Top 100 Đề thi Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 11.
Xem thử Đề thi GK1 Địa 11 Xem thử Đề thi CK1 Địa 11 Xem thử Đề thi GK2 Địa 11 Xem thử Đề thi CK2 Địa 11
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Địa Lí 11 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Địa Lí 11 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Địa Lí 11 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Địa Lí 11 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Địa Lí 11 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 11
Thời gian làm bài: phút
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Các nước trên thế giới phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển dựa theo
A. trình độ phát triển kinh tế - xã hôi.
B. đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội.
C. đặc điểm dân cư, trình độ phát triển kinh tế.
D. đặc điểm tự nhiên, trình độ khoa học kĩ thuật.
Câu 2. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước đang phát triển?
A. Hoa Kì.
B. Nhật Bản.
C. Bra-xin.
D. Đức.
Câu 3. Ở các nước phát triển, ngành nào sau đây đóng góp nhiều nhất trong GDP?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Lâm nghiệp.
Câu 4. Nhóm các nước đang phát triển thường có quy mô GDP như thế nào?
A. Lớn.
B. Trung bình và thấp.
C. Trung bình cao.
D. Thấp
Câu 5. Để phân biệt các nước phát triển và đang phát triển theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội không sử dụng chỉ tiêu nào sau đây?
A. Thu nhập bình quân GNI/người.
B. Cơ cấu nền kinh tế.
C. Chỉ số phát triển con người.
D. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các nước phát triển?
A. Quy mô GDP lớn, tăng trưởng GDP khá ổn định.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp.
C. Trong GDP, ngành dịch vụ có tỉ trọng thấp nhất.
D. Trong GDP, ngành nông nghiệp có tỉ trọng thấp nhất.
Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là do
A. trình độ phát triển kinh tế.
B. phong phú về tài nguyên.
C. sự đa dạng về chủng tộc.
D. phong phú nguồn lao động.
Câu 8. Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do
A. môi trường sống thích hợp.
B. chất lượng cuộc sống cao.
C. nguồn gốc gen di truyền.
D. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây là của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
B. Các giao dịch quốc tế về thương mại bị hạn chế.
C. Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi.
D. Vai trò của các công ty đa quốc gia giảm sút.
Câu 10. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là
A. sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.
B. các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau.
C. hàng hóa và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia thuận lợi hơn.
D. giao dịch bằng thẻ điện tử ngày càng trở lên thông dụng.
Câu 11. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về
A. thành phần chủng tộc.
B. mục tiêu và lợi ích phát triển.
C. lịch sử dựng nước, giữ nước.
D. trình độ văn hóa, giáo dục.
Câu 12. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập và hoạt động từ năm
A. 1995.
B. 1994.
C. 1989.
D. 1945.
Câu 13. Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?
A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.
B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.
C. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.
D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.
Câu 14. Mục đích quan trọng nhất của Liên hợp quốc (UN) là
A. thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước.
B. phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
D. hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do.
Câu 15. Khu vực hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây?
A. Số lượng của các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng.
B. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực tăng.
C. Nhiều hiệp định kinh tế, chính trị khu vực được kí kết.
D. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành.
Câu 16. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.
Câu 17. Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây?
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 18. Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh?
A. Amadôn.
B. Mixixipi.
C. La Plata.
D. Pampa.
Câu 19. Dãy núi nổi tiếng nhất ở Mỹ La Tinh là
A. An-pơ.
B. An-tai.
C. An-đet.
D. Cooc-đi-e.
Câu 20. Phần lớn lãnh thổ Mỹ La Tinh có khí hậu
A. nóng, ẩm.
B. lạnh, khô.
C. nóng, khô.
D. lạnh, ẩm.
Câu 21. Quốc gia có quy mô dân số đứng đầu Mỹ La tinh là
A. Bra-xin.
B. Mê-hi-cô.
C. Đô-mi-ni-ca.
D. Nê-vít.
Câu 22. Đặc điểm xã hội nổi bật ở hầu hết các nước Mỹ La Tinh là
A. điều kiện sống của dân cư đô thị cao.
B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp.
C. phần lớn dân cư sống ở nông thôn.
D. chênh lệch giàu nghèo lớn.
Câu 23. Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới là
A. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. có nhiều loại đất khác nhau.
C. có nhiều cao nguyên bằng phẳng.
D. có khí hậu nhiệt đới điển hình.
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?
