Top 10 Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)



Trọn bộ 10 đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11.

Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Sinh học 11 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11 CD

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Dựa vào kiểu trao đổi chất và năng lượng, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm là

A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.

B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.

C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.

D. nhóm sinh vật quang dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.

Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây không phải là của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A. Thu nhận các chất từ môi trường.

B. Biến đổi các chất.

C. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.

D. Sinh sản tạo ra cơ thể mới.

Câu 3: Sự trao đổi nước trong cây không có quá trình nào sau đây?

A. Thoát hơi nước ở lá.

B. Hấp thu nước ở rễ.

C. Vận chuyển trong mạch gỗ.

D. Vận chuyển trong mạch rây.

Câu 4: Khi nói về quá trình hấp thu nước và khoáng ở rễ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nếu không có lông hút thì cây không thể lấy được nước.

B. Nước di chuyển vào rễ được do dịch tế bào rễ ưu trương hơn dung dịch đất.

C. Nước và ion khoáng đi qua tế bào chất của tế bào nội bì để vào mạch gỗ của rễ.

D. Phần lớn ion khoáng từ đất vào rễ theo cơ chế chủ động.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khí khổng?

A. Tế bào khí khổng có thành phía trong mỏng, thành phía ngoài dày.

B. Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu thì lỗ khí mở ra.

C. Khi giải phóng các chất thẩm thấu thì tế bào khí khổng tăng hút nước.

D. Cường độ ánh sáng càng cao thì khí khổng mở càng lớn.

Câu 6: Thoát hơi nước không có vai trò nào sau đây?

A. Tạo động lực đầu trên cho dòng mạch rây.

B. Giảm nhiệt độ bề mặt lá.

C. Liên kết các cơ quan của cây thành thể thống nhất.

D. Tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán được vào lá.

Câu 7: Người ta thường dựa vào đặc điểm nào để biết được cây thiếu loại nguyên tố khoáng nào?

A. Hình dạng cây.

B. Màu sắc lá.

C. Số lượng cành. 

D. Số lượng quả.

Câu 8: Cây hấp thu nitrogen ở dạng nào sau đây?

A. NO3- và NH4+.

B. NO2- và NH4+.

C. N2 và NH4+.

B. NO2- và N2.

Câu 9: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học của

A. ATP.

B. ATP và NADPH.

C. NADPH.

D. chất hữu cơ.

Câu 10: Nhóm sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa quang năng hấp thụ được thành hoá năng trong quá trình quang hợp là

A. Diệp lục a.

B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a, b

D. Diệp lục a, b và carotenoid.

Câu 11: Sản phẩm của pha sáng gồm

A. ATP, NADPH VÀ O2.

B. ATP, NADPH VÀ CO2.

C. ATP, NADPVÀ O2.

D. ATP, NADPH.

Câu 12: Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quang hợp chủ yếu xảy ra khi bộ máy quang hợp hấp thu ánh sáng tại miền xanh tím và ánh sáng đỏ.

B. Các cây dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn.

C. Khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.

D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp acid amin và protein.

Câu 13: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về hình thức trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (nông nghiệp sạch)?

I. Có thể điều chỉnh cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng nhân tạo để năng suất quang hợp đạt tối đa.

II. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.

III. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp tiết kiệm không gian, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.

IV. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo thường được áp dụng để sản xuất rau xanh, các cây trồng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Hô hấp ở thực vật là

A. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

B. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là protein tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

C. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và cơ năng.

D. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là protein tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và cơ năng.

Câu 15: Hô hấp ở thực vật không có vai trò

A. cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống của thực vật.

B. duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.

C. tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể thực vật.

D. tạo ra các chất hữu cơ đặc trưng để xây dựng và tích luỹ năng lượng cho cơ thể thực vật.

Câu 16: Ở tế bào thực vật, giai đoạn đường phân xảy ra ở

A. ti thể.

B. tế bào chất.

C. nhân.

D. lục lạp.

Câu 17: Một phân tử glucose khi hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng khoảng

A. 30 - 32 ATP.

B. 24 - 26 ATP.

C. 14 - 16 ATP.

D. 2 - 4 ATP.

Câu 18: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nguyên nhân tại sao các biện pháp bảo quản nông sản luôn hướng tới mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp xuống mức tối thiểu.

