Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cuối Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 tải nhiều nhất
Với bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cuối Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng Việt 2.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cuối Học kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ
Hôm ấy, tòa thị chính mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì...
Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”.
(Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai? (0,5 điểm)
A. Trẻ em
B. Quả táo
C. Bác Hồ
Câu 2: Khi Bác ra đến cửa, các bạn thiếu nhi đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Các bạn thiếu nhi vỗ tay
B. Các bạn thiếu nhi ríu rít chạy tới chào
C. Các bạn thiếu nhi vẫn ngồi
Câu 3: Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ? (0,5 điểm)
A. Bé gái nhỏ
B. Bé trai nhỏ
C. Người tham gia buổi tiệc
Câu 4: Nếu em là bé gái nhỏ thì em sẽ làm gì khi nhận được quả táo từ Bác Hồ? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Từ ngữ nào chỉ đặc điểm của Bác Hồ? (0,5 điểm)
A. Đất nước
B. Non sông
C. Giản dị
Câu 6: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống (1 điểm)
Bác Hồ vùi hai đầu rễ xuống đất ( ) Chú cần vụ thắc mắc:
- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ ( )
Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm sau: (1 điểm)
Vào buổi sáng, Bác Hồ đi dạo trong vườn.
………………….………………………………………………………………………….
…………………….……………………………………………………………………….
Câu 8: Đặt câu với từ ngữ chỉ tình cảm sau: (1 điểm)
a. Kính yêu:
………………….………………………………………………………………………….
b. Yêu quý:
…………………….……………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Thư Trung thu
Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng,
Thi đua học và hành.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tùy theo sức của mình:
Để tham gia kháng chiến,
Để gìn giữ hòa bình.
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Em hãy viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với thầy cô giáo.
Gợi ý:
1. Thầy cô em tên là gì?
2. Thầy cô chăm sóc, dạy dỗ em như thế nào?
3. Tình cảm của em với thầy cô như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
5 |
Đáp án |
C |
B |
A |
C |
Điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
Câu 4. (1 điểm)
Em sẽ nói lời cảm ơn Bác và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. (tùy HS)
Câu 6. (1 điểm)
Bác Hồ vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc:
- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
Câu 7. (1 điểm)
Khi nào Bác Hồ đi dạo trong vườn?
Hoặc: Bác Hồ đi dạo trong vườn khi nào?
Câu 8. (1 điểm)
a. Chúng em vô cùng kính yêu Bác Hồ Chí Minh.
b. Đó là món quà mà tôi rất yêu quý.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II. Tập làm văn (6 điểm):
- Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3 điểm
- Kĩ năng:
+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
SƯ TỬ VÀ KIẾN CÀNG
Tự xem mình là chúa tể rừng xanh, Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật to, khỏe. Nó cho rằng những con vật nhỏ vé chẳng mang lợi lộc gì. Một lần Kiến Càng đến, xin kết bạn, Sư Tử khinh thường đuổi Kiến đi.
Một hôm, tai Sư Tử như có trăm ngàn mũi kim châm chích. Nó nằm bẹp một chỗ, không thể ra khỏi hang kiếm ăn. Voi, Hổ, Báo, Gấu,…đến thăm nhưng đành bỏ về, vì không thể làm được gì để giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ, nó lặn lội vào tận hang thăm Sư Tử. Sau khi nghe Sư Tử kể bệnh tình. Kiến càng bèn bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Lập tức Sư Tử hết đau.
Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. Từ đó, Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân thiết nhất.
Khoanh tròn đáp án đúng và trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm): Các con vật trong câu chuyện trên sống ở đâu?
A. Sống trong sở thú
B. Sống trong rừng
C. Sống trong hang
Câu 2 (0,5 điểm): Con vật nào trong câu chuyện tự xem mình là “chúa tể rừng xanh”?
A. Voi
B. Gấu
C. Sư Tử
Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao Sư Tử không kết bạn với Kiến Càng?
A. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ
B. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ và chỉ biết cắn kẻ khác.
C. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ, không đem lại lợi lộc gì cho nó
Câu 4 (0,5 điểm): Vì sao Sư Tử hối hận và xin lỗi Kiến Càng?
A. Vì Kiến Càng đã bắt một con rệp trong tai giúp nó
B. Vì Kiến Càng đã mang thức ăn cho nó
C. Vì Kiến Càng đã khen Sư Tử tài giỏi
Câu 5 (0,5 điểm): Sư Tử đã tỏ thái độ thế nào với Kiến Càng khi tai hết đau?