A. Chính trị không ổn định.
B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
C. Thiếu lực lượng lao động.
D. Thiên tai xảy ra nhiều.
Câu 25. Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh gây ra hậu quả là
A. hiện đại hóa sản xuất.
B. thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. quá trình công nghiệp hóa.
D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên của Mĩ La tinh?
A. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Khoáng sản chủ yếu là kim loại màu.
D. Hầu hết lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 27. Biểu hiện rõ rệt của việc cải thiện tình hình kinh tế ở nhiều nước Mĩ La tinh là
A. giảm nợ nước ngoài, đẩy mạnh nhập khẩu.
B. xuất khẩu tăng nhanh, khống chế được lạm phát.
C. công nghiệp phát triển, giảm nhanh xuất khẩu.
D. tổng thu nhập quốc dân ổn định, trả được nợ nước ngoài.
Câu 28. Đô thị hóa ở Mỹ La tinh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm.
B. Tỉ lệ dân thành thị cao trong tổng dân số.
C. Nhiều đô thị có số dân từ 10 triệu trở lên.
D. Khu vực đô thị tập trung nhiều di sản văn hóa.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu:
GDP/người theo giá hiện hành của một số quốc gia Mỹ La Tinh năm 2000 và năm 2020
(Đơn vị: USD)
Quốc gia |
Năm 2000 |
Năm 2020 |
Ac - hen - ti - na |
7708 |
8579 |
Bra - xin |
3749 |
6797 |
Mê - hi - cô |
7158 |
8329 |
Chi - lê |
5100 |
13232 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
Nhận xét GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia Mỹ La Tinh năm 2000 và năm 2020.
Câu 2(1,0 điểm): Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đem lại những cơ hội gì cho nước ta?
---------- HẾT ----------
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 11
Thời gian làm bài: phút
Câu 1. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?
A. Trồng cây ăn quả.
B. Trồng lúa nước.
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Đánh bắt thủy sản.
Câu 2. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
A. khai thác các thế mạnh đất, khí hậu.
B. bảo vệ môi trường, giữ mạch nước.
C. tạo sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ.
D. thay thế cây lương thực, thực phẩm.
Câu 3. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Bru-nây.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 4. Do nằm trong khu vực hoạt động của áp thấp nhiệt đới, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra
A. bão.
B. động đất.
C. núi lửa.
D. sóng thần.
Câu 5. Vùng thềm lục địa ở nhiều nước Đông Nam Á có
A. dầu khí.
B. bôxit.
C. than đá.
D. quặng sắt.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư Đông Nam Á hiện nay?
A. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử giảm.
B. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử tăng.
C. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử tăng.
D. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử giảm.
Câu 7. Một chiếc tàu hỏa của Tây Ban Nha được bán sang Thụy Điển không phải chịu thuế nằm trong tự do lưu thông nào sau đây?
A. Tự do di chuyển.
B. Tự do lưu thông dịch vụ.
C. Tự do lưu thông hàng hóa.
D. Tự do lưu thông tiền vốn.
Câu 8. Trụ cột của Liên minh châu Âu không phải là
A. Hội đồng Bộ trưởng châu Âu.
B. Cộng đồng châu Âu.
C. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
D. Hợp tác về tư pháp và nội vụ.
Câu 9. Quốc gia nào sau đây không tham gia sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt?
A. Anh.
B. Đức.
C. Pháp.
D. Bỉ.
Câu 10. Do vị trí kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra
A. bão.
B. lũ lụt.
C. hạn hán.
D. động đất.
Câu 11. Các nước ở Đông Nam Á trồng nhiều cao su là
A. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.
B. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.
C. Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.
D. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma.
Câu 12. Các nước ở Đông Nam Á trồng nhiều cà phê là
A. Việt Nam, Phi-lip-pin.
B. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
D. Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi của Đông Nam Á?
A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính.
B. Đông Nam Á nuôi nhiều gia cầm.
C. Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng.
D. Trâu có nhiều ở nơi trồng lúa nước.
Câu 14. Khu vực Đông Nam Á không nằm ở vị trí cầu nối giữa
A. lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Ô-xtrây-li-a với các nước Đông Á.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 15. Về tự nhiên, có thể xem Đông Nam Á gồm hai bộ phận
A. lục địa và biển đảo.
B. đảo và quần đảo.
C. lục địa và biển.
D. biển và các đảo.
Câu 16. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ dân cư ở Đông Nam Á phân bố không đều?
