100 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)



Bộ 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 2.

Xem thử Đề TV2 KNTT Xem thử Đề TV2 CTST Xem thử Đề TV2 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

TẠM NGỪNG BÁN - mua trọn bộ Đề thi, Phiếu Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Tiếng Việt lớp 2 cả ba sách:

Xem thử Đề TV2 KNTT Xem thử Đề TV2 CTST Xem thử Đề TV2 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 2

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

I. Trắc nghiệm (7 điểm):

Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau:

Những quả đào

Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.

Câu 1: Người ông giành những quả đào cho ai?

A. Người vợ

B. Các con

C. Những đứa cháu

Câu 2: Trong bài, những bạn nào ăn quả đào ông cho?

A. Xuân và Vân

B. Xuân và Việt

C. Xuân, Vân và Việt

Câu 3: Ông nhận xét gì về bạn Việt?

A. Thích làm vườn

B. Bé dại

C. Người nhân hậu

Câu 4: Các từ “hạt, quả đào, trồng, vườn”. Từ chỉ hoạt động là:

A, Hạt, quả đào

B. trồng

C. vườn, trồng

Câu 5: Từ chỉ đặc điểm trong câu “Còn Việt là người nhân hậu” là:

A, Nhân hậu

B. người

C. Việt

Câu 6: Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

A. Xuân để dành không ăn

B. Ăn xong, Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.

C. Xuân cho bạn bị ốm

D. Xuân để phần cho bà.

Câu 7: Vì sao ông nhận xét Vân bé dại?

A. Vì Vân là em út

B. Vì Vân không thích ăn đào

C. Vì ăn xong Vân vẫn còn thèm

D. Vì ông quý Vân nhất.

Câu 8: Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu:

Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò.

II. Phần ĐỌC THÀNH TIẾNG

GV kiểm tra các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8 – SGK Tiếng việt 2 tập 1

  • Điểm đọc: 2 điểm
  • Điểm trả lời câu hỏi: 1 điểm.

1. PHẦN 1:

Câu 1 (4 điểm ): Nghe – viết:

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi.
Đáp lời “ Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.

2. PHẦN 2:

Câu 2 (6 điểm): Viết 3 - 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà.

Gợi ý:

  • Em đã làm được việc gì?
  • Em làm việc đó thế nào?
  • Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó?

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Bà nội, bà ngoại

(Trích)

Bà ngoại bên quê mẹ

Bà nội bên quê cha.

Cháu yêu cha, yêu mẹ

Và thương cả hai bà.

Bà ngoại chăm làm vườn

Vườn bà bao nhiêu chuối

Yêu cháu, bà trồng ng

Chẳng nghĩ mình cao tuổi.

Tết cháu về quê nội

Biết là bà ngoại mong

Theo mẹ sang bên ngoại

Lại thương bà nội trông.

Hai bà hai nguồn sông

Cho phù sa đời cháu

Hai miền quê yêu dấu

Cháu nhớ về thiết tha.

                     Nguyễn Hoàng Sơn

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của bạn nhỏ với bà nội và bà ngoại.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ?

II. Đọc – hiểu

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI

Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú                     B. kì lạ                           C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.

4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?

A. Ngày 2 tháng 2                    B. Ngày 1 tháng 6                    C. Ngày 5 tháng 9

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Bà nội, bà ngoại 

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc với gia đình em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc 

I. Đọc – hiểu

SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI

Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông. Gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:

Em rét không? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:

-Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:

Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé! Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.

Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phủi chiếc quạt. Lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.

Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.

(Theo Trần Mạnh Hùng)

1. Khi lũ đâng cao, chị Nết đã đưa Na đi tránh lũ bằng cách nào ?

A. Đi xe đạp 

B. Dắt tay nhau chạy       

C. Cõng em.

2. Bàn chân của Nết bị sao khi cõng em chạy lũ ?

A. Bong móng chân         

B. Ngày càng săn chắc     

C. Chảy máu

3. Hoa tỉ muội có điều gì đặc biệt ?

A. Bông hoa lớn che chở cho bông hoa bé     

B. Mọc riêng lẻ      

C. Có nhiều màu.

4. Vì sao dân làng lại gọi hoa đó là hoa tỉ muội ?

II. Tiếng việt

Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:

a. (lạ/nạ) kì …….., mặt ……..., người ……..., ……… ùng

b. (lo/no) …….. lắng, ………nê, ……. âu, ……ấm

Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:

(lạnh buốt , nóng nực , đua nở ,mát mẻ, cốm, cơn mưa phùn, du lịch)

Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những ……………lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa………………..Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho  những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến ……….Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió ………, với hương………mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại

trong những cơn gió………

B. Viết

1. Nghe – viết

Người làm đồ chơi

     Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.

2. Kể về cô giáo dạy em năm lớp 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm 2023

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc 

I. Đọc – hiểu

SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI

Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông. Gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:

Em rét không? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:

-Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:

Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé! Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.

Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phủi chiếc quạt. Lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.

Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.

(Theo Trần Mạnh Hùng)

1. Khi lũ đâng cao, chị Nết đã đưa Na đi tránh lũ bằng cách nào?

A. Đi xe đạp

B. Dắt tay nhau chạy       

C. Cõng em.

2. Bàn chân của Nết bị sao khi cõng em chạy lũ?

A. Bong móng chân         

B. Ngày càng săn chắc     

C. Chảy máu

3. Hoa tỉ muội có điều gì đặc biệt?

A. Bông hoa lớn che chở cho bông hoa bé     

B. Mọc riêng lẻ      

C. Có nhiều màu.

4. Vì sao dân làng lại gọi hoa đó là hoa tỉ muội?

IITiếng việt

Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:

a. (lạ/nạ): kì …….., mặt ……..., người ……..., ……… ùng

b. (lo/no): …….. lắng, ………nê, ……. âu, ……ấm

Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:

(lạnh buốt , nóng nực , đua nở ,mát mẻ, cốm, cơn mưa phùn, du lịch)

Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những ……………lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa……………….Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho  những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến ……… Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió ………, với hương………mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại trong những cơn gió………

B. Viết

1. Nghe – viết

Người làm đồ chơi

     Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.

2. Kể về cô giáo dạy em năm lớp 1

Xem thử Đề TV2 KNTT Xem thử Đề TV2 CTST Xem thử Đề TV2 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD




Giải bài tập lớp 2 sách mới các môn học