I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ trong nông sản.

II. Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản dẫn tới làm tăng cường độ hô hấp của nông sản.

III. Hô hấp làm tăng độ ẩm dẫn tới làm tăng cường độ hô hấp và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng nông sản nhanh hơn.

IV. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản dẫn tới lượng O2 giảm nhiều tạo ra môi trường kị khí khiến nông sản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng, chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzyme do lysosome tiết ra.

C. Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá.

D. Thức ăn được biến đổi về mặt cơ học bên trong tế bào.

Câu 20: Cơ quan nào dưới đây có chức năng tiêu hoá một phần protein thành các peptide?

A. Dạ dày.

B. Ruột non.

C. Khoang miệng.

D. Mật.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

I. Enzyme pepsin do dạ dày tiết ra có tác dụng phân giải protein thành các amino acid.

II. Enzyme lipase do mật tiết ra có tác dụng phân giải lipid thành acid béo và glycerol.

III. Enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường chỉ có trong các tuyến nước bọt ở khoang miệng.

IV. Enzyme trypsin do tuyến tụy tiết ra phân giải các peptide thành amino acid.

Các phát biểu đúng là

A. I, II.

B. II, III.

C. II, IV.

D. III, IV.

Câu 22: Chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở động vật diễn ra theo hướng nào?

A. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

B. Tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.

D. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.

Câu 23: Các lợi thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá là:

(1) Các bộ phận của hệ tiêu hoá có tính chuyên hoá cao.

(2) Các enzym tiêu hoá không bị hoà loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.

(3) Tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tiêu hoá nội bào.

(4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải.

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (3) và (4).

C. (1), (2) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với bề mặt trao đổi khí ở động vật?

A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp khí O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

D. Bề mặt trao đổi khí thường rộng, có nhiều mao mạch mang máu tới trao đổi khí.

Câu 25: Xét các loài sinh vật sau:

(1) tôm                   (2) cua                    (3) châu chấu 

(4) trai                    (5) giun đất            (6) ốc

Những loài hô hấp bằng mang là

A. (1), (2), (3) và (5).

B. (1), (2), (4) và (5).

C. (1), (2), (4) và (6).

D. (3), (4), (5) và (6).

Câu 26: Nhận định nào sau đây về hô hấp ở cá là đúng?

A. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi mang có nhiều phiến mang.

B. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

C. Cá có thể lấy được ít O2 trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch cùng chiều với nhau.

D. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu CO2, khi cá thở ra, dòng máu giàu O2 được đẩy ra ngoài.

Câu 27: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.

C. Vì phổi thú có độ ẩm lớn hơn.   

D. Vì phổi thú có nhiều phế nang hơn.

Câu 28: Một trong những tác hại của khói thuốc lá với hệ hô hấp là

A. làm giảm tiết chất nhày ở đường hô hấp.

B. phá huỷ cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế nang.

C. tăng lưu thông không khí.

D. hạn chế các phản ứng viêm.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Giải thích tại sao cây có thể hấp thu chọn lọc một số ion khoáng trong đất.

Câu 2 (1 điểm): Cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể? Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Để nghiên cứu quang hợp ở thực vật người ta tiến hành các bước thí nghiệm như hình vẽ sau:

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc A và B khác nhau như thế nào?

b. Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

Câu 4 (0,5 điểm): Giải thích tại sao vào những ngày nắng nóng, thường xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu ở các ao nuôi. Vào trường hợp này, người nuôi cá cần làm gì để khắc phục?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là của sinh vật dị dưỡng?

A. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

B. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ.

C. Sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.

D. Sử dụng năng lượng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 2: Khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào, có các phát biểu sau:

(1) Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào.