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á hải đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới và ở một số khu vực.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan, đặc biệt là ở Việt Nam và Lào.
Câu 17. Những vùng đồng bằng trồng lúa nước không phải là nơi nuôi nhiều
A. lợn.
B. trâu.
C. bò.
D. dê.
Câu 18. Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc lĩnh vực nào sau đây?
A. Mục tiêu hợp tác.
B. Cơ chế hợp tác.
C. Thành tựu hợp tác.
D. Hạn chế hợp tác.
Câu 19. Quốc gia nào ở Đông Nam Á đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam?
A. Thái Lan.
B. Xin-ga-po.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 20. Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng
A. 7 triệu km2.
B. 6 triệu km2.
C. 9 triệu km2.
D. 8 triệu km2.
Câu 21. Khu vực Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Úc.
D. Châu Phi.
Câu 22. Khu vực Tây Nam Á không giáp với vùng biển nào sau đây?
A. Biển Đen.
B. Biển Đông.
C. Biển Đỏ.
D. Biển Ca-xpi.
Câu 23. Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối hai đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
B. Nam Đại Dương và Đại Tây Dương.
C. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.
Câu 24. Sự kiện nào sau đây lần đầu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của Liên minh châu Âu?
A. Người dân Pháp đã ra khỏi EU.
B. Người dân Anh đã ra khỏi EU.
C. Người dân Hà Lan đã ra khỏi EU.
D. Các nước châu Á gia nhập EU.
Câu 25. Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu là sự khác biệt về
A. chính trị, xã hội.
B. trình độ văn hóa.
C. ngôn ngữ, tôn giáo.
D. trình độ phát triển.
Câu 26. Đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển nào sau đây?
A. Biển Bắc.
B. Biển Măng-sơ.
C. Biển Ban-tích.
D. Biển Ti-rê-nê.
Câu 27. Nhận định nào sau đây không nằm trong tự do di chuyển?
A. Tự do đi lại.
B. Tự do vận tải.
C. Tự do cư trú.
D. Lựa chọn nơi làm việc.
Câu 28. Khu vực có sản lượng dầu thô khai thác lớn nhất thế giới hiện nay là
A. Đông Á.
B. Bắc Mĩ.
C. Tây Nam Á.
D. Đông Âu.
Câu 29. Các nước tham gia vào Uỷ hội sông Mê Công là
A. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
B. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
C. Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam, Mi-an-ma.
D. Cam-pu-chia, Việt Nam, Trung Quốc, Mi-an-ma.
Câu 30. Thách thức to lớn đối với ASEAN hiện nay chưa phải là
A. trình độ phát triển còn chênh lệch.
B. vẫn còn tình trạng đói nghèo.
C. còn một quốc gia chưa tham gia.
D. còn nhiều vấn đề xã hội tiêu cực.
Câu 31. Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không phải vượt qua sự chênh lệch về
A. trình độ phát triển kinh tế.
B. trình độ của công nghệ.
C. bản sắc văn hoá dân tộc.
D. thể chế chính trị, kinh tế.
Câu 32. “Uỷ hội sông Mê Công” là một hợp tác giữa các nước ASEAN về lĩnh vực
A. tài nguyên.
B. xã hội.
C. văn hoá.
D. chính trị.
Câu 33. Tây Nam Á không phải là nơi diễn ra gay gắt
A. xung đột sắc tộc.
B. xung đột tôn giáo.
C. xung đột giàu nghèo.
D. nạn khủng bố.
Câu 34. Khu vực Tây Nam Á có vị trí chiến lược có biểu hiện nào sau đây?
A. Tiếp giáp với nhiều biển và đại dương lớn.
B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Âu, Phi.
C. Đường chí tuyến chạy qua gần giữa khu vực.
D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt.
Câu 35. Đối tác thương mại chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là
A. châu Âu, châu Phi và APEC.
B. châu Mĩ, châu Á và Bra-xin.
C. châu Á, EU và Hoa Kỳ.
D. châu Phi, Hoa Kỳ và LB Nga.
Câu 36. Năm 2019, quốc gia nào sau đây có tổng lượng khách du lịch lớn nhất?
A. Li-băng.
B. Gioóc-đa-ni.
C. A-rập Xê-út.
D. Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu 37. Nhận định nào sau đây không đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?