…………………….……………………………………………………………………….
Câu 6 (1,0 điểm): Qua câu chuyện trên, em học được ở Kiến Càng điều gì?
…………………….……………………………………………………………………….
Câu 7 (1,0 điểm): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a) nhỏ - ......................................
b) xinh đẹp - .............................
c) đen - .....................................
d) chăm chỉ - ............................
Câu 8 (0,5 điểm): Trong câu “Hai bên bờ sông, hoa phương vĩ nở đỏ rực”, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu”?
…………………….……………………………………………………………………….
Câu 9 (1,0 điểm): Đặt một câu nêu đặc điểm về một bạn trong lớp.
…………………….……………………………………………………………………….
…………………….……………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Ngôi nhà
Em yêu ngôi nhà
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xoa xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân chơi.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em.
Gợi ý:
- Giới thiệu tên anh (chị hoặc em) của em.
- Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?
- Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
CÂY XẤU HỔ
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cổ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới bừng những con mắt lá. Quả nhiên, không có gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.
Càng nghe bạn bè trầm trô, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?
(Theo Trần Hoài Dương)
Khoanh tròn đáp án đúng và trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm): Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?
A. Cây xấu hổ co rúm mình lại
B. Cây xấu hổ hé mắt nhìn
C. Cây xấu hổ vẫy cành lá
Câu 2 (0,5 điểm): Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
A. Có một con chim lạ bay đến
B. Có một con chim xanh biếc không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay
C. Có một con chim chích chòe bay đến
Câu 3 (0,5 điểm): Cây xấu hổ tiếc nuối điều gì?
A. Vì chưa bắt được con chim
B. Vì cây xấu hổ nhút nhát
C. Vì chưa được nhìn thấy con chim
Câu 4 (0,5 điểm): Tiếng lá khô lướt trên cỏ như thế nào?
A. Róc rách
B. Lạt xạt
C. Xôn xao
Câu 5 (0,5 điểm): Toàn thân con chim như thế nào?
A. Lóng lánh
B. Lòe loẹt
C. Lập lòe
Câu 6 (1,0 điểm): Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?
................................................................................................
Câu 7 (0,5 điểm): Trong câu “Cây xấu hổ co rúm mình lại.”, từ chỉ hoạt động là từ nào?
................................................................................................
Câu 8 (1,0 điểm): Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
mùa hè, chú ve sầu, rung rinh, râm ran
Mỗi quả sấu là một nốt nhạc……………trong gió trời. Còn nhạc sĩ là những ………………với những chiếc vĩ cầm vô hình, …………..trong tán lá nồng nàn suốt cả…………..
Câu 9 (1,0 điểm):
a)
- Tìm 2 từ chỉ sự vật:................................................................................................
- Tìm 2 từ chỉ đặc điểm:................................................................................................
b) Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a.
................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Cây và hoa bên lăng Bác
Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhánh sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngọt ngào.
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết 4 – 5 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
Gợi ý:
- Em đã tham gia hoạt động gì cùng các bạn? (học tập, vui chơi)
- Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia?
- Em và các bạn đã làm những việc gì?
- Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
MÓN QUÀ HẠNH PHÚC
Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ. Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Thấy mẹ vất vả, chúng rất yêu thương và vâng lời mẹ.
Những chú thỏ con bàn nhau làm một món quà tặng mẹ. Chúng sẽ cùng làm một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng.
Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất.
(Theo Chuyện của mùa hạ)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Từ ngữ diễn tả sự vất vả của Thỏ Mẹ là: (0,5 điểm)
A. Yêu thương và vâng lời
B. Quây quần bên Thỏ Mẹ
C. Làm việc quần quật suốt ngày.
Câu 2: Để tỏ lòng biết ơn và thương yêu mẹ, bầy thỏ con đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Hái tặng mẹ những bông hoa đẹp.
B. Tự tay làm khăn trải bàn tặng mẹ.
C. Đan tặng mẹ một chiếc khăn quàng.
Câu 3: Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc vì: (0,5 điểm)
A. Các con chăm ngoan, hiếu thảo.
B. Được tặng món quà mà mình thích.
C. Được nghỉ ngơi nhân dịp Tết đến.
Câu 4: Nếu em là Thỏ Mẹ, em sẽ nói gì với những chú thỏ con của mình sau khi nhận được món quà? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Hãy gạch chân dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong các từ sau: (0,5 điểm)
Thêu, Thỏ Mẹ, vất vả, tặng, khăn trải bàn
Câu 6: Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào chỗ trống (1 điểm)
Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân ( ) Chúng thường cùng nhau kiếm mồi ( ) cùng ăn và cùng nhau vui chơi ( ) Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm ( ) Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:
- Kiến Đen này ( ) bạn có muốn cùng đi với tớ ngao du thiên hạ không ( )
Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm sau: (1 điểm)
Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà.
………………….………………………………………………………………………….
…………………….……………………………………………………………………….
Câu 8: Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm sau: (1 điểm)
a. trắng tinh
………………….………………………………………………………………………….
b. mềm mại
…………………….……………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Chim rừng Tây Nguyên
Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn vang cả mặt nước.
Theo Thiên Lương
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Em hãy viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em.
Gợi ý:
1. Anh (chị hoặc em) tên là gì?
2. Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?
3. Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
VẺ ĐẸP HOA BAN TÂY BẮC
Hoa ban nở rộ vào dịp tháng hai, tháng ba dương lịch. Những cơn mưa xuân như đánh thức cả rừng hoa ban sau một giấc ngủ dài. Cây ban như loại cây sim sống bền bỉ. Trên đồi cằn cỗi, cỏ tranh khô héo nhưng cây ban vẫn xanh tươi. Hoa ban năm cánh trắng, phơn phớt hồng tím, nhụy ban rất ngọt, các loài ong rất ưa thích. Cánh hoa ban vừa ngọt, vừa bùi, người Thái thường lấy về đồ chín trộn với giấm, vừng thành một món nộm, ăn rất lạ.
Lá ban hình móng bò, người Thái bảo hình “đôi trái tim ghép lại”. Quả ban giống như quả bồ kết, hạt già đồ chín ăn ngon như hạt đậu. Người Thái rất yêu hoa ban, nên ngày Tết trên bàn thờ luôn có cành hoa ban để dâng cúng, tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Với tuổi trẻ, hoa ban là ước mơ trẻ mãi không già, nhiều nghị lực và tình yêu bền vững.
(Theo: Ngọc Anh)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Bài văn nói về loài hoa nào của Tây Bắc? (0,5 điểm)
A. Hoa lan
B. Hoa đào
C. Hoa ban
Câu 2: Vẻ đẹp của hoa ban được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)
A. Hoa ban năm cánh hồng phơn phớt, cánh hoa ban vừa ngọt vừa bùi.
B. Hoa ban năm cánh tím, phơn phớt trắng hồng, nhụy ban bùi và ngọt.
C. Hoa ban năm cánh trắng, phơn phớt hồng tím, nhụy ban rất ngọt.
Câu 3: Câu nào nêu lên sức sống mãnh liệt của cây hoa ban? (0,5 điểm)
A. Hoa ban nở rộ vào dịp tháng hai, tháng ba dương lịch.
B. Sống bền bỉ, trên đất đồi cằn cỗi, cây ban vẫn xanh tươi.
C. Hoa ban là ước mơ trẻ mãi không già.
Câu 4: Hoa ban tượng trưng cho điều gì? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Gạch chân một từ không thuộc nhóm trong dãy từ sau: (0,5 điểm)
Trắng, hồng tím, tươi tốt, xanh biếc, đỏ thắm
Câu 6: Đặt một dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: (1 điểm)
Hàng nghìn đời nay hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc.
Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm sau: (1 điểm)
Khi mùa xuân đến, hoa ban nở rộ khắp núi rừng Tây Bắc.
………………….………………………………………………………………………….
…………………….……………………………………………………………………….
Câu 8: Em yêu quý loài hoa nào? Vì sao? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Sự tích hoa đào
Ngày xửa ngày xưa, có một cây hoa đào đã mọc trên núi Sóc Sơn – Bắc Việt rất lâu rồi. Cành lá của cây đào vô cùng to lớn, hoàn toàn khác với những cây đào khác, bóng cây rộng đến mức đủ che kín cả một vùng.
(Theo Truyện cổ tích Việt Nam)
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Em hãy viết 4 – 5 câu về tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường.
Gợi ý:
1. Tên ngày hội
2. Hoạt động
3. Âm thanh, hình ảnh, người
4. Cảm xúc
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo hay khác:
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (5 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án (5 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có ma trận (10 đề)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3