3 Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)
Với bộ 3 đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Sinh học 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Sinh học 11.
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là của sinh vật dị dưỡng?
A. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ.
C. Sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.
D. Sử dụng năng lượng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 2: Khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào, có các phát biểu sau:
(1) Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào.
(2) Chuyển hoá nội bào bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất đó là đồng hoá và dị hoá.
(3) Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.
(4) Dị hóa là quá trình phân giải các chất đồng thời giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 3: Đường đi của nước từ đất vào rễ theo con đường tế bào chất là
A. Tế bào vỏ rễ → Lông hút → Tế bào nội bì → Tế bào trụ bì → Mạch gỗ.
B. Lông hút → Tế bào vỏ rễ → Tế bào nội bì → Tế bào trụ bì → Mạch gỗ.
C. Tế bào vỏ rễ → Lông hút → Tế bào trụ bì → Tế bào nội bì → Mạch gỗ.
D. Lông hút → Tế bào vỏ rễ → Tế bào trụ bì → Tế bào nội bì → Mạch gỗ.
Câu 4: Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitrogen?
A. Quá trình nitrate hóa và phản nitrate hóa.
B. Quá trình ammonium hóa và phản nitrate hóa.
C. Quá trình ammonium hóa và nitrate hóa.
D. Quá trình cố định đạm.
Câu 5: Động lực vận chuyển các chất của dòng mạch rây là
A. lực liên kết giữa các phân tử nước.
B. lực đẩy của rễ.
C. sự chênh lệch áp suất thấm thấu giữa các tế bào.
D. lực hút của lá.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước và con đường thoát hơi nước ở thực vật?
A. Ở những cây trưởng thành, cường độ thoát hơi nước qua cutin gần tương đương với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng.
B. Chỉ lá cây mới có khả năng thoát hơi nước.
C. Sự thoát hơi nước và quang hợp ở lá có mối quan hệ mật thiết với nhau.
D. Các thực vật trong bóng râm, thực vật thuỷ sinh thoát hơi nước chủ yếu qua cutin.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hậu quả của việc bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây?
A. Gây độc cho cây trồng và người sử dụng.
B. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
C. Làm cho đất đai màu mỡ nhưng cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
D. Lượng phân bón dư thừa sẽ làm thay đổi tính chất của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất.
Câu 8: Trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá, tại sao phải cắt bỏ hết lá (chỉ còn lại rễ, thân, cành) ở một chậu thí nghiệm?
A. Để cây không hút được nước.
B. Để ngăn chặn quá trình vận chuyển nước trong thân.
C. Để tăng cường thoát hơi nước qua các bộ phận khác của cây (rễ, thân, cành).
D. Để ngăn quá trình thoát hơi nước của cây.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch rây?
A. Mạch rây được tạo thành do các tế bào rây nối liền với nhau, phần đầu của ống rây là các tế bào kèm.
B. Dịch vận chuyển theo mạch rây có thành phần chủ yếu là các amino acid được tổng hợp từ lá, một số chất được tổng hợp từ rễ.
C. Nước có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại tuỳ theo nhu cầu của cây.
D. Các chất vận chuyển trong mạch rây chỉ có thể theo một chiều từ trên xuống.
Câu 10: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4?
A. Đậu, khoai tây, lúa.
B. Khoai, sắn, lúa.
C. Mía, ngô, cao lương.
D. Xương rồng, thanh long, dứa.
Câu 11: Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng theo sơ đồ nào sau đây?
A. Carotenoid → Chlorophyll b → Chlorophyll a → Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.
B. Carotenoid → Chlorophyll a → Chlorophyll b → Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.
C. Carotenoid → Chlorophyll b → Chlorophyll a → Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng.
D. Carotenoid → Chlorophyll a → Chlorophyll b → Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng.
Câu 12: Trong các phát biểu sau:
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Trực tiếp điều hoà sự phân bố nguồn nước trên Trái Đất.
(5) Điều hòa không khí.
Số phát biểu đúng về vai trò của quang hợp là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 13: Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?
A. Phối hợp với chlorophyl để hấp thụ ánh sáng.
B. Là chất nhận electron đầu tiên của pha sáng.
C. Là thành phần của chuỗi truyền electron để hình thành ATP.
D. Tham gia vào chu trình Calvin để tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 14: Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Chất nhận CO2 đầu tiên đều là RuBP (ribulose 1,5 biphosphate).
B. Sản phẩm đầu tiên đều là 3 - APG (3-Phosphoglyceric acid).
C. Đều có chu trình Calvin.
D. Đều diễn ra trên cùng một loại tế bào.
Câu 15: Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, màu sắc lá sẽ thay đổi như thế nào sau khi tiến hành thí nghiệm?
A. Vị trí bị bịt kín bằng băng dính có màu xanh đen.
B. Vị trí không bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.
C. Vị trí bị bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.
D. Vị trí không bịt kín bằng băng dính không có màu của KI mà chỉ có màu của cồn 90o.
Câu 16: Biện pháp nào sau đây không được dùng để điều khiển quang hợp nhằm tăng năng suất cây trồng?
A. Tăng diện tích bề mặt lá bằng các kĩ thuật chăm sóc phù hợp.
B. Dùng đèn LED để chiếu sáng.
C. Bón thật nhiều phân bón và tưới thật nhiều nước cho cây.
D. Tuyển chọn các giống cây trồng có sự tích luỹ tối đa sản phẩm quang hợp vào các cơ quan có giá trị kinh tế.
Câu 17: Quá trình hô hấp ở thực vật không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. Chuyển hóa năng lượng hóa học thành ATP cung cấp cho hoạt động sống của thực vật.
C. Tạo ra các sản phẩm trung gian để cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất.
D. Giải phóng nhiệt năng giúp duy trì thân nhiệt, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường.
Câu 18: Trong các thí nghiệm về hô hấp ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là
A. các loại quả còn xanh.
B. các cây đang đâm chồi.
C. các loại hạt đang nảy mầm.
D. các loại hoa có mùi thơm.
Câu 19: Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp.
B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau.
C. Nồng độ CO2 cao gây ức chế quá trình hô hấp.
D. Nồng độ O2 cao gây ức chế quá trình hô hấp.
Câu 20: Cần bảo quản nông sản ở nhiệt độ thấp vì
A. nhiệt độ thấp làm quá trình trao đổi chất tạm dừng lại.
B. nhiệt độ thấp giúp đường chuyển hóa thành tinh bột dự trữ.
C. nhiệt độ thấp gây ức chế quá trình hô hấp tế bào.
D. nhiệt độ thấp kích thích vi khuẩn có lợi hoạt động mạnh.
Câu 21: Mô tả các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở cơ thể người bằng cách nối các giai đoạn với đặc điểm tương ứng.
1. Lấy thức ăn 2. Tiêu hóa thức ăn 3. Hấp thụ các chất dinh dưỡng 4. Thải chất cặn bã 5. Tổng hợp các chất |
a. Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và bạch huyết. b. Thức ăn được đưa vào miệng. c. Tế bào sử dụng các chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết. d. Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua hậu môn. e. Thức ăn được vận chuyển, biến đổi cơ học và hóa học. |
A. 1b, 2e, 3a, 4d, 5c.
B. 1a, 2b, 3e, 4d, 5a.
C. 1b, 2a, 3e, 4d, 5c.
D. 1a, 2b, 3e, 4d, 5c.
Câu 22: Động vật nào dưới đây có túi tiêu hóa?
A. Gà.
B. Giun đất.
C. Sán lá.
D. Chó.
Câu 23: Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là tiêu hoá nội bào, nhờ các enzyme thuỷ phân trong lysosome.
(2) Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, quá trình tiêu hoá chỉ theo hình thức tiêu hoá ngoại bào.
(3) Tiêu hoá ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá, với sự tham gia của các enzyme chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào.
(4) Tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong cơ quan tiêu hóa.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 24: Tác nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây bệnh giun sán ở người?
A. Ô nhiễm thực phẩm.
B. Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
C. Vệ sinh môi trường không tốt.
D. Ít vận động.
Câu 25: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu?
A. Khí nitrogen.
B. Khí carbon dioxide.
C. Khí oxygen.
D. Khí hydrogen.
Câu 26: Cho các loài động vật sau: Cá mập, cá heo, cá sấu, thủy tức, ếch, ve sầu. Loài động vật thực hiện trao đổi khí qua mang là
A. Cá heo, cá mập, cá sấu, ếch.
B. Cá mập.
C. Cá mập, cá heo, cá sấu, thủy tức, ếch, ve sầu.
D. Cá mập, cá heo, cá sấu.
Câu 27: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây giúp hoạt động hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn?
(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.
(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 28: Tác nhân chủ yếu gây bệnh về đường hô hấp ở người là
A. Chất khí độc hại.
B. Khói thuốc lá.
C. Vi khuẩn, virus.
D. Bụi.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Việc bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đất và cây trồng?
Câu 2 (1 điểm): Tại sao giữa trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại có thể giảm?
Câu 3 (1 điểm): Cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.
Câu 4 (0,5 điểm): Tại sao nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt?
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm
1. B |
2. B |
3. B |
4. C |
5. C |
6. C |
7. C |
8. D |
9. C |
10. C |
11. A |
12. B |
13. D |
14. C |
15. C |
16. C |
17. A |
18. C |
19. C |
20. C |
21. A |
22. C |
23. C |
24. D |
25. C |
26. B |
27. A |
28. C |
B. Phần tự luận
Câu 1:
- Việc bón phân với lượng quá ít sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, triệu chứng thiếu khoáng sẽ xuất hiện, cây còi cọc và chậm lớn dẫn đến giảm năng suất cây trồng.
- Nếu bón quá nhiều phân sẽ dẫn đến dư thừa và gây ngộ độc cho cây, tồn dư trong mô thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người và vật nuôi khi sử dụng thực vật làm thức ăn. Còn đối với đất, dư thừa phân bón có thể tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong đất (vi sinh vật cố định đạm, phân giải chất hữu cơ,…), làm ô nhiễm đất và nước ngầm.
Câu 2:
Giữa trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại có thể giảm vì:
- Vào trưa nắng gắt, cường độ thoát hơi nước mạnh làm tế bào khí khổng mất nước, khí khổng đóng làm quá trình trao đổi khí ngưng trệ.
- Vào buổi trưa, mặc dù ánh sáng mạnh, nhưng tỉ lệ các bước sóng ngắn tăng dẫn đến khả năng hấp thụ của các sắc tố quang hợp giảm, hiệu quả hấp thụ ánh sáng thấp.
- Khi ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ enzyme tham gia vào pha tối quang hợp, làm giảm cường độ quang hợp.
Câu 3:
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) rồi giảm dần khi tuổi về già. Giải thích: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.
Câu 4:
Nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt vì: Ếch là động vật lưỡng cư, hô hấp qua da và phổi nhưng chủ yếu là qua da, do đó, da ếch cần được ẩm để không khí có thể khuếch tán dễ dàng. Nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch sẽ bị khô làm hạn chế quá trình trao đổi khí của ếch dẫn đến tình trạng ếch bị chết.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Sinh học 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Sinh học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)