A. Có quy mô GDP tăng lên liên tục.
B. Chịu tác động của nhiều nhân tố.
C. I-xra-en có quy mô GDP nhỏ nhất.
D. Quy mô khác nhau giữa các nước.
Câu 38. Kinh tế của nhiều quốc gia Tây Nam Á phụ thuộc vào loại khoáng sản nào sau đây?
A. Bô-xít.
B. Dầu mỏ.
C. Vàng.
D. Kim cương.
Câu 39. Nhận định nào sau đây đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?
A. Có quy mô GDP giảm khá nhanh.
B. Chỉ chịu tác động của tài nguyên.
C. Thổ Nhĩ Kỳ có quy mô GDP nhỏ.
D. Quy mô khác nhau giữa các nước.
Câu 40. Nhận định nào sau đây đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?
A. Quy mô khác nhau giữa các nước.
B. I-xra-en có quy mô GDP top đầu.
C. Quy mô GDP giảm nhanh liên tục.
D. Chỉ chịu tác động của khoáng sản.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 11
Thời gian làm bài: phút
Câu 1: Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu ở
A. các phía Bắc.
B. đảo Kiu-xiu.
C. đảo Hô-cai-đô.
D. đảo Hôn-su.
Câu 2: Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên bang Nga thường được phân bố ở những nơi nào sau đây?
A. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia.
B. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran.
C. Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
D. Đồng bằng Đông Âu, Xanh Pê-téc-bua.
Câu 3: Phía bắc của vùng Trung tâm phát triển mạnh chăn nuôi bò, chủ yếu do có
A. sông nhiều nước.
B. đồng cỏ rộng.
C. gò đồi thấp.
D. đồng bằng rộng.
Câu 4: Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga nằm ở trung tâm lãnh thổ?
A. Trung tâm đất đen.
B. Trung ương.
C. U-ran.
D. Viễn Đông.
Câu 5: Mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của
A. đảo Hôn-su.
B. đảo Hô-cai-đô.
C. các đảo phía bắc.
D. phía nam Nhật Bản.
Câu 6: Các tiêu cực của đô thị hoá ở Hoa Kì được hạn chế một phần nhờ vào việc người dân tập trung sinh sống ở các
A. đô thị vừa và nhỏ.
B. vùng ven đô thị.
C. đô thị cực lớn.
D. vùng nông thôn.
Câu 7: Dãy núi U-ran của Liên bang Nga là nơi tập trung nhiều
A. khí tự nhiên.
B. than đá.
C. kim cương.
D. phốt-phát.
Câu 8: Vật nuôi chủ yếu của ngành nông nghiệp Liên bang Nga là
A. bò, cừu, trâu.
B. bò, trâu, lợn.
C. bò, cừu, lợn.
D. bò, dê, cừu.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương của Hoa Kì?
A. Chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.
B. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.
C. Là một nước xuất siêu rất lớn.
D. Giá trị nhập siêu ngày càng tăng.
Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn trị giá xuất khẩu của Hoa Kì?
A. Điện lực.
B. Khai thác.
C. Chế biến.
D. Năng lượng.
Câu 11: Liên bang Nga có đường biên giới trên đất liền dài khoảng
A. 30 000 km.
B. 50 000 km.
C. 40 000 km.
D. 20 000 km.
Câu 12: Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga nổi tiếng trên toàn thế giới về
A. mạng lưới đường bộ đô thị.
B. các cảng và tuyến đường sông.
C. hệ thống đường xe điện ngầm.
D. các tuyến đường sắt trên cao.
Câu 13: Phía bắc của vùng Trung tâm phát triển mạnh chăn nuôi bò, chủ yếu do có
A. sông nhiều nước.
B. đồng cỏ rộng.
C. gò đồi thấp.
D. đồng bằng rộng.
Câu 14: Tỉ lệ dân thành thị ở Hoa Kì, năm 2020 là bao nhiêu phần trăm?