(2) Chuyển hoá nội bào bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất đó là đồng hoá và dị hoá.

(3) Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.

(4) Dị hóa là quá trình phân giải các chất đồng thời giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

Các phát biểu đúng là

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2), (3), (4).

Câu 3: Đường đi của nước từ đất vào rễ theo con đường tế bào chất là

A. Tế bào vỏ rễ → Lông hút → Tế bào nội bì → Tế bào trụ bì → Mạch gỗ.

B. Lông hút → Tế bào vỏ rễ →  Tế bào nội bì → Tế bào trụ bì → Mạch gỗ.

C. Tế bào vỏ rễ → Lông hút → Tế bào trụ bì → Tế bào nội bì → Mạch gỗ.

D. Lông hút → Tế bào vỏ rễ → Tế bào trụ bì → Tế bào nội bì → Mạch gỗ.

Câu 4: Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitrogen?

A. Quá trình nitrate hóa và phản nitrate hóa.

B. Quá trình ammonium hóa và phản nitrate hóa.

C. Quá trình ammonium hóa và nitrate hóa.

D. Quá trình cố định đạm.

Câu 5: Động lực vận chuyển các chất của dòng mạch rây là

A. lực liên kết giữa các phân tử nước.

B. lực đẩy của rễ.

C. sự chênh lệch áp suất thấm thấu giữa các tế bào.

D. lực hút của lá.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước và con đường thoát hơi nước ở thực vật?

A. Ở những cây trưởng thành, cường độ thoát hơi nước qua cutin gần tương đương với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng.

B. Chỉ lá cây mới có khả năng thoát hơi nước.

C. Sự thoát hơi nước và quang hợp ở lá có mối quan hệ mật thiết với nhau.

D. Các thực vật trong bóng râm, thực vật thuỷ sinh thoát hơi nước chủ yếu qua cutin.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hậu quả của việc bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây?

A. Gây độc cho cây trồng và người sử dụng.

B.  Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

C. Làm cho đất đai màu mỡ nhưng cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng.

D. Lượng phân bón dư thừa sẽ làm thay đổi tính chất của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất.

Câu 8: Trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá, tại sao phải cắt bỏ hết lá (chỉ còn lại rễ, thân, cành) ở một chậu thí nghiệm?

A. Để cây không hút được nước.

B. Để ngăn chặn quá trình vận chuyển nước trong thân.

C. Để tăng cường thoát hơi nước qua các bộ phận khác của cây (rễ, thân, cành).

D. Để ngăn quá trình thoát hơi nước của cây.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch rây?

A. Mạch rây được tạo thành do các tế bào rây nối liền với nhau, phần đầu của ống rây là các tế bào kèm.

B. Dịch vận chuyển theo mạch rây có thành phần chủ yếu là các amino acid được tổng hợp từ lá, một số chất được tổng hợp từ rễ.

C. Nước có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại tuỳ theo nhu cầu của cây.

D. Các chất vận chuyển trong mạch rây chỉ có thể theo một chiều từ trên xuống.

Câu 10: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4

A. Đậu, khoai tây, lúa.

B. Khoai, sắn, lúa.

C. Mía, ngô, cao lương.

D. Xương rồng, thanh long, dứa.

Câu 11: Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng theo sơ đồ nào sau đây?

A. Carotenoid → Chlorophyll b → Chlorophyll a → Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.

B. Carotenoid → Chlorophyll a → Chlorophyll b → Chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.

C. Carotenoid → Chlorophyll b → Chlorophyll a → Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng.

D. Carotenoid → Chlorophyll a → Chlorophyll b → Chlorophyll b ở trung tâm phản ứng.

Câu 12: Trong các phát biểu sau:

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học.

(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(4) Trực tiếp điều hoà sự phân bố nguồn nước trên Trái Đất.

(5) Điều hòa không khí.

Số phát biểu đúng về vai trò của quang hợp là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 13: Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?

