Top 100 Đề thi Sinh học 11 Cánh diều (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Sinh học 11 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 11.
Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 Xem thử Đề thi CK1 Sinh 11 Xem thử Đề thi GK2 Sinh 11 Xem thử Đề thi CK2 Sinh 11
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Sinh học 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 Cánh diều
Đề thi Sinh học 11 Học kì 1 Cánh diều
Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 2 Cánh diều
Đề thi Sinh học 11 Học kì 2 Cánh diều
Xem thêm Đề thi Sinh học 11 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, san hô, bắp cải, cây phượng.
B. Tảo, nấm, san hô, bắp cải.
C. Con người, con thỏ, con cừu.
D. Cây phượng, vi khuẩn lam, cây dương xỉ.
Câu 2: Trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, thực vật thải ra môi trường những chất nào sau đây?
A. Chất khoáng và nước.
B. Chất khoáng và oxygen.
C. Nước và carbon dioxide.
D. Nước, carbon dioxide và oxygen.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hoá tự dưỡng?
A. Chúng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp.
B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn.
C. Chúng chuyển hoá năng lượng hoá học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hoa tổng hợp.
D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Câu 4: Dinh dưỡng ở thực vật là
A. quá trình hấp thụ nước từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
B. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
C. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường trong cơ thể và sử dụng cho trao đổi chất ở thực vật.
D. quá trình hấp thụ và thải ra môi trường các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, sử dụng cho quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật.
Câu 5: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ dung dịch đất qua
A. bề mặt các tế bào biểu bì của cây.
B. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào khí khổng.
C. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào lông hút.
D. chủ yếu ở tế bào khí khổng trên bề mặt lá.
Câu 6: Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển đi qua các tế bào của cây theo thứ tự nào sau đây?
A. Biểu bì → Vỏ → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.
B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.
C. Biểu bì → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.
D. Lông hút → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.
Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?
A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.
B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.
C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.
D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
Câu 8: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là
A. nhiệt độ và ánh sáng.
B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.
C. hệ vi sinh vật vùng rễ.
D. Tất cả các nhân tố trên.
Câu 9: Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động
A. tăng hấp thụ K+.
B. tăng cường độ thoát hơi nước.
C. tăng sự hấp thụ nước ở rễ.
D. tăng hấp thụ tất cả các ion khoáng.
Câu 10: Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của hàm lượng nước trong đất đến sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?
A. Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ.
B. Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút ion khoáng của rễ cây.
C. Hàm lượng nước trong đất thấp làm tăng quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.
D. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.
Câu 11: Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là
A. làm đất tơi xốp, giảm độ ẩm của đất, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
B. làm đất tơi xốp, bổ sung các vi sinh vật vào đất làm thúc đẩy hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển.
C. làm đất tơi xốp, giảm độ thoáng khí, giảm sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
D. làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
Câu 12: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?
A. Bước sóng 400 - 700 nm.
B. Bước sóng 280 – 760 nm.
C. Bước sóng 200 – 500 nm.
D. Bước sóng 700 - 900 nm.
Câu 13: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra
A. ở chất nền của lục lạp.
B. trên màng ti thể.
C. trên màng thylakoid.
D. ở chất nền của ti thể.
Câu 14: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4?
A. Lúa, khoai tây, đậu.
B. Lúa, khoai, sắn.
C. Ngô, mía, cỏ gấu.
D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
Câu 15: Diễn biến nào sau đây không có ở pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Sự kích thích và truyền electron của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng. B. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.
C. Quang phân li nước giải phóng O2.
D. Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình Calvin?
A. Diễn ra ở cả thực vật C3, C4 và CAM.
B. Sử dụng sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng.
C. Diễn ra cả ban ngày và ban đêm.
D. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.
Câu 17: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là
A. ti thể.
B. lục lạp.
C. ribosome.
D. nhân.
Câu 18: Kết thúc giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucose sẽ thu được sản phẩm là
A. hai phân tử pyruvic acid, bốn phân tử ATP và hai phân tử NADH.
B. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và bốn phân tử NADH.
C. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.
D. một phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.
Câu 19: Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là
A. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và bốn phân tử NADH.
B. bốn phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.
C. sáu phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.
D. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH.
Câu 20: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là
A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp.