A. 82,7%.
B. 78,5%.
C. 87,1%.
D. 79,9%
Câu 15: Tổng trữ năng thủy điện của Liên bang Nga tập trung chủ yếu trên các sông ở vùng
A. Xi-bia.
B. Viễn Đông.
C. núi U-ran.
D. Đông Âu.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho nền kinh tế Hoa Kì?
A. Có tính chuyên môn hoá cao.
B. Nền kinh tế có quy mô lớn.
C. Có nền kinh tế thị trường.
D. Phụ thuộc vào xuất, nhập khẩu.
Câu 17: Vùng kinh tế phát triển nhất của Liên bang Nga là
A. U-ran.
B. Viễn Đông.
C. Trung ương.
D. Trung tâm đất đen.
Câu 18: Các đảo của Nhật Bản từ Nam lên Bắc là
A. đảo Hô-cai-đô, đảo Xi-cô-cư, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.
B. đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Hô-cai-đô, đảo Xi-cô-cư.
C. đảo Xi-cô-cư, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.
D. đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư, đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.
Câu 19: Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?
A. Gió mùa.
B. Gió Tây.
C. Gió phơn.
D. Đông cực.
Câu 20: Lãnh thổ của Liên bang Nga
A. giáp Ấn Độ Dương.
B. có diện tích rộng nhất thế giới.
C. nằm hoàn toàn ở châu Âu.
D. liền kề với Đại Tây Dương.
Câu 21: Vùng phía Tây Hoa Kì phát triển mạnh hoạt động lâm nghiệp do có
A. nhiều dãy núi trẻ.
B. diện tích rừng lớn.
C. các bồn địa lớn.
D. cao nguyên rộng.
Câu 22: Trung tâm công nghiệp lớn nằm ở phía đông Liên bang Nga là
A. Ê-ca-ten-rin-bua.
B. Ma-ga-dan.
C. Ác-khan-ghen.
D. Nô-vô-xi-bi-ệc.
Câu 23: Các nông sản chính của Liên bang Nga là
A. lúa mì, củ cải đường.
B. lúa mì, khoai tây.
C. khoai tây, hướng dương.
D. củ cải đường, khoai tây.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Hoa Kì?
A. Người nhập cư đa số từ châu Âu.
B. Quy mô đứng thứ ba thế giới.
C. Hiện nay không còn dân nhập cư.
D. Dân số tăng nhanh do nhập cư.
Câu 25: Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?
A. Điện gió.
B. Điện mặt trời.
C. Nhiệt điện.
D. Điện địa nhiệt.
Câu 26: Người dân Hoa Kì chủ yếu sinh sống ở các
A. vùng ven đô thị.
B. đô thị vừa và nhỏ.
C. vùng nông thôn.
D. đô thị cực lớn.
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho nền kinh tế Hoa Kì?
A. Phụ thuộc vào xuất, nhập khẩu.
B. Có nền kinh tế thị trường.
C. Nền kinh tế có quy mô lớn.
D. Có tính chuyên môn hoá cao.
Câu 28: Chiếm trên 60% dân số Hoa Kì là thành phần dân cư có nguồn gốc
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. Mĩ Latinh.
Câu 29: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?
A. Lưu lượng nước nhỏ.
B. Sông nhỏ, ngắn, dốc.
C. Chủ yếu là sông lớn.
D. Lưu vực sông rộng.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Liên bang Nga?
A. Nằm ở bán cầu Bắc.
B. Giáp với Đại Tây Dương.
C. Giáp với Thái Bình Dương.
D. Nằm ở châu lục Á, Âu.
Câu 31: Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?
A. Điện gió.
B. Điện mặt trời.
C. Nhiệt điện.
D. Điện địa nhiệt.
Câu 32: Sản xuất công nghiệp Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Vùng đông bắc (ngành CN truyền thống); vùng phía Nam, ven TBD (ngành CN hiện đại).
B. Vùng đông bắc (ngành CN hiện đại), vùng Thái Bình Dương (ngành CN truyền thống).
C. Phía bắc (ngành CN hiện đại); phía Nam, ven Đại Tây Dương (ngành CN truyền thống).
D. Phía tây bắc (ngành CN hiện đại); vùng ven Thái Bình Dương (ngành CN truyền thống).
Câu 33: Mùa đông kéo dài, lạnh và có bão tuyết là đặc điểm khí hậu của
A. phía nam Nhật Bản.
B. phía bắc Nhật Bản.
C. ven biển Nhật Bản.
D. trung tâm Nhật Bản.
Câu 34: Dầu mỏ của Liên bang Nga tập trung nhiều ở
A. cao nguyên Trung Xi-bia.
B. đồng bằng Tây Xi-bia.
C. đồng bằng Đông Âu.
D. ven Bắc Băng Dương.
Câu 35: Nơi có nhiều thuận lợi cho trồng cây lương thực của Liên bang Nga là
A. đồng bằng Đông Âu.
B. phần phía Đông.
C. đồng bằng Tây Xi-bia.
D. đông Xi-bia.
Câu 36: Ngành nào sau đây tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu ở Hoa Kì?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Tiểu thủ công.