A. Phối hợp với chlorophyl để hấp thụ ánh sáng.

B. Là chất nhận electron đầu tiên của pha sáng.

C. Là thành phần của chuỗi truyền electron để hình thành ATP.

D. Tham gia vào chu trình Calvin để tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 14: Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Chất nhận CO2 đầu tiên đều là RuBP (ribulose 1,5 biphosphate).                   

B. Sản phẩm đầu tiên đều là 3 - APG (3-Phosphoglyceric acid).

C. Đều có chu trình Calvin.

D. Đều diễn ra trên cùng một loại tế bào.

Câu 15: Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, màu sắc lá sẽ thay đổi như thế nào sau khi tiến hành thí nghiệm?

A. Vị trí bị bịt kín bằng băng dính có màu xanh đen.

B. Vị trí không bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.

C. Vị trí bị bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.

D. Vị trí không bịt kín bằng băng dính không có màu của KI mà chỉ có màu của cồn 90o.

Câu 16: Biện pháp nào sau đây không được dùng để điều khiển quang hợp nhằm tăng năng suất cây trồng?

A. Tăng diện tích bề mặt lá bằng các kĩ thuật chăm sóc phù hợp.

B. Dùng đèn LED để chiếu sáng.

C. Bón thật nhiều phân bón và tưới thật nhiều nước cho cây.

D. Tuyển chọn các giống cây trồng có sự tích luỹ tối đa sản phẩm quang hợp vào các cơ quan có giá trị kinh tế.

Câu 17: Quá trình hô hấp ở thực vật không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.

B. Chuyển hóa năng lượng hóa học thành ATP cung cấp cho hoạt động sống của thực vật.

C. Tạo ra các sản phẩm trung gian để cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất.

D. Giải phóng nhiệt năng giúp duy trì thân nhiệt, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường.

Câu 18: Trong các thí nghiệm về hô hấp ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là

A. các loại quả còn xanh.

B. các cây đang đâm chồi.

C. các loại hạt đang nảy mầm.

D. các loại hoa có mùi thơm.

Câu 19: Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp.

B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau.

C. Nồng độ CO2 cao gây ức chế quá trình hô hấp.

D. Nồng độ O2 cao gây ức chế quá trình hô hấp.

Câu 20: Cần bảo quản nông sản ở nhiệt độ thấp vì

A. nhiệt độ thấp làm quá trình trao đổi chất tạm dừng lại.

B. nhiệt độ thấp giúp đường chuyển hóa thành tinh bột dự trữ.

C. nhiệt độ thấp gây ức chế quá trình hô hấp tế bào.

D. nhiệt độ thấp kích thích vi khuẩn có lợi hoạt động mạnh.

Câu 21: Mô tả các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở cơ thể người bằng cách nối các giai đoạn với đặc điểm tương ứng.

1. Lấy thức ăn

2. Tiêu hóa thức ăn

3. Hấp thụ các chất dinh dưỡng

4. Thải chất cặn bã

5. Tổng hợp các chất

a. Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và bạch huyết.

b. Thức ăn được đưa vào miệng.

c. Tế bào sử dụng các chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết.

d. Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua hậu môn.

e. Thức ăn được vận chuyển, biến đổi cơ học và hóa học.

A. 1b, 2e, 3a, 4d, 5c.

B. 1a, 2b, 3e, 4d, 5a.

C. 1b, 2a, 3e, 4d, 5c.

D. 1a, 2b, 3e, 4d, 5c.

Câu 22: Động vật nào dưới đây có túi tiêu hóa?

A. Gà.

B. Giun đất.

C. Sán lá.

D. Chó.

Câu 23: Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1) Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là tiêu hoá nội bào, nhờ các enzyme thuỷ phân trong lysosome.

(2) Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, quá trình tiêu hoá chỉ theo hình thức tiêu hoá ngoại bào.

(3) Tiêu hoá ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá, với sự tham gia của các enzyme chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào.

