu để hoàn thành đoạn văn nói về những người nhân ái trong cuộc sống?
Thật là vui khi nghĩ rằng trong cuộc sống này còn biết bao con người có tấm lòng nhân ái như mẹ En-ri-cô. Họ biết..............................................................................................................
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
6. Câu “Con nhìn bà ta và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền.” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu dưới đây?
a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?
7. Câu hỏi nào dùng để hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.”?
a. Cô giáo của em là ai?
b. Ai là người mẹ hiền thứ hai của em?
c. Có phải cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em không?
Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào ô trống:
Sợ bẩn
Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội ☐ (1) cô hỏi Tí:
- Tại sao khi được bón phân, cây cối lại xanh tốt ☐ (2)
Tí:
- Thưa cô ☐ (3) vì cây cối sợ bẩn ☐ (4) nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ ☐ (5)
Bài 3: Em hãy tưởng tượng mình là En-ri-cô và hoàn thành bức thư ngắn đáp lại lời khuyên của mẹ.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều hay khác:
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (5 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 2 Cánh diều năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận (10 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 Cánh diều năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận (10 đề)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)