D. Ngư nghiệp.
Câu 37: Đất nước Nhật Bản có
A. đường bờ biển dài, có ít vùng vịnh.
B. nhiều dòng biển nóng, nhiều đảo.
C. ít vùng vịnh, nhiều dòng biển nóng.
D. vùng biển rộng, đường bờ biển dài.
Câu 38: Thành phần dân cư với số lượng đứng thứ hai ở Hoa Kì có nguồn gốc
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. Mĩ Latinh.
D. châu Phi.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng với nông nghiệp của Hoa Kì?
A. Nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh.
B. Các vành đai chuyên canh phát triển mạnh.
C. Hình thức tổ chức sản xuất là hộ gia đình.
D. Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Câu 40: Ích lợi của dân nhập cư đến Hoa Kì không phải chủ yếu là mang lại
A. nguồn tri thức.
B. nguồn vốn.
C. lực lượng lao động.
D. bản sắc văn hoá.
----------- HẾT ----------
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 11
Thời gian làm bài: phút
Câu 1: Đồng bằng sông Trường Giang khác với đồng bằng sông Hoàng Hà ở điểm việc trồng chủ yếu cây
A. lúa gạo.
B. đỗ tương.
C. lạc.
D. lúa mì.
Câu 2: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản phân bố nhiều nhất ở
A. ven biển Nhật Bản.
B. ven biển Ô-khốt.
C. trung tâm các đảo lớn.
D. ven Thái Bình Dương.
Câu 3: Cộng hòa Nam Phi nằm ở
A. phía tây châu Phi.
B. phía bắc châu Phi.
C. phía nam châu Phi.
D. phía đôngchâu Phi.
Câu 4: Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm nào dưới đây?
A. Địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn.
B. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ chạy dọc biên giới phía Tây.
C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, nhiều núi thấp.
D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và cao nguyên trải dài.
Câu 5: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là
A. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.
B. trở thành nước có GDP/người cao nhất trên thế giới.
C. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.
D. không xuất hiện tình trạng đói, tăng trưởng liên tục.
Câu 6: Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về loại khoáng sản nào sau đây?
A. Kim loại đen.
B. Kim loại màu.
C. Phi kim loại.
D. Năng lượng.
Câu 7: Nơi nào sau đây ở Trung Quốc không có trung tâm công nghiệp?
A. Núi cao.
B. Đồng bằng.
C. Bồn địa.
D. Ven biển.
Câu 8: Mũi Hảo Vọng trấn giữa tuyến đường nối hai đại dương nào sau đây với nhau?
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
D. Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 9: Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?
A. Đông Bắc và Hoa Bắc.
B. Đông Bắc và Hoa Trung.
C. Hoa Trung và Hoa Nam.
D. Hoa Bắc và Hoa Trung.
Câu 10: Cộng hòa Nam Phi là quốc gia
A. chỉ có người gốc Phi.
B. đa dạng về sắc tộc.
C. nam nhiều hơn nữ.
D. dân số châu Phi ít.
Câu 11: Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là
A. Kiu-xiu.
B. Xi-cô-cư.
C. Hô-cai-đô.
D. Hôn-su.
Câu 12: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Cộng hòa Nam Phi phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động?
A. Hóa chất.
B. Chế tạo máy.
C. Luyện kim.
D. Điện tử.
Câu 13: Hầu hết các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào
A. sản phẩm phục vụ trong nước.
B. tận dụng nguồn nguyên liệu lớn.
C. sử dụng khoa học - kĩ thuật cao.
D. tận dụng tối đa nguồn lao động.
Câu 14: Nhật Bản không phải là một đất nước
A. có hàng ngàn đảo nhỏ gần bờ.
B. quần đảo, trải ra hình vòng cung.
C. giàu có tài nguyên khoáng sản.
D. có 4 đảo lớn từ bắc xuống nam.
Câu 15: Các kiểu khí hậu nào sau đây chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
B. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
C. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
D. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
Câu 16: Các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc không phải là
A. đưa kĩ thuật mới vào sản xuất.
B. giao quyền sử dụng đất cho dân.
C. xây dựng mới đường giao thông.
D. phổ biến các giống thuần chủng.
Câu 17: Cao nguyên Trung tâm ở Cộng hòa Nam Phi có độ cao khoảng
A. 1500m.
B. 1800m.
C. 2000m.
D. 2200m.
Câu 18: Lãnh thổ Trung Quốc giáp với bao nhiêu quốc gia?