(4) Tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong cơ quan tiêu hóa.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24: Tác nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây bệnh giun sán ở người?

A. Ô nhiễm thực phẩm.

B. Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.

C. Vệ sinh môi trường không tốt.

D. Ít vận động.

Câu 25: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu?

A. Khí nitrogen.

B. Khí carbon dioxide.

C. Khí oxygen.

D. Khí hydrogen.

Câu 26: Cho các loài động vật sau: Cá mập, cá heo, cá sấu, thủy tức, ếch, ve sầu. Loài động vật thực hiện trao đổi khí qua mang là

A. Cá heo, cá mập, cá sấu, ếch. 

B. Cá mập.

C. Cá mập, cá heo, cá sấu, thủy tức, ếch, ve sầu.

D. Cá mập, cá heo, cá sấu.

Câu 27: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây giúp hoạt động hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn?

(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.

(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.

(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.

(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.

(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 28: Tác nhân chủ yếu gây bệnh về đường hô hấp ở người là

A. Chất khí độc hại.

B. Khói thuốc lá.

C. Vi khuẩn, virus.

D. Bụi.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Việc bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đất và cây trồng?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao giữa trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại có thể giảm?

Câu 3 (1 điểm): Cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.

Câu 4 (0,5 điểm): Tại sao nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng tự dưỡng?

A. Tảo, san hô, bắp cải, cây phượng.

B. Tảo, nấm, san hô, bắp cải.

C. Con người, con thỏ, con cừu.

D. Cây phượng, vi khuẩn lam, cây dương xỉ.

Câu 2: Trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, thực vật thải ra môi trường những chất nào sau đây?

A. Chất khoáng và nước.

B. Chất khoáng và oxygen.

C. Nước và carbon dioxide.

D. Nước, carbon dioxide và oxygen.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hoá tự dưỡng? 

A. Chúng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp.

B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn. 

C. Chúng chuyển hoá năng lượng hoá học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hoa tổng hợp.

D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

Câu 4: Dinh dưỡng ở thực vật là

A. quá trình hấp thụ nước từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.

B. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.

C. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường trong cơ thể và sử dụng cho trao đổi chất ở thực vật.

D. quá trình hấp thụ và thải ra môi trường các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, sử dụng cho quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật.

Câu 5: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ dung dịch đất qua 

A. bề mặt các tế bào biểu bì của cây.

B. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào khí khổng.

C. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào lông hút.

D. chủ yếu ở tế bào khí khổng trên bề mặt lá.

Câu 6: Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển đi qua các tế bào của cây theo thứ tự nào sau đây?

A. Biểu bì → Vỏ → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.

C. Biểu bì → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

D. Lông hút → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?

A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.

B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.

C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.

D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.

Câu 8: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là

A. nhiệt độ và ánh sáng.

B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.

C. hệ vi sinh vật vùng rễ.

D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 9: Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động

A. tăng hấp thụ K+.

B. tăng cường độ thoát hơi nước.

C. tăng sự hấp thụ nước ở rễ.

D. tăng hấp thụ tất cả các ion khoáng.

Câu 10: Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của hàm lượng nước trong đất đến sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?

A. Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ.

B. Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút ion khoáng của rễ cây.

C. Hàm lượng nước trong đất thấp làm tăng quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.

D. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.

Câu 11: Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là

A. làm đất tơi xốp, giảm độ ẩm của đất, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

B. làm đất tơi xốp, bổ sung các vi sinh vật vào đất làm thúc đẩy hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển.

C. làm đất tơi xốp, giảm độ thoáng khí, giảm sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

D. làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

Câu 12: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?

A. Bước sóng 400 - 700 nm.

B. Bước sóng 280 – 760 nm. 

C. Bước sóng 200 – 500 nm. 

D. Bước sóng 700 - 900 nm. 

Câu 13: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra

A. ở chất nền của lục lạp.

B. trên màng ti thể.

C. trên màng thylakoid.

D. ở chất nền của ti thể.

Câu 14: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4

A. Lúa, khoai tây, đậu.

B. Lúa, khoai, sắn.

C. Ngô, mía, cỏ gấu.

D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

Câu 15: Diễn biến nào sau đây không có ở pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật? 