Câu 21: Sau giai đoạn tiêu hóa và hấp thụ, chất dinh dưỡng được vận chuyển đến từng tế bào nhờ
A. hệ bài tiết.
B. hệ tuần hoàn.
C. hệ hô hấp.
D. hệ nội tiết.
Câu 22: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào
A. hoàn cảnh, môi trường sống của mỗi người.
B. độ tuổi và khả năng lao động của mỗi người.
C. độ tuổi, giới tính, sở thích và tình trạng hôn nhân.
D. độ tuổi, giới tính, cường độ lao động, sức khỏe tinh thần và tình trạng bệnh tật.
Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về tiêu hóa ở động vật?
A. Ở đa số các loài động vật, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào.
B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
C. Ống tiêu hóa có ở hầu hết các động vật không xương sống và có xương sống.
D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học.
Câu 24: Nhận định nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng và tiêu hoá là đúng?
A. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.
B. Dinh dưỡng và tiêu hoá là hai quá trình kế tiếp nhau.
C. Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. Tiêu hoá là quá trình tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
Câu 25: Ở động vật, quá trình trao đổi khí với môi trường được thực hiện qua
A. ống trao đổi khí.
B. bề mặt trao đổi khí.
C. áp suất trao đổi khí.
D. thể tích trao đổi khí.
Câu 26: Hình thức trao đổi khí qua ống khí có ở các động vật nào sau đây?
A. Bọt biển, giun tròn, giun dẹp.
B. Châu chấu, ong, dế mèn.
C. Con trai, ốc, tôm.
D. Chim bồ câu, thỏ, thằn lằn.
Câu 27: Phát biểu nào sai khi nói về hình thức trao đổi khí qua mang?
A. Tôm, cua là các động vật có hình thức trao đổi khí qua mang.
B. Mang cá xương được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang.
C. Trao đổi khí qua mang là hình thức trao đổi khí mà CO2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, O2 từ máu khuếch tán vào nước.
D. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.
Câu 28: Phát biểu nào không đúng khi nói về các biện pháp phòng bệnh về hô hấp?
A. Phòng các bệnh về hô hấp bằng cách hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể.
B. Giữ vệ sinh môi trường là một biện pháp giúp hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.
C. Thường xuyên luyện tập thể thao giúp các cơ hô hấp khỏe hơn, giảm thể tích khí lưu thông và tăng nhịp thở.
D. Đeo khẩu trang là một biện pháp giảm sự lây lan của nguồn lây bệnh.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Nếu cây không được tưới nước trong nhiều ngày. Khả năng hấp thụ nước ở rễ cây thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
Câu 2 (1 điểm): Nêu ý nghĩa của việc xác định điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng đối với cây trồng.
Câu 3 (1 điểm): Vào những ngày nắng nóng, thường xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu ở các ao nuôi. Hãy giải thích hiện tượng này.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm
A. hai giai đoạn là tổng hợp và phân giải.
B. ba giai đoạn là tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
C. ba giai đoạn là chuyển hóa, biến đổi và tổng hợp năng lượng.
D. bốn giai đoạn là sản xuất, phân giải, tỏa nhiệt và huy động năng lượng.
Câu 2: Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào
A. sự cung cấp năng lượng của tế bào.
B. các chất mang được hoạt hóa năng lượng.
C. hình dạng của phân tử khoáng.
D. sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.
Câu 3: Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?
A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.
B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.
C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.
D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
Câu 4: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là
A. nhiệt độ và ánh sáng.
B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.
C. hệ vi sinh vật vùng rễ.
D. Tất cả các nhân tố trên.
Câu 5: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?
A. Bước sóng 400 - 700 nm.
B. Bước sóng 280 – 760 nm.
C. Bước sóng 200 – 500 nm.
D. Bước sóng 700 - 900 nm.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở chất nền của lục lạp.
B. Sản phẩm của pha sáng gồm ATP, NADPH và C6H12O6.
C. Oxygen được tạo ra trong quá trình phân li nước của pha sáng.
D. Nguyên liệu của pha sáng gồm ánh sáng, ATP và NADPH.
Câu 7: Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucose
A. đến carbon dioxide và nước diễn ra ở tế bào chất.
B. đến acid pyruvic diễn ra ở tế bào chất.
C. đến acid pyruvic diễn ra ở ti thể.
D. để tạo ra acid lactic.
Câu 8: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào?
A. Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa bằng ống tiêu hóa.