A. 15 nước.
B. 14 nước.
C. 13 nước.
D. 16 nước.
Câu 19: Đặc tính nào sau đây nổi bật đối với người dân Nhật Bản?
A. Tinh thần trách nhiệm tập thể cao.
B. Tập trung nhiều vào các đô thị.
C. Người già ngày càng nhiều.
D. Tuổi thọ dân cư ngày càng cao.
Câu 20: Đường kinh tuyến được coi là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là
A. kinh tuyến 1050Đ.
B. kinh tuyến 1500Đ.
C. kinh tuyến 1100Đ.
D. kinh tuyến 1000Đ.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Nhật Bản?
A. Đứng thứ 11 thế giới.
B. Gia tăng dân số thấp.
C. Là quốc gia đông dân.
D. Nhiều dân tộc cư trú.
Câu 22: Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh nào sau đây?
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
B. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
C. Lực lượng lao động kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
D. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
Câu 23: Dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản?
A. Đồi núi.
B. Bình nguyên.
C. Núi lửa.
D. Đồng bằng.
Câu 24: Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
B. Nam Đại Dương, Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương.
Câu 25: Nền công nghiệp Trung Quốc đã có những chuyển đổi nào dưới đây?
A. Nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế chỉ huy.
B. Nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C. Sản xuất hàng chất lượng sang chất lượng thấp.
D. Sản xuất công nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.
Câu 26: Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?
A. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu.
B. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đa dạng.
C. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
D. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.
Câu 27: Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là
A. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
B. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
C. dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở miền Đông.
D. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, ở mọi dạng địa hình.
Câu 28: Nhật Bản có các vật nuôi chính là
A. dê, bò, gà.
B. trâu, vịt, dê.
C. lợn, gà, trâu.
D. bò, lợn, gà.
Câu 29: Dân cư ở Cộng hòa Nam Phi tập trung chủ yếu ở vùng
A. tây bắc, đông bắc và tây.
B. đông bắc, tây và tây bắc.
C. đông bắc, đông và nam.
D. đông nam, tây và đông.
Câu 30: Hoạt động khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra chủ yếu ở
A. nội địa.
B. phía bắc.
C. phía nam.
D. ven biển.
Câu 31: Nhận định nào sau đây đúng với tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi?
A. Tiến hành công nghiệp muộn và kém phát triển.
B. Là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất ở châu Phi.
C. Tổng vốn FDI lớn hơn CH Công-gô và Ai Cập.
D. Tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
Câu 32: Nhật Bản không phải là nước có
A. địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. nhiều quặng đồng, dầu mỏ.
C. nhiều sông ngòi ngắn, dốc.
D. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
Câu 33: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Cộng hòa Nam Phi sử dụng nhiều lao động nhất đất nước?
A. Luyện kim.
B. Thực phẩm.
C. Chế tạo máy.
D. Hóa chất.
Câu 34: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Cộng hòa Nam Phi là
A. sản xuất ô tô.
B. thực phẩm.
C. hàng tiêu dùng.
D. khai khoáng.
Câu 35: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
A. Khí hậu ôn đới gió mùa.
B. Khí hậu ôn đới hải dương.
C. Khí hậu ôn đới lục địa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới.
Câu 36: Cộng hòa Nam Phi tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Nam Đại Dương.
Câu 37: Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?
A. Hoa Bắc.
B. Hoa Trung.
C. Hoa Nam.
D. Đông Bắc.
Câu 38: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Cộng hòa Nam Phi chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu hàng hóa sản xuất mỗi năm?
A. Sản xuất ô tô.
B. Thực phẩm.
C. Luyện kim.
D. Khai khoáng.
Câu 39: Trung tâm công nghiệp nào sau đây không nằm ở miền Đông Trung Quốc?
A. Cáp Nhĩ Tân.
B. Phúc Châu.
C. U-rum-si.
D. Thẩm Dương.
Câu 40: Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức
A. chuồng trại.
B. tự nhiên.
C. bán tự nhiên.
D. trang trại.
----------- HẾT ----------
Tham khảo đề thi Địa Lí 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)