Đề thi Học kì 2 Địa Lí 11 năm 2024 có ma trận

Với Đề thi Học kì 2 Địa Lí 11 năm 2024 có ma trận, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Địa lí 11.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Nội dung

NB

TH

VD

Bài 8

Liên bang Nga (Kinh tế)

3

3

1

Bài 9

Tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

1

2

1

Kinh tế Nhật Bản

2

1

1

Bài 10

Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

2

2

1

Kinh tế Trung Quốc

2

1


Bài 11

Tự nhiên, dân cư và xã hội Đông Nam Á

2

1


Kinh tế các nước Đông Nam Á

2

1

1

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

2

2

2

 Kĩ năng địa lí



4

ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN

Câu 1. Chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 không phải là

A. tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

B. mở rộng ngoại giao, châu Á được coi trọng.

C. tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

D. đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

Câu 2. Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên bang Nga đã

A. đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.

B. vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

C. phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới. 

D. tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.

Câu 3. Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua

A. sự đa dạng của địa hình và khí hậu.  

B. sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

C. sự đa dạng của sinh vật và khoáng sản.  

D. sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam.

Câu 4. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng nào dưới đây?

A. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

B. Phía Tây bắc của miền Đông.

C. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.  

D. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.

Câu 5. Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. có nền kinh tế phát triển.

B. hầu hết các nước giáp biển.

C. giàu có về tài nguyên khoáng sản.

D. có nhiều tài nguyên rừng.

Câu 6. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

A. hàn đới.

B. ôn đới.

C. cận nhiệt.

D. nhiệt đới.

Câu 7. Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc? 

A. Khí hậu ôn đới hải dương.

B. Khí hậu ôn đới lục địa.

C. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

D. Khí hậu ôn đới gió mùa.

Câu 8. Cây trồng chính của Nhật Bản là

A. Lúa mì.

B. Lúa gạo.

C. Thuốc lá.

D. Chè.

Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây là thế mạnh tự nhiên quan trọng nhất để miền Tây Trung Quốc phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi?

A. Vùng biển rộng.

B. Rừng và đồng cỏ.

C. Đồng bằng lớn.

D. Khí hậu gió mùa.

Câu 10. Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức nào dưới đây?

A. Bán tự nhiên.

B. Tự nhiên.

C. Chuồng trại.

D. Trang trại.

Câu 11. Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên bang Nga là

A. năng lượng.

B. nông nghiệp.

C. dịch vụ.

D. công nghiệp.

Câu 12. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

A. Tự cung, tự cấp nhưng năng suất cao.

B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

C. Quy mô lớn với hướng chuyên môn hóa.

D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Câu 13. Liên bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

B. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

Câu 14. Địa hình chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản là

A. đồng bằng.

B. đồi núi.

C. núi lửa.

D. bình nguyên.

Câu 15. Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?

A. Có trên 50 dân tộc khác nhau.

B. Người Hán chiếm trên 90% dân số.

C. Dân tộc thiểu số sống tại vùng núi.  

D. Dân thành thị chiếm 37% số dân.

Câu 16. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.  

B. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.

C. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.  

D. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.

Câu 17. Nhận định nào sau đây không chính xác về ngành giao thông vận tải của LB Nga?

A. Gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.

B. Có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.

C. Có thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.

D. Đường ô tô đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia.

Câu 18. Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về?

A. Công nghiệp dệt.  

B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp chế tạo máy.  

D. Công nghiệp vũ trụ.

Câu 19. Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào?

A. Chế tạo máy.

B. Sản xuất ô tô.

C. Dệt may.

D. Hóa chất.

Câu 20. Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?

A. Gió phơn.  

B. Gió Tây.

C. Gió mùa.

D. Gió Tín phong.

Câu 21. Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?

A. Xicôcư.  

B. Kiuxiu.  

C. Hônsu.

D. Hôcaiđô.

Câu 22. Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?

A. Củ cải đường.  

B. Mía. 

C. Lương thực.

D. Chè.

Câu 23. Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là

A. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.

B. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.

C. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở nông thôn.

D. dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở miền Đông.

Câu 24. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.  

D. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

Câu 25. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

A. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.

B. Phát triển nông nghiệp quảng canh.

C. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa.  

D. Chuyển sang trồng các loại cây khác.

Câu 26. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là

A. vùng Viễn Đông.

B. vùng Uran.

C. vùng Trung tâm đất đen.

D. vùng Trung ương.

Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Nhật Bản?

A. Nhật Bản nằm ở khu vực ngoại chí tuyến.

B. Nhật Bản nằm ở vành đai động đất và núi lửa trên thế giới.

C. Nhật bản nằm ở vị trí dễ dàng giao lưu với các nước bằng đường biển.

D. Nhật Bản nằm ở phía đông của Thái Bình Dương.

Câu 28. Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á

A. phát triển du lịch.

B. hội nhập kinh tế.

C. ổn định chính trị.  

D. hợp tác cùng phát triển.

Câu 29. Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm

A. đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.

B. phát triển cả kinh tế - chính trị và xã hội của khu vực.

C. tập trung phát triển kinh tế của khu vực.

D. đa dạng hóa các mặt đời sống xã hội của khu vực.

Câu 30. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

A. Khoa học - công nghệ. 

B. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.

C. Trật tự - an toàn xã hội.  

D. Kinh tế, văn hóa, thể thao.

Câu 31. Cho biểu đồ sau:

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 11 năm 2024 có ma trận

(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

B. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

C. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

Câu 32. Nhận định nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

A. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.

B. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.

C. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.

D. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.

Câu 33. Quốc gia nào dưới đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?

A. Thái Lan.

B. Xin-ga-po.  

C. Phi-lip-pin.

D. Việt Nam.

Câu 34. Cho bảng số liệu:

GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2010

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 11 năm 2024 có ma trận

(Nguồn: Tuyển tập đề thi Olympic 30/4/2012, NXB ĐH Sư Phạm)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010, thích hợp nhất là biểu đồ

A. kết hợp.  

B. đường.

C. miền.

D. cột.

Câu 35. Biểu hiện nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua kí kết các hiệp ước.

B. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

C. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

D. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

Câu 36. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD)

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 11 năm 2024 có ma trận

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về ngoại thương của Nhật Bản?

A. Giá trị xuất khẩu tăng 2,83 lần, giá trị nhập khẩu giảm 4,1 lần.

B. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục và tăng 2,39 lần.

C. Từ 1990 đến 2010, cán cân xuất nhập khẩu có sự biến động.

D. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu.

Câu 37. Cho biểu đồ sau:

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 11 năm 2024 có ma trận

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của các quốc gia, giai đoạn 2010 - 2015?

A. Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan tăng liên tục.

B. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng thấp hơn Việt Nam.

C. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan.

D. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tăng liên tục.

Câu 38. Vấn đề nào không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

A. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.

B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.

C. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.

D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

Câu 39. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào dưới đây?

A. 1997.

B. 1995.

C. 1967.

D. 1977.

Câu 40. Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?

A. Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao.

B. Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

C. Liên doanh, liên kết với nước ngoài.

D. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ.

BẢNG ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.B

4.A

5.C

6.D

7.B

8.B

9.B

10.D

11.D

12.B

13.A

14.B

15.A

16.A

17.D

18.D

19.C

20.C

21.C

22.C

23.D

24.A

25.D

26.B

27.D

28.D

29.A

30.B

31.C

32.C

33.D

34.B

35.C

36.C

37.A

38.A

39.C

40.A

Xem thêm bộ đề thi Địa Lí 11 mới năm 2024 chọn lọc khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học