Câu 9: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra khi
A. trong môi trường đều có khí oxygen và khí carbon dioxide.
B. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
C. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hệ thống ống khí và bề mặt cơ thể.
D. trong môi trường có hàm lượng khí carbon dioxide cao hơn nhiều so với hàm lượng khí oxygen trong cơ thể.
Câu 10: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với khi hít vào phổi?
A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã oxi hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 11: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn?
A. Ngành Ruột khoang.
B. Ngành Giun dẹp.
C. Lớp Lưỡng cư.
D. Ngành Thân lỗ.
Câu 12: Hệ dẫn truyền tim gồm
A. tim, nút xoang nhĩ và các sợi Purkinje.
B. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
C. tâm nhĩ, tĩnh mạch phổi, bó His và các sợi Purkinje.
D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về cấu tạo của tim?
A. Tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm có 4 ngăn.
B. Tim của cá có 3 ngăn gồm 3 tâm nhĩ và 1 tam thất.
C. Tim của thú có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
D. Tim của chim và thú có 6 van tim.
Câu 14: Mao mạch có đặc điểm nào giúp chúng phù hợp với chức năng trao đổi chất?
A. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ.
B. Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào lớn.
C. Vận tốc máu chảy trong mạch chậm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 15: Bệnh truyền nhiễm ở người chủ yếu do những tác nhân nào gây ra?
A. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật.
B. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hoá chất độc hại.
C. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và rối loạn di truyền.
D. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.
Câu 16: Các thành phần chính của miễn dịch không đặc hiệu là
A. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên,
kháng thể.
B. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào T độc.
C. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.
D. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên,
tế bào plasma.
Câu 17: Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi
A. tập thể dục thường xuyên.
B. uống nhiều nước.
C. uống nhiều rượu bia.
D. ăn nhiều rau xanh.
Câu 18: Phát biểu nào đúng khi nói về miễn dịch dịch thể?
A. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
B. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên.
C. Miễn dịch dịch thể có sự tham gia của các tế bào đại thực bào.
D. Miễn dịch dịch thể không có sự tham gia của kháng thể.
Câu 19: Quá trình lọc ở cầu thận là
A. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu.
B. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu chính thức.
C. quá trình nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại ống thận,
D. quá trình nước tiểu chính thức được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.
Câu 20: Các chất dinh dưỡng, chất khoáng, nước ở nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại
A. bể thận.
B. ống thận.
C. bàng quang.
D. niệu đạo.
Câu 21: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình hình thành nước tiểu?
A. Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron.
B. Trung bình mỗi ngày có khoảng 17 – 18 L nước tiểu đầu được tạo ra nhưng chỉ có 1 – 2L nước tiểu chính thức được hình thành.
C. Thành phần của nước tiểu đầu tượng tự thành phần của máu, chứa các tế bào màu và protein huyết tương.
D. Nước tiểu chính thức được chứa trong bóng đái và thải ra ngoài qua ống thận.
Câu 22: Cảm ứng ở sinh vật là
A. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường.
B. khả năng cơ thể sinh vật thay đổi hình dạng, cấu tạo trước các tác nhân từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
C. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ sinh vật khác, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ chế cảm ứng ở thực vật?
A. Thực vật thu nhận kích thích từ môi trường thông qua các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất.
B. Các tín hiệu kích thích từ môi trường được chuyển đổi thành xung thần kinh và được dẫn truyền trong tế bào.
C. Thực vật thường phản ứng với các kích thích của môi trường bằng cách điều chỉnh hình thái, phản ứng sinh lí hoặc sự vận động của các cơ quan.
D. Các phản ứng của thực vật được điều khiển bởi các hormone thực vật.
Câu 24: Ở thực vật, trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, thân cây non sẽ
A. không thể sinh trưởng do không được chiếu sáng toàn phần.
B. sinh trưởng bình thường, mọc thẳng.
C. dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có ánh sáng.
D. dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có bóng tối.
Câu 25: Phản ứng của thực vật đối với các tín hiệu môi trường diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Thu nhận kích thích → Dẫn truyền tín hiệu → Trả lời kích thích.
B. Dẫn truyền tín hiệu → Thu nhận kích thích → Trả lời kích thích.
C. Thu nhận kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích.
D. Dẫn truyền tín hiệu → Phân tích và tổng hợp thông tin→ Trả lời kích thích.
Câu 26: Hướng động dương là
A. sự vận động sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn kích thích.
B. sự vận động sinh trưởng của thực vật tránh xa nguồn kích thích.
C. phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.
D. sự vận động sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn kích thích và tránh xa nguồn kích thích.
Câu 27: Ở thực vật, trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng là do
A. auxin tập trung về phía có nguồn sáng.
B. auxin tập trung về phía đối diện với nguồn sáng.
C. lượng auxin cao ức chế sự sinh trưởng và dãn dài của tế bào.
D. lượng auxin cao kích thích sự sinh trưởng của tế bào ở phía được chiếu sáng.
Câu 28: Ngọn cây đậu xanh tồn tại dạng hướng động nào dưới đây?
A. Hướng sáng dương.
B. Hướng trọng lực âm.
C. Hướng nước dương.
D. Tất cả các đáp án trên.
B. Phần tự luận
Câu 1: (1 điểm) Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời.
Câu 2: (1 điểm) Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp bón phân ở gốc.
Câu 3: (1 điểm) Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hoạt động của tim mạch ở động vật đã được điều hoà như thế nào để đảm bảo cho cơ xương hoạt động tốt nhằm thoát khỏi mối nguy hiểm?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch trả lời kích thích bằng cách
A. co toàn bộ cơ thể.
B. cục bộ (co một phần cơ thể).
C. co rút chất nguyên sinh.
D. thực hiện phản xạ.
Câu 2: Phản xạ có điều kiện có đặc điểm nào sau đây?
A. Rất bền vững.
B. Đặc trưng cho loài.
C. Số lượng có giới hạn.
D. Không di truyền.
Câu 3: Thụ thể ở giác quan nào tiếp nhận kích thích cơ học?
A. Mắt, tai.
B. Tai, da.
C. Mũi, lưỡi.
D. Mắt, da.
Câu 4: Nhận định nào đúng khi so sánh đặc điểm cảm ứng của các dạng hệ thần kinh?
A. Độ phức tạp của cảm ứng lớn nhất ở hệ thần kinh dạng ống.
B. Tốc độ cảm ứng nhanh nhất ở hệ thần kinh dạng lưới.
C. Tốc độ cảm ứng chậm nhất ở hệ thần kinh dạng ống.
D. Độ chính xác của cảm ứng lớn nhất ở hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Câu 5: Có bao nhiêu loại thuốc sau đây có tác dụng giảm đau?
(1) Morphine.
(2) Paracetamol.
(3) Oxycodone.
(4) Piperazin.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 6: Tập tính có các chức năng nào sau đây?
(1) Tìm kiếm, bảo vệ thức ăn (2) Sinh nhiều giao tử (3) Tìm kiếm bạn tình |
(4) Ngăn ngừa dịch bệnh (5) Bảo vệ lãnh thổ
|
A. (1), (3) và (5).
B. (2), (4) và (5).
C. (1), (2) và (4).
D. (2), (3) và (4).
Câu 7: Tập tính bẩm sinh dựa trên cơ chế phản xạ nào dưới đây?
A. Phản xạ không điều kiện.
B. Phản xạ có điều kiện.
C. Phản xạ ngẫu nhiên.
D. Phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây về tập tính bẩm sinh là không đúng?
A. Bẩm sinh, di truyền.
B. Không ổn định.
C. Bao gồm các phản xạ không điều kiện.
D. Không mang tính cá thể.
Câu 9: Khẳng định nào dưới đây về hình thức học tập ở động vật là không đúng?
A. Quen nhờn là hình thức con vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.
B. Học liên hệ là hình thức phức tạp của học tập, đó là sự phối hợp các kinh nghiệm để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
C. Học xã hội là hình thức học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát hành vi của các cá thể khác.
D. Học in vết được hình thành ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời cá thể động vật.
Câu 10: Sinh trưởng ở sinh vật là
A. sự tăng về cấu trúc của mô, cơ quan và cơ thể.
B. sự tăng về chức năng của mô, cơ quan và cơ thể.
C. sự tăng về cấu trúc và chức năng của tế bào.
D. sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.
Câu 11: Thứ tự nào sau đây là đúng về các giai đoạn trong vòng đời của cây đậu?
(1) Cây ra hoa và tạo quả.
(2) Cây non lớn lên.
(3) Hạt nảy mầm.
(4) Cây trưởng thành.
(5) Hạt.
A. (5) → (4) → (1) → (2) → (3).
B. (3) → (4) → (2) → (5) → (1).
C. (4) → (2) → (3) → (1) → (5).
D. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).
Câu 12: Hormone thực vật nào dưới đây thuộc nhóm ức chế sinh trưởng?
A. Auxin.
B. Abscisic acid.
C. Gibberellin.
D. Cytokinine.
Câu 13: Hormone abscisic acid có vai trò nào sau đây?
A. Kích thích hình thành rễ bất định.
B. Kích thích sự hình thành chồi.
C. Ức chế sự nảy mầm của hạt.
D. Kích thích quá trình chín của quả.
Câu 14: Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để thúc đẩy quả chuối chín nhanh?
A. Abscisic acid.
B. Auxin.
C. Ethylene.
D. Gibberellin.
Câu 15: Khẳng định nào sau đây về mô phân sinh là không đúng?
A. Mô phân sinh đỉnh có cả ở thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
B. Mô phân sinh là các tế bào có khả năng phân chia liên tục để tạo tế bào mới.
C. Mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh thân, đỉnh rễ.
D. Một cơ thể thực vật hai lá mầm có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
Câu 16: Tương quan giữa hormone nào sau đây quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi cây?
A. IAA/ABA (Auxin/Abscisic acid).
B. IAA/Cytokinin.
C. GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid).
D. IAA/Ethylene.
Câu 17: Hiện tượng xuân hóa là
A. sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
B. sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ cao.
C. sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày đêm.
D. sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào phổ ánh sáng.
Câu 18: Đối với cây ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thường ở khoảng
A. 10 – 15oC.
B. 10 – 25oC.
C. 20 – 30oC.
D. 30 – 45oC.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của phổ ánh sáng đối với quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?
A. Thực vật phản ứng với quang chu kì nhờ sắc tố phytochrome.
B. Có hai dạng sắc tố phytochrome có thể chuyển hoá lẫn nhau là Pr và Pfr.
C. Ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.
D. Ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày dài ra hoa.
Câu 20: Khi trồng rau thủy canh trong nhà kính, ta có thể bổ sung các điều kiện nào sau đây để cây phát triển tốt nhất?
A. Thiết lập nhiệt độ thích hợp.
B. Bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng đèn LED.
C. Bổ sung lượng dinh dưỡng thích hợp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 21: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, giai đoạn phôi diễn ra từ
A. khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở hoặc con non được sinh ra.
B. khi trứng được thụ tinh đến khi cơ thể trưởng thành.
C. sau khi trứng nở hoặc con non sinh ra.
D. sau khi con non được sinh ra đến khi cơ thể trưởng thành.
Câu 22: Mèo thuộc hình thức phát triển nào dưới đây?
A. Phát triển không qua biến thái.
B. Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
C. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
D. Tất cả các kiểu phát triển trên.
Câu 23: Ở người, trong giai đoạn sau sinh, giai đoạn nhỏ nào sau đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ?
A. Giai đoạn sơ sinh.
B. Giai đoạn nhi đồng.
C. Giai đoạn dậy thì.
D. Giai đoạn trung niên.
Câu 24: Khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển của bướm, nhận định nào dưới đây là không đúng?
A. Hình thức phát triển của bướm là biến thái hoàn toàn.
B. Sâu bướm là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với việc tích luỹ dinh dưỡng.
C. Sâu bướm trải qua nhiều biến đổi trước khi trở thành nhộng.
D. Nhộng là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với chức năng sinh sản.
Câu 25: Nhận định nào dưới đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người là không đúng?
A. Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.
B. Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi.
C. Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hoá tạo thành các cơ quan.
D. Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ
của người mẹ.
Câu 26: Ở người, nơi tiết ra hormone thyroxine là
A. tuyến yên.
B. tuyến giáp.
C. tinh hoàn.
D. buồng trứng.
Câu 27: Những thay đổi sinh lí ở lứa tuổi dậy thì là do nồng độ hormone nào tăng cao?
A. Thyroxine.
B. GH.
C. Testosterone và estrogen.
D. PTTH.
Câu 28: Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng?
A. Sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thông qua tác động đến hoạt động của hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.
B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng,...
C. Những tác nhân gây bệnh trong không khí hoặc thức ăn như virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
D. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ làm tăng tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Vào mùa sinh sản những con hươu đực thường “giao đấu” với nhau để chọn ra con khoẻ hơn được quyền giao phối với hươu cái. Đây là ví dụ về dạng tập tính nào ở động vật? Dạng tập tính này có vai trò gì đối với động vật.
Câu 2 (1 điểm): Giả sử một con sâu bướm có nồng độ hormone juvenile tăng và duy trì ở nồng độ cao bất thường liên tục thì điều gì sẽ xảy ra với con sâu bướm đó? Giải thích.
Câu 3 (1 điểm): Vải thiều là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 21 – 25oC, nhiệt độ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa ở vải là 11 – 14 oC. Một người nông dân đang mong muốn đem giống cây vải thiều vào trồng ở miền Nam nhằm tăng sản lượng vải thiều ở nước ta. Theo em, việc này có khả thi không? Vì sao?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cho hình ảnh sau:
Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí số
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Ánh sáng.
B. Dinh dưỡng khoáng.
C. Quan hệ cùng loài.
D. Nhiệt độ.
Câu 4: Ở động vật, giai đoạn phôi diễn ra
A. từ khi trứng nở hoặc con non được sinh ra.
B. từ khi trứng nở cho đến khi trưởng thành.
C. từ khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở hoặc con non được sinh ra.
D. từ khi trứng được thụ tinh đến khi hình thành hợp tử.
Câu 5: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người?
A. Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ
của người mẹ.
B. Hợp tử được hình thành ở giai đoạn sơ sinh.
C. Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.
D. Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người thuộc kiểu phát triển qua biến thái.
Câu 6: Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hoà bởi hormone nào?
A. Thyroxine và GH.
B. Ecdysteroid và juvenile.
C. Testosterone và estrogen.
D. Allata và cardiaca.
Câu 7: Đâu là dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật?
A. Vật chất di truyền và truyền đạt vật chất di truyền
B. Hình thành cơ thể mới.
C. Điều hòa sinh sản.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.
Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản vô tính?
A. Cơ sở tế bào của sinh sản vô tính là nguyên phân..
B. Sinh sản vô tính có lợi khi môi trường sống thay đổi.
C. Các cá thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền giống nhau và giống cá thể mẹ.
D. Sinh sản vô tính không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây không tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật ở cấp độ tế bào và cơ thể?
A. Hệ gene của sinh vật.
B. Hormone.
C. Nhiệt độ môi trường.
D. Dinh dưỡng.
Câu 10: Sinh sản bằng bào tử gặp ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Rêu và hạt kín.
B. Rêu và dương xỉ.
C. Hạt trần và hạt kín.
D. Hạt kín và dương xỉ.
Câu 11: Trong quá trình hình thành túi phôi, từ một tế bào mẹ (2n) của noãn, qua giảm phân hình thành
A. bốn bào tử đơn bội (n).
B. bốn bào tử đa bội (2n).
C. hai bào tử đơn bội (n).
D. hai bào tử đa bội (2n).
Câu 12: Túi phôi chứa
A. tế bào trứng và tinh tử.
B. tế bào trứng, 3 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 1 tế bào đối cực.
C. tế bào trứng, 2 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 3 tế bào đối cực.
D. tế bào trứng, 1 tế bào kèm, nhân lưỡng cực và 1 tế bào đối cực.
Câu 13: Túi phôi được hình thành từ tế bào trung tâm trong noãn thông qua:
A. một lần giảm phân, một lần nguyên phân.
B. một lần giảm phân, hai lần nguyên phân.
C. một lần giảm phân, ba lần nguyên phân.
D. ba lần giảm phân, một lần nguyên phân.
Câu 14: Khẳng định nào sau đây về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật có hoa là đúng?
A. Cây con được hình thành từ quả của cây mẹ.
B. Cây con được hình thành từ lá, hạt của cây mẹ.
C. Cây con được hình thành từ bào tử của cây mẹ.
D. Cây con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
Câu 15: Hình dưới đây thể hiện sơ đồ cấu trúc hoa. Quá trình thụ phấn xảy ra ở đâu?
A. (3).
B. (4).
C. (2).
D. (1).
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng về thụ tinh kép ở thực vật có hoa?
A. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của chỉ một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
B. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử cùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
C. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nội nhũ.
D. Quá trình thụ tinh với sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử và một tinh tử kết hợp với nhân lưỡng cực tạo thành nhân tam bội.
Câu 17: Thủy tức có hình thức sinh sản vô tính là
A. phân đôi.
B. nảy chồi.
C. phân mảnh
D. trinh sinh.
Câu 18: Thụ tinh ngoài là
A. hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau ở bên ngoài cơ thể con cái.
B. hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái.
C. hình thức thụ tinh xảy ra trong cơ thể động vật, ở môi trường nước.
D. hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục phụ, xảy ra ở môi trường nước.
Câu 19: Chức năng chính của thể vàng là gì?
A. Kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng nang trứng.
B. Duy trì tổng hợp progesterone và estrogen sau khi rụng trứng.
C. Kích thích quá trình rụng trứng.
D. Kích thích bong lớp niêm mạc tử cung, gây hiện tượng chảy máu (kinh nguyệt).
Câu 20: Cơ chế tác động của biện pháp tránh thai sử dụng bao cao su là
A. ức chế trứng chín và rụng.
B. ngăn cản sự làm tổ của phôi thai ở tử cung.
C. ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
D. ức chế ngay lập tức không cho trứng rụng.
Câu 21: Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi với môi trường nhiều biến động.
B. Làm tăng biến dị di truyền trong loài.
C. Có sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
D. Thế hệ con giữ nguyên những tính trạng tốt về mặt di truyền của bố mẹ.
Câu 22: Khi phân biệt sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Sinh sản hữu tính sinh ra nhiều con và thời gian cho mỗi lứa đẻ ngắn hơn so với sinh sản vô tính.
B. Sinh sản hữu tính truyền tất cả các đột biến cho con cái của chúng, trong khi sinh sản vô tính thì không.
C. Thế hệ con ở các sinh vật sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường có nhiều biến động.
D. Các sinh vật sinh sản hữu tính có ít biến dị hơn so với ở các sinh vật sinh sản vô tính.
Câu 23: Khi nói về cơ chế điều hoà sinh trứng, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. FSH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thích hình thành và phát triển thể vàng.
B. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên.
C. GnRH ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
D. Progesterone ở nồng độ cao kích thích vùng dưới đồi tiết GnRH, thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH.
Câu 24: Hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng các chỉ số của hệ thống gọi là
A. hệ thống mở.
B. hệ thống kín.
C. hệ thống tự do.
D. hệ thống tự điều chỉnh.
Câu 25: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ của quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật?
A. Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoặc không hoạt động thì sự hoạt động của các cơ quan khác vẫn diễn ra bình thường.
B. Ở thực vật, các quá trình sinh lí trong cơ thể được điều tiết thông qua tín hiệu hormone.
C. Các cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật cũng có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau.
D. Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của toàn bộ cơ thể sinh vật.
Câu 26: Cho các hệ cơ quan sau:
(1) Hệ vận động (2) Hệ tuần hoàn |
(3) Hệ hô hấp (4) Hệ bài tiết (5) Hệ thần kinh |
Khi cơ thể nhảy dâ, có bao nhiêu hệ cơ quan tham gia?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 27: Nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh; kiểm định chất lượng thuốc; bán thuốc là hoạt động nghề nghiệp của
A. bác sĩ thú y.
B. dược sĩ sản xuất thuốc.
C. kĩ sư chế biến thực phẩm.
D. giảng viên.
Câu 28: Đâu không phải thành tựu nổi bật của lĩnh vực sinh học cơ thể?
A. Công nghệ nuôi cấy mô.
B. Tạo ra các loài virus mới.
C. Các phương pháp khám chữa bệnh ở người.
D. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép tạo ra các hệ thống canh tác an toàn, hiệu quả.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao trong chăn nuôi, người ta thường thu hoạch vật nuôi sau một thời gian nhất định chứ không nuôi đến khi cá thể đạt tới khối lượng tối đa?
Câu 2 (1 điểm): Bạn A cho rằng: “Trong thực tiễn sản xuất, biện pháp giâm cành thường được sử dụng để nhân giống vô tính một số cây ăn quả thân gỗ như bưởi, nhãn”. Theo em ý kiến của bạn đúng hay sai? Giải thích.
Câu 3 (1 điểm): Rối loạn sản xuất hormone FSH, LH, estrogen và progesterone có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hay không ? Tại sao?
Tham khảo đề thi Sinh học 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)