A. Sự kích thích và truyền electron của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng. B. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.

C. Quang phân li nước giải phóng O2.

D. Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình Calvin?

A. Diễn ra ở cả thực vật C3, C4 và CAM.

B. Sử dụng sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng. 

C. Diễn ra cả ban ngày và ban đêm.

D. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.

Câu 17: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là

A. ti thể.

B. lục lạp.

C. ribosome.

D. nhân.

Câu 18: Kết thúc giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucose sẽ thu được sản phẩm là

A. hai phân tử pyruvic acid, bốn phân tử ATP và hai phân tử NADH. 

B. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và bốn phân tử NADH.

C. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.

D. một phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.

Câu 19: Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là 

A. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và bốn phân tử NADH.

B. bốn phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.

C. sáu phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.

D. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH.

Câu 20: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là 

A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. 

B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.

C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. 

D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp. 

Câu 21: Sau giai đoạn tiêu hóa và hấp thụ, chất dinh dưỡng được vận chuyển đến từng tế bào nhờ

A. hệ bài tiết. 

B. hệ tuần hoàn.

C. hệ hô hấp.

D. hệ nội tiết.

Câu 22: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào

A. hoàn cảnh, môi trường sống của mỗi người.

B. độ tuổi và khả năng lao động của mỗi người.

C. độ tuổi, giới tính, sở thích và tình trạng hôn nhân.

D. độ tuổi, giới tính, cường độ lao động, sức khỏe tinh thần và tình trạng bệnh tật.

Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về tiêu hóa ở động vật?

A. Ở đa số các loài động vật, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào.

B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.

C. Ống tiêu hóa có ở hầu hết các động vật không xương sống và có xương sống.

D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học.

Câu 24: Nhận định nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng và tiêu hoá là đúng? 

A. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.

B. Dinh dưỡng và tiêu hoá là hai quá trình kế tiếp nhau.

C. Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Tiêu hoá là quá trình tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Câu 25: Ở động vật, quá trình trao đổi khí với môi trường được thực hiện qua

A. ống trao đổi khí.

B. bề mặt trao đổi khí.

C. áp suất trao đổi khí. 

D. thể tích trao đổi khí.

Câu 26: Hình thức trao đổi khí qua ống khí có ở các động vật nào sau đây?

A. Bọt biển, giun tròn, giun dẹp.

B. Châu chấu, ong, dế mèn.

C. Con trai, ốc, tôm.

D. Chim bồ câu, thỏ, thằn lằn.

Câu 27: Phát biểu nào sai khi nói về hình thức trao đổi khí qua mang? 

A. Tôm, cua là các động vật có hình thức trao đổi khí qua mang.

B. Mang cá xương được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang.

C. Trao đổi khí qua mang là hình thức trao đổi khí mà CO2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, O2 từ máu khuếch tán vào nước.

D. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.

Câu 28: Phát biểu nào không đúng khi nói về các biện pháp phòng bệnh về hô hấp?

A. Phòng các bệnh về hô hấp bằng cách hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể.

B. Giữ vệ sinh môi trường là một biện pháp giúp hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.

C. Thường xuyên luyện tập thể thao giúp các cơ hô hấp khỏe hơn, giảm thể tích khí lưu thông và tăng nhịp thở.

D. Đeo khẩu trang là một biện pháp giảm sự lây lan của nguồn lây bệnh.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Nếu cây không được tưới nước trong nhiều ngày. Khả năng hấp thụ nước ở rễ cây thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Nêu ý nghĩa của việc xác định điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng đối với cây trồng.

Câu 3 (1 điểm): Vào những ngày nắng nóng, thường xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu ở các ao nuôi. Hãy giải thích hiện tượng này.




Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 (sách cũ